Chicken Bonds là một cách triển khai incentive dựa trên cơ chế bonding mới, do Liquity đề xuất. Chicken Bonds giúp cho các dự án bootstrapping liquidity và xây dựng thanh khoản thuộc sở hữu giao thức (POL).
1. Chicken Bonds là gì?
Chicken Bonds là một cách triển khai incentive dựa trên cơ chế bonding mới, do Liquity đề xuất. Chicken Bonds giúp cho các dự án bootstrapping liquidity và xây dựng thanh khoản thuộc sở hữu giao thức (POL).
Triển khai đầu tiên của Chicken Bonds là LUSD của Liquity – một CDP protocol tương tự như Maker DAO. Trong tương lai (2023), Chicken Bonds sẽ mở rộng để các dự án khác tham gia (POLaaS).
2. Các khái niệm liên quan Chicken Bonds
Ý tưởng cơ bản
Chicken Bonds khuyến khích người dùng bonding underlying assets (tài sản cơ bản) như LUSD để nhận lại ưu đãi nhất định trong tương lai, ví dụ, 10-15% APR.
Để hạn chế rủi ro cho người dùng, giao thức cam kết người dùng có thể claim và redeem một phần underlying assets (LUSD) bất cứ lúc nào họ muốn, nhưng với điều kiện một phần vốn của người dùng được chia cho giao thức (POL) và các khoản phí liên quan đến việc bonding và redeem (Chicken Out).
Vì vậy, trên thực tế người dùng sẽ cần chờ một khoảng thời gian (1-3 tháng) để đạt đến điểm hòa vốn. Người dùng cần giữ tiền trong protocol qua mức thời gian đó thì mới có thể bắt đầu kiếm lợi nhuận. Nếu người dùng rút tiền trước thời điểm hòa vốn, họ sẽ lỗ.
Trong mô hình Chicken Bonds có ba hành động trong giao thức mà người dùng cần nắm:
- Bonding: Người dùng bonding LUSD (hành động này có thể hiểu là mua bond), vì mỗi vị thế trái phiếu là duy nhất, giao thức sử dụng các NFT để đại diện quyền kiểm soát trái phiếu/underlying assets. Các NFT này tích lũy số dư ảo bLUSD theo thời gian, càng giữ lâu, số dư bLUSD của người dùng càng tăng. Các NFT này là các trái phiếu không lãi suất, không có thời gian đáo hạn, người dùng có thể claim bond ra số dư bLUSD bất cứ lúc nào họ muốn.
- Chicken in: Hành động người dùng claim số dư bLUSD ảo trên các NFT để nhận bLUSD về ví. Mặc dù người dùng có thể claim bond bất cứ lúc nào, nhưng sẽ có một mức phí để mua bond, thực tế, người dùng mua bond rồi claim ngay lập tức sẽ bị lỗ, nên họ sẽ chờ cho số dư bLUSD tăng tối thiểu đến mức hòa vốn.
- Chicken out: Hành động người dùng redeem bLUSD thành underlying assets LUSD.
Các token liên quan trong mô hình:
- LUSD: Over-collateral stablecoin của Liquity, được mint bằng cách thế chấp ETH.
- Bond Position: Một NFT đại diện cho số dư ảo bLUSD của người dùng khi bonding LUSD, số dư ảo sẽ tăng theo thời gian theo một đường cong xác định trước. NFT này có chuẩn ERC721, tương tự như LP của UniswapV3.
- bLUSD: Một sản phẩm phái sinh của bLUSD, token này có chuẩn ERC20, giá trị của nó được liên kết với LUSD và có xu hướng tăng theo thời gian.
3. Cách hoạt động của Chicken Bonds
Như đã giới thiệu ở phần trên, giao thức có 3 hành động chính là Bonding, Chicken In và Chicken Out. Underlying asset LUSD của người dùng sẽ được luân chuyển đến các bucket khác nhau tùy thuộc hành động của người dùng.
Giao thức sẽ có 3 bucket bao gồm: pending bucket, reserve bucket và permanent bucket. Tác giả sẽ trình bày rõ hơn sự luân chuyển của underlying assets dựa trên hành động của người dùng.
Khi người dùng bonding LUSD, chúng sẽ ở dạng pending bucket và tất cả LUSD của người dùng tạm thời nằm dưới sự kiểm soát của giao thức. Tất cả LUSD được deposit vào Stability Pool của Liquity để kiếm lợi nhuận từ LQTY emissions và lợi nhuận từ việc thanh lý các vị thế nợ có thể chấp của Liquity. Tất cả được convert tự động thành LUSD thông qua B Protocol.
⇒ Phí bonding LUSD cộng với tất cả lợi nhuận kiếm được từ pending bucket sẽ được chuyển về reserve bucket.
Khi người dùng Chicken In (claim bond), underlying assets (LUSD) sẽ được chuyển vào reserve bucket và permanent bucket tùy thuộc vào lượng cap đã được sử dụng.
Ví dụ:
Giả sử người dùng A bonding 10,000 LUSD và tỉ lệ bLUSD/LUSD trong hệ thống lúc đó là 1.6. Có thể hiểu, số lượng bLUSD tối đa mà người dùng có thể tích lũy được khi giữ bond là 6,250 bLUSD.
Cap (line đỏ) với Accrued boosted tokens (line xanh) chỉ tiệm cận nhau và không bao giờ cắt nhau, và line xanh luôn nằm dưới line đỏ. Có thể hiểu, giá trị Accrued boosted tokens luôn nhỏ hơn max cap và sẽ luôn có một phần vốn được chuyển permanent bucket thuộc sở hữu của giao thức (POL).
Trong trường hợp của A, số lượng bLUSD mà A nhận được sẽ nhỏ hơn 6,250 bLUSD (max cap)
Sau khi bonding, người dùng A quyết định giữ bond trong 6 tuần và sau đó quyết định chicken in (thời điểm t), số dư bLUSD tích lũy của A lúc này đã đạt 5,625 bLUSD (90% cap). Với tỉ giá 1.6, điều này tương đương 9,000 LUSD được chuyển vào reserve bucket (line vàng) và 1,000 LUSD (line đỏ) vào permanent bucket.
Lượng LUSD đi vào reserve bucket được dự trữ cho việc người dùng chicken out (redeem bLUSD ra LUSD) bất cứ lúc nào. Tuy nhiên để tối ưu vốn, số lượng LUSD này vẫn sẽ được đặt trong stability pool của Liquity để kiếm thêm yield cho người dùng. Lưu ý, khi chicken out sẽ tốn redeem fee, chúng sẽ được chuyển ngược lại vào reserve bucket.
Lượng LUSD còn lại đi vào permanent bucket, tất cả LUSD được chuyển vào bucket này thuộc quyền sở hữu của giao thức. Giao thức sẽ dùng lượng LUSD này để cung cấp thanh khoản cho cặp LUSD/bLUSD và xây dựng thanh khoản cho bLUSD hoặc deposit vào Yearn Curve vaults để xây dựng thanh khoản cho LUSD3CRV, stake LUSD3CRV LP token trên Convex để kiếm phần thưởng. Phần thưởng kiếm được từ permanent bucket sẽ được chuyển đổi thành LUSD và tích lũy vào reserve bucket.
Tổng quan, có 4 nguồn lợi nhuận tích luỹ cho reserve bucket, bao gồm:
- Pending bucket yield
- Permanent bucket yield
- Phí bonding
- Phí chicken out
Giá cả của bLUSD trong hệ thống được tính bằng công thức:
bLUSD_price = LUSD_reserve_bucket / boosted_token_supply
Với lợi nhuận tích lũy từ bốn nguồn kể trên, giá của bLUSD trong hệ thống không bao giờ có thể giảm, mà chỉ tăng lên theo thời gian.
4. Lợi ích cho người dùng
Người dùng có thể hưởng lợi từ hệ thống Chicken Bonds theo 2 cách chính dưới đây:
- Bonding LUSD
- Đầu tư bLUSD
Bonding LUSD
Người dùng bonding LUSD, giữ chúng trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó, chicken in và giữ bLUSD để hưởng lợi từ việc floor price bLUSD tăng lên. Sau đó, người dùng bán bLUSD trên thị trường thứ cấp (nếu có thanh khoản) hoặc chicken out để kiếm lợi nhuận, tùy thuộc vào điều kiện thị trường.
Ban đầu, người dùng bonding LUSD sẽ được nhận lại ERC721 token, đại diện cho vị thế của họ. Người dùng cần giữ vị thế này ít nhất vài tuần để tối đa hóa số lượng bLUSD mà mình có thể kiếm được, sau đó, chicken in để mint số lượng bLUSD tích lũy được.
Giá bLUSD/LUSD sẽ tăng lên theo thời gian do được tích lũy lợi nhuận từ protocol fee và chiến lược đầu tư khác nhau. Đến thời điểm t nào đó, sẽ tới điểm hoàn vốn. Sau đó, người dùng tiếp tục giữ bLUSD để kiếm lợi nhuận. Đường cong lợi nhuận của việc bonding LUSD được miêu tả như hình bên dưới.
Đầu tư bLUSD
Vì giá bLUSD có thể tăng dần theo thời gian, người dùng có thể mua bLUSD trên các thị trường thứ cấp và chờ giá bLUSD tăng dần.
Tuy nhiên, người dùng cần cân nhắc thanh khoản của bLUSD cũng như floor price bLUSD trong hệ thống để có khoản đầu tư thích hợp.
Chicken Bonds Flywheel
Có thể hình dung tổng quan mô hình hoạt động của Chicken Bonds như sau: Khi người dùng deposit LUSD vào giao thức, tiền của người dùng sẽ chia làm ba phần chính:
- Phần lớn số tiền sẽ được giao thức deposit vào các DeFi protocol để thu lợi nhuận. Lợi nhuận này sẽ được phân phối lại cho người dùng. Ở phía người dùng, họ có thể rút phần vốn này cộng với lợi nhuận tích lũy bất cứ lúc nào họ muốn.
- Một phần nhỏ số tiền của người dùng thuộc về giao thức.
- Phần còn lại được giao thức thu lấy dưới dạng phí giao thức (bonding fee và redeem fee) và được phân phối lại cho những người tham gia trước
Để khoản đầu tư bắt đầu sinh lời, người dùng cần chờ lợi nhuận tích lũy (yield + protocol fee) cover được tổng chi phí đã bỏ ra.
Nhìn chung, những người gia nhập và chicken in sớm sẽ thu được lợi nhuận chủ yếu từ lợi tức của những người đang bonding, bao gồm phí bonding và yield từ stability pool. Trong trung và dài hạn, yield của Chicken Bonds sẽ phụ thuộc vào source yield mà giao thức đã triển khai.
5. Lưu ý và các rủi ro của Chicken Bonds
Trong ngắn hạn, yield của bLUSD phụ thuộc vào số lượng vốn mới tham gia vào giao thức. Trong trung hạn, nguồn lãi suất phụ thuộc vào các chiến lược và source yield mà giao thức triển khai.
Tuy nhiên, về bản chất, mọi thứ vẫn không có nhiều thay đổi, nguồn yield khai thác chính vẫn đến từ emissions nên không bền vững. Tuy nhiên, với POL được tích lũy từ Permanent bucket, giao thức có thể triển khai các chiến lược khác nhau có lợi cho mình chứ không chỉ dừng lại ở việc hoạt động như một yield aggregator.
Mô hình định giá bTokens của Chicken Bonds quyết định bao nhiêu underlying assets được chuyển vào Permanent bucket và trở thành tài sản được giao thức sở hữu. Tỉ lệ này quá cao sẽ đồng nghĩa việc thời gian hoàn vốn của người dùng kéo dài. Điều này sẽ không thu hút được người dùng, nếu tỉ lệ quá thấp thì POL tích lũy được quá thấp và không đáng kể.
Ngoài ra, các khoản phí như bonding và redeem cũng cần thiết kế hợp lý. Nếu phí cao thì flywheel sẽ vận hành trơn tru hơn, thời gian hoàn vốn nhanh và yield cơ bản cao, thu hút được nhiều người dùng mới, nhưng nó lại biến thành một ponzi scheme khi thu nhập của người đến trước là phí do người đến sau chi trả. Nếu phí quá thấp, Chickens Bonds sẽ hoạt động kém hiệu quả và flywheel rất khó xảy ra.
Giao thức có thể nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng cách deposit LUSD dự trữ trong reserve bucket vào các lending protocol hoặc stability pool của Liquity để kiếm thêm yield. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến hệ thống tiếp xúc với nhiều rủi ro hơn.
6. Tổng kết
Chicken Bonds giới thiệu một hình thức bonding mới mang tính sáng tạo, đồng thời mang lại lợi suất cao cho những người nắm giữ LUSD. Tuy nhiên, bản thân Chicken Bonds vẫn có những ưu và hạn chế nhất định. Người dùng cần tìm hiểu kỹ càng trước khi sử dụng.