Tổng hợp và phân tích toàn bộ thị trường tuần 29 thông qua các infographic để đem lại insights giá trị cho bạn đọc: Aptos mở rộng, The Merge sắp ra mắt, các AMM cạnh tranh khốc liệt.
- 1. Những token được thị trường chú ý nhất trong tuần 29
- 2. Những tin tức nổi bật trong các DeFi Category tuần 29
- Những dự án NFT được nhắc đến nhiều nhất trên Twitter
- Tổng quan giao dịch trên các blockchain phổ biến
- Tổng quan thị trường gọi vốn 6 tháng đầu năm 2022
- Tổng quan thị trường Crypto 6 tháng đầu năm 2022
- 3. Tổng quan AMM trên các hệ sinh thái DeFi
- 4. Những tin tức nổi bật trong các hệ sinh thái tuần 29
- Hệ sinh thái Aptos
- Hệ sinh thái Cardano
- Hệ sinh thái Solana
- Hệ sinh thái Avalanche
- Hệ sinh thái Ethereum
- 5. Đánh giá tổng quan thị trường tuần qua
- 6. Những điều đáng chú ý trong tuần tới
- 7. Tổng kết
1. Những token được thị trường chú ý nhất trong tuần 29
Tuần qua, EVMOS là token được chú ý nhất trên CoinGecko. Evmos Momentum Hackathon đã được tổ chứ vào ngày 18/07 với sự hợp tác cùng Huobi Incubator. Evmos cũng được tích hợp với AutoFarm Network, MathWallet, và CypherdWallet.
Dự án đã thông báo có lượng lớn EVMOS token airdrop chưa được claim với tổng giá trị hơn 150 triệu USD. Bất cứ ai từng sử dụng Ethereum trước năm 2021 đều đủ điều kiện nhận airdrop. Từ ngày 01/08 đến 30/09, số EVMOS token airdrop chưa được claim sẽ được thu hồi và chuyển vào community pool.
MATIC (Polygon) là token được chú ý nhiều thứ 2 trên CoinGecko. Vào ngày 20/07, Polygon đã giới thiệu Polygon zkEVM, giải pháp mở rộng layer-2 tương thích với máy ảo Ethereum (EVM) sử dụng công nghệ ZK Rollup. Các dự án xây dựng trên zkEVM sẽ được tích hợp với mạng Ethereum dễ dàng cùng chi phí thấp và tốc độ nhanh. Polygon zkEVM hiện mới chỉ công bố mã nguồn mở và sẽ sớm phát hành phiên bản Testnet cũng như Mainnet.
Optimism (OP) đứng thứ 3 trong bảng xếp hạng. Dự án đã tổ chức buổi gặp mặt cộng đồng Optimism ở Paris, Pháp từ ngày 18-23/07.
Có 6 token mới trong danh sách bao gồm TIME, CRTS, IXT, BOND, LYRA và ETC.
2. Những tin tức nổi bật trong các DeFi Category tuần 29
Những dự án NFT được nhắc đến nhiều nhất trên Twitter
Tuần trước, dự án NFT được nhắc tới nhiều nhất trên Twitter là Tezos. Đây là tuần thứ ba Tezos giành vị trí dẫn đầu liên tiếp với những hoạt động như:
- Tổ chức sự kiện Tez/Dev vào từ ngày 21-23/07 tại Paris, Pháp.
- Tài trợ và đưa NFT, Web3 vào nhiều dự án thể thao như Man of the match, Decathlon.
- Tezasia Hackathon được tổ chức bởi Tezos India.
- Hợp tác cùng ArtBasel, Feral File, Circa
- Co-Founde Tezos – Kathleen Breitman có buổi trò chuyện cùng BloombergCrypto về “The Macro Forces 2022” vào ngày 19/07.
Dự án Kiba Inu bất ngờ giành vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng, dù đứng vị trí thứ 7 vào tuần trước. Token của Kiba Inu là một loại meme coin, có thể giao dịch trên cả 2 cầu nối BSC và ETH.
Dự án được nhắc đến nhiều thứ 3 là StepN. Hiện StepN đang giveaway 5 hộp giày Ape Realm OG trên Twitter nhằm quảng bá sản phẩm và tăng số lượng người theo dõi. Khi Twitter của dự án đạt 700,000 lượt theo dõi, người chiến thắng sẽ được công bố.
Tổng quan giao dịch trên các blockchain phổ biến
Solana là blockchain có số giao dịch nhiều nhất với 85 tỷ USD nhờ khả năng thực hiện giao dịch nhanh cùng chi phí rẻ. Số giao dịch được thực hiện trên Solana nhiều gấp hơn 24 lần số giao dịch được thực hiện trên TRON blockchain ở mức 3.5 tỷ USD.
Ở vị trí thứ 3 là BNB Chain với 3.2 tỷ USD. Tuy ra mắt sau 2 năm nhưng số giao dịch được thực hiện trên BNB Chain đạt mức gần bằng TRON blockchain. Các blockchain theo sau bao gồm Polygon, Ethereum, Algorand, Harmony… cũng đang tăng tốc phát triển thời gian qua.
Tổng quan thị trường gọi vốn 6 tháng đầu năm 2022
Kể từ tháng 1/2022 đến tháng 6/2022, tổng cộng 1,120 thương vụ gọi vốn đã được công bố với tổng trị giá hơn 28.8 tỷ USD. Hầu hết các thương vụ đầu tư tập trung chủ yếu vào mảng GameFi, NFT và Metaverse. So với 6 tháng cuối năm 2021, số thương vụ gọi vốn và số vốn gọi thành công đã tăng khoảng 30%.
Trong danh mục CeFi, có 164 thương vụ gọi vốn với tổng giá trị khoảng 8.6 tỷ USD. Có 1 khoản đầu tư trị giá hơn 1 tỷ USD và 25 khoản đầu tư trị giá hơn 100 triệu USD. Hầu hết các thương vụ đều diễn ra từ sau vòng Series A hoặc IPO.
Đối với DeFi, 229 thương vụ gọi vốn đã diễn ra, thu về khoảng 2.4 tỷ USD. Hầu hết các thương vụ liên quan đến DeFi đều là thương vụ nhỏ, thể hiện sự quan tâm ngày càng ít từ các VCs và các nhà đầu tư lớn.
Các dự án Layer 1, Layer 2 và các mảnh ghép cơ sở hạ tầng cũng gọi vốn thành công 276 thương vụ với tổng giá trị gây quỹ là 11 tỷ USD. Đây là lĩnh vực nhận được nhiều sự chú ý từ các nhà đầu tư nhất. Có 33 thương vụ lớn hơn 100 triệu USD và 52 thương vụ lớn hơn 50 triệu USD. Những cái tên nổi bật trong danh sách bao gồm Near Protocol, Aptos, Optimism, Starkware…
Danh mục có số thương vụ gọi vốn cao nhất là GameFi, NFT và Metaverse với 309 thương vụ, chiếm 20% tổng giá trị thị trường gọi vốn với 5.4 tỷ USD. Trong đó, chỉ mình Epic Games đã gọi vốn thành công 2 tỷ USD trong tháng 4/2022. Đây là danh mục nhận được nhiều sự quan tâm hơn DeFi nhưng ít hơn cơ sở hạ tầng/ CeFi. Các thương vụ được gọi vốn với giá trị thấp, thường ở những giai đoạn đầu của dự án (trước Series A).
Các quỹ lớn cũng thực hiện huy động tiền nhằm mở rộng cơ hội đầu tư. Tổng cộng 27 thương vụ được thực hiện với số tiền thu được lên tới hơn 14 tỷ USD. Mỗi vòng gọi vốn trung bình có giá trị khoảng 500 triệu USD. Quỹ đầu tư a16z, Haun Ventures, J◎e McCann, Pantera Capital và Electric Capital đều gọi vốn thành công hơn 1 tỷ USD. Có 20/27 thương vụ diễn ra vào tháng 3/2022 và tháng 4/2022.
Tổng quan thị trường Crypto 6 tháng đầu năm 2022
Tình hình kinh tế vĩ mô chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử khi nguồn cung dầu giảm gây ra tình trạng giá cả hàng hóa gia tăng và tăng trưởng kinh tế suy giảm. Thị trường chứng khoán ở Mỹ chứng kiến sự suy giảm mạnh khi chỉ số S&P 500 nửa đầu năm 2022 giảm 20.6%, mức giảm mạnh nhất hơn 50 năm qua kể từ những năm 1970. Hiện FED đang thực hiện chính sách tăng lãi suất nhằm thắt chặt tiền tệ và kiểm soát lạm phát.
Thị trường crypto cũng trải qua những ngày ảm đạm khi nhiều tổ chức lớn buộc phá sản như 3AC, Celsius, Voyager… Giá Bitcoin cũng giảm 57.8%, kéo theo vốn hóa toàn thị trường giảm 70% kể từ ATH (tương đương hơn 2,000 tỷ USD).
Nhiều dự án bị hacker tấn công với tổng thiệt hại khoảng 1.6 tỷ USD. Trong đó, các dự án EVM Compatible chiếm tới 52.4% các dự án bị tấn công. Các Alt-L1 dần bộc lộ những hạn chế khi đánh đổi bảo mật và tính phi tập trung để lấy khả năng mở rộng cùng chi phí rẻ. Những câu chuyện xung quanh chủ đề “tăng hiệu suất của blockchain” vẫn sẽ là một trong những câu chuyện chính cho mùa bull run tiếp theo.
Thị trường DeFi cũng cho thấy dấu hiệu suy thoái khi TVL tổng cộng của cả thị trường đi ngang suốt Q1/2022. Vốn hóa thị trường stablecoin cũng sụt giảm gần 50 tỷ USD so với mức ATH. Hiện thị trường DeFi chỉ tập trung vào một vài chain hàng đầu như Ethereum và BSC.
Thị trường NFT chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ khi cả số lượng giao dịch và giá giao dịch đều tăng đáng kể. Nhiều dự án cũng bắt đầu tích hợp NFT vào sản phẩm của mình như Arbitrum, Zapper, Uniswap…
Tóm lại, thị trường crypto đã rơi vào tình trạng giảm sâu trong bối cảnh chung của thị trường tài chính và có khả năng sẽ tiếp tục giảm trong nửa sau của năm 2022.
3. Tổng quan AMM trên các hệ sinh thái DeFi
Sushiswap: Cross-Chain AMM
Vào ngày 21/07, Sushi ra mắt cross-chain AMM với tên gọi SushiXswap, được xây dựng trên công nghệ cầu nối của Stargate. Điều này đánh dấu một cột mốc trong quá trình phát triển AMM của Sushi.
Trước đó, vào tháng 5/2021, Sushi đã lên kế hoạch xây dựng blockchain riêng mang tên Sushichain nhằm tổng hợp thanh khoản từ nhiều chuỗi khác nhau. Dù vậy, ý tưởng này nhanh chóng bị bỏ ngỏ.
Thời gian sau, nhiều giao thức cross-chain swap được phát triển như Synapse (cross-chain thanh khoản cho stablecoin), Chainhop (cross-chain swap xây dựng trên cBridges), VarenX (cross-chain swap xây dựng trên Ren Protocol). Dù vậy, chưa có giao thức nào thống trị mảng cross-chain swap tính đến thời điểm hiện tại. Đây chính là cơ hội cho Sushi.
Tuy nhiên, việc xây dựng trên Stargate sẽ khiến Sushi khó tự chủ về công nghệ và phụ thuộc vào Stargate trong dài hạn.
Uniswap: The Fee Switch
Tuần trước, cộng đồng Uniswap đã đề nghị thử nghiệm hoạt động thu phí cho giao thức. Một cuộc tranh cãi đã diễn ra gay gắt khi một nhóm đồng ý thu phí để tăng giá trị cho người nắm giữ token UNI, nhóm khác cho rằng không nên thu phí vì nó sẽ ảnh hưởng đến các bể thanh khoản (liquidity pools).
Một thành viên XGems nhận định rằng, Uniswap Protocol không nên thu phí vì nó mang lại cơ hội cho những AMMs khác thu hút LPs. Thay vào đó, Uniswap Labs cần xây dựng sản phẩm khác giúp gia tăng lượng thanh khoản đã có của Uniswap Protocol và thu phí dịch vụ cho sản phẩm này. Điều này sẽ giải quyết được vấn đề gia tăng giá trị cho người nắm giữ token UNI.
Curve: The New Stablecoin
Ngày 21/07, Michael Egorov, nhà sáng lập của Curve đã xác nhận sẽ cho ra mắt Stablecoin cho Curve Finance trong một buổi phỏng vấn với SCB 10X. Stablecoin này sẽ hoạt động theo cơ chế thế chấp (over-collateralized) tương tự như DAI.
Như vậy, mảng stablecoin lại thêm một cái tên mới. Curve Wars sẽ thay đổi cục diện khi Curve có stablecoin riêng. Việc direct emission sẽ trở nên cạnh tranh hơn.
Những nhà phát hành stablecoin không nắm quyền biểu quyết emission sẽ khó thu hút thanh khoản. Trong khi đó, các nhà phát hành stablecoin nắm quyền biểu quyết như Frax (qua convex), MIM (mCRV), DOLA (qua Yearn) có thể có lợi thế khi trực tiếp direct emission vào pools của họ.
Ví dụ của DOLA cho thấy rõ nhất về việc tăng thanh khoản, khi nguồn cung của DOLA và thanh khoản DOLA3POOL nhanh chóng tăng trở lại từ khi Yearn Fed ra mắt.
Với việc ra mắt này, Curve có thể dùng stablecoin của mình để làm base pair thay vì 3pool (USDC-USDT-DAI). DAI sẽ cần thay đổi chiến lược và chuẩn bị sở hữu veCRV để duy trì thanh khoản của DAI trên Curve. Để sở hữu veCRV, MakerDAO có thể phát hành mkrCRV đúng như proposal 3 tháng trước của monet supply.
Trước đó, DAI cũng chịu sự cạnh tranh khi Aave, đối tác D3M của MakerDAO ra mắt stablecoin GHO và Compound cũng muốn phát hành stablecoin CASH. Bởi vậy, DeFi sắp tới sẽ có rất nhiều stablecoin khác nhau. Tình trạng này khá giống với ý tưởng “Every Company Will Be a Fintech Company” của A16Z ở thị trường fintech truyền thống. Trong tương lai, có lẽ nào mỗi giao thức DeFi sẽ phát hành stablecoin riêng của mình?
4. Những tin tức nổi bật trong các hệ sinh thái tuần 29
Hệ sinh thái Aptos
Dù mới chỉ ra mắt không lâu, Aptos đã sở hữu cộng đồng lớn mạnh với 23 dự án được phát triển, trải dài trên nhiều phân khúc khác nhau như Yield Optimizers, Aggregator, Derivative…
Đáng chú ý, Aptos cũng ra mắt nền tảng cho phép đặt tên miền Aptos Name Service, tương tự nền tảng Ethereum Name Service đã làm mưa gió trên thị trường thời gian qua.
Hệ sinh thái Cardano
Tính đến thời điểm hiện tại, Cardano đã trải qua 3 đợt hard fork từ Byron sang Shelley, Mary và Alonzo. Shelley giúp Cardano tích hợp Proof-of-Stake vào hệ sinh thái của mình. Mary cho phép Cardano trở thành một sổ cái đa tài sản (multi-asset ledger). Với Alonzo, Cardano trở thành một nền tảng nơi các nhà phát triển có thể tạo ra dApps và NFTs.
Đợt hard fork Vasil dự kiến diễn ra vào cuối tháng 6/2022, nhưng vì một số lỗi kỹ thuật, Vasil đã được dời lại cuối tháng 7/2022. Vasil hỗ trợ Cardano tương tác giữa các sidechain của Cardano.
Biểu đồ bên dưới thể hiện phản ứng giá của token ADA sau mỗi đợt hard fork. Sau Shelley và Mary, giá của ADA đã có sự tăng trưởng khá rõ rệt nhưng với Alonzo, giá của ADA đã có sự suy giảm đều.
Hệ sinh thái Solana
Trong phân khúc DeFi, đã có 64 dự án phát triển trên hệ sinh thái Solana. Trong đó, lĩnh vực quản lý vốn/aggregator chiếm số lượng nhiều nhất với 13 dự án. Phân khúc AMM và Lending/Borrowing cũng nhận được nhiều sự quan tâm khi sở hữu 12 dự án mỗi phân khúc.
Những dự án nổi bật có thể kể đến trên Solana là Raydium, Saros, Phantom Wallet, USDC… Coin98 Wallet cũng là một trong những dự án phát triển trên Solana.
Hệ sinh thái Avalanche
Nhìn chung trong bear market, đa số các hệ sinh thái đều “ảm đạm”, các hoạt động của dự án trong hệ sinh thái cũng giảm đi đáng kể. Tuy nhiên, đây là giai đoạn rất phù hợp để các blockchain foundation có thể chuẩn bị nền tảng tốt hơn cho đợt bull run sắp tới.
Những con số nổi bật hệ Avalanche
- TVL giữ vững ở mốc $3B, xét theo giá trị $ thì đã giảm đáng kể so với 5/2022. Tuy nhiên, nếu xét theo số lượng AVAX thì con số này có sự tăng trưởng so với đầu năm 2022.
- Avalanche là một trong số 5 blockchain L1 tạo ra nhiều doanh thu phí giao dịch nhất trong tuần qua (con số này chưa tính các subnet), tuy nhiên hiện tại phí từ subnet không đáng kể, và số phí được tạo ra vẫn còn sự cách biệt lớn với BNB Chain.
- Tổng cung USDC native trên Avalanche đạt mức 1.54 tỉ, tăng gần 8% so với thời điểm 20/6, cũng đồng nghĩa tiệm cận mức ATH cũ. Điều này thể hiện dòng vốn rút ra khỏi hệ Avalanche không quá nhiều và có thể tăng trưởng trở lại trong thời gian tới.
Avalanche Foundation ra mắt ví Core Browser
Nhìn chung trên thị trường đã có rất nhiều ví phi tập trung nổi bật như Metamask, Trust, Coin98. Tuy nhiên, thị trường ví vẫn còn thu hút rất nhiều tay chơi. Lý do lớn nhất khiến các Foundation phát triển ví có thể là để tạo nên chân kiềng vững chắc cho hệ sinh thái của họ.
Ví Core của Avalanche cũng có những tính năng cơ bản như Swap, Lưu trữ, tích hợp Web3 Dapp Browser. Tuy nhiên họ sẽ hỗ trợ các dự án trên hệ Avalanche tốt hơn, hỗ trợ tính năng thanh toán qua thẻ, tích hợp BTC Bridge,…
Dự án trên hệ Avalanche
- TraderJoe: Chuẩn bị giới thiệu Liquidity Book (Joe v2), thưởng $35 triệu cho JOE staker
- Pangolin: Ra mắt Pangolin v2 Beta trong đó chủ yếu cập nhật về giao diện, thêm tính năng Limit-Order, theo dõi Portfolio,…
- BenQi: Đánh dấu cột mốc lớn khi sAVAX (Stake AVAX được phát hành bởi BenQi) được chấp nhận làm tài sản thế chấp của Aave
- Yeti Finance: Công bố dự án Ragnar Finance, protocol mới được xây trên Yeti Finance cho phép boosted yield và các quyền lợi khác
- Chainlink trở thành oracle phủ sóng toàn diện trên Avalanche
Hệ sinh thái Ethereum
Sự kiện Merge ETH dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 9/2022. Nếu thành công, đây sẽ là một yếu tố thúc đẩy Ethereum phát triển trong bối cảnh lạm phát giảm về mức 0.22%/năm. Tại sự kiện ETHCC vừa qua, Vitalik Buterin cũng tiết lộ chi tiết các sự kiện lớn sau The Merge:
- The Merge: Chuyển đổi 100% sang POS
- The Surge: Gia tăng khả năng mở rộng cho Rollups qua Sharding
- The Verge: Optimized lưu trữ dữ liệu, giảm kích thước node
- The Purge: Giảm dung lượng ổ cứng cần thiết cho Validators.
- The Splurge: Nâng cấp cho đến khi ETH hoạt động trơn tru.
5. Đánh giá tổng quan thị trường tuần qua
Thị trường đã trải qua 8 tháng ảm đạm kể từ tháng 11/2021. Nhiều tổ chức lớn đã bị sụp đổ như Celsius, 3AC, Terra… Nhiều nhà đầu tư cũng bán lượng lớn Bitcoin của mình bao gồm:
- Luna Foundation Guard bán 80,393 Bitcoin.
- Tesla bán 75% BTC tại giá break even (khoảng 29,060 Bitcoin).
- Các quỹ Purpose BTC ETF bị thanh lý (khoảng 24,510 USD).
- Các công ty đào Bitcoin buộc phải bán BTC để duy trì hoạt động (khoảng 14,600 Bitcoin).
Hầu hết những người muốn bán hay buộc phải bán Bitcoin đều đã bán. Dự kiến trong 3 tháng tới (tháng 8-9-10) sẽ là thời điểm tích lũy cho cả thị trường. Có khả năng Bitcoin sẽ tăng giá vào cuối năm nay.
Về ngắn hạn, thị trường đã có sự phục hồi nhất định và kỳ vọng Bitcoin sẽ tiếp tục hồi về những vùng quan trọng khi FED thông báo việc thay đổi lãi suất vào ngày 27/07.
6. Những điều đáng chú ý trong tuần tới
- Ngày 25/07: TAO token sẽ được mở bán IDO trên Poolz. Fusotao Protocol là giao thức xác minh dành cho các hệ thống khớp lệnh.
- Ngày 25/07: AURA token sẽ được mở bán IDO trên Impossible Finance. Aura Network là nền tảng Layer-1 blockchain tập trung phát triển và mở rộng mảng NFT, tối đa hóa việc sử dụng NFT trên các ngành công nghiệp khác nhau.
- Ngày 27/07: WOMBAT token sẽ được mở bán IDO trên Polkastarter. Wombat là thị trường trò chơi NFT, cho phép người chơi tham gia và sở hữu NFT trong game.
7. Tổng kết
Thị trường thời gian qua khá sôi động khi các dự án liên tiếp ra mắt sản phẩm mới và đẩy mạnh hoạt động quảng bá sản phẩm của mình. Các hệ sinh thái cũng có nhiều hoạt động phát triển và nhiều stablecoin được ra mắt. Điều này cho thấy thị trường vẫn đang tích cực hoạt động để chuẩn bị cho mùa bull run tiếp theo.