Dạo gần đây từ khóa “DeFi 2.0” nổi lên như một hiện tượng cùng với sự tăng trưởng phi mã của một vài token như OHM, SPELL,… Vậy DeFi 2.0 là gì? Vì sao lại nói DeFi 2.0 có khả năng thay đổi toàn bộ DeFi hiện nay? Và ta sẽ cần chuẩn bị những gì cho con sóng khổng lồ sắp tới?
- 1. DeFi 2.0 là gì?
- 2. Những hạn chế của DeFi hiện tại
- 2. DeFi 2.0 – Giải pháp cho hạn chế của DeFi
- Tính thanh khoản – Yield
- Khả năng mở rộng – Scaling Solutions
- Tính tập trung – DAO
- Hiệu quả sử dụng vốn – Hạn chế tiếp theo được quan tâm
- 4. Capital Efficiency và khả năng đổi mới toàn bộ DeFi hiện tại
- 5. Chuẩn bị gì cho DeFi 2.0 với con sóng khổng lồ sắp tới?
- Nhìn vào hiệu quả sử dụng tài sản khi scan dự án
- Tìm kiếm những dự án đi đầu giúp cải thiện tính Capital Efficiency
- 6. Dự phóng về xu hướng DeFi 2.0
- 7. Tổng kết
1. DeFi 2.0 là gì?
Decentralized Finance (DeFi) là nền tài chính phi tập trung (hay tài chính mở), nhờ tận dụng sức mạnh của blockchain, DeFi đã giúp mọi người có thể truy cập và sử dụng các ứng dụng tài chính ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào mà không chịu sự chi phối bởi cá nhân, tổ chức tập trung quyền lực nào cả.
Tuy nhiên DeFi hiện nay còn khá nhiều hạn chế và như tên gọi, DeFi 2.0 là phiên bản nâng cấp của DeFi, giúp khắc phục những điểm yếu và tối ưu những lợi thế của DeFi hiện tại. Từ đó mở ra những tiềm năng cơ hội lớn cho những bên tham gia.
2. Những hạn chế của DeFi hiện tại
Để hiểu được những vấn đề mà DeFi 2.0 giải quyết thì trước hết ta phải biết các vấn đề của DeFi là gì, những hạn chế nổi bật của DeFi bao gồm:
- Khả năng mở rộng (Scalability): Phí gas đắt đỏ, thời gian chờ lâu gây ảnh hưởng lớn đến trải nghiệm người dùng.
- Thanh khoản (Liquidity): Thanh khoản được coi là máu của bất cứ thị trường giao dịch nào, và với DeFi, lượng thanh khoản nhìn chung còn thấp.
- Sự tập trung (Centralization): DeFi sẽ còn không ý nghĩa nếu như thiếu chữ De, tuy DeFi nhắm tới sự phi tập trung nhưng với nhiều dự án ở thời điểm hiện tại, quyền lực vẫn thuộc về một bộ phận nhỏ (vẫn còn tính Centralized).
- Tính bảo mật (Security): DeFi là một thị trường có rất nhiều rủi ro, việc bảo mật trong DeFi vẫn chưa thực sự nhận được nhiều quan tâm so với tầm quan trọng của chúng.
- Oracle Attack: DeFi phụ thuộc rất nhiều vào Oracle, tuy nhiên nhiều dự án vẫn không hiểu rõ và xem nhẹ việc lựa chọn Oracle để tích hợp. Kết quả là dự án phải chịu nhiều thiệt hại từ các vụ tấn công liên quan.
- Hiệu quả sử dụng vốn (Capital Efficiency): DeFi với nhiều đột phá từ công nghệ đã giúp người dùng sử dụng vốn một cách hiệu quả hơn, tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, có một lượng lớn tài sản vẫn chưa được tận dụng mở ra nhiều tiềm năng phát triển mới cho DeFi.
2. DeFi 2.0 – Giải pháp cho hạn chế của DeFi
Thực ra DeFi 2.0 đã bắt đầu từ khi người dùng và dự án nhận thấy những điểm hạn chế của DeFi và phát triển các giải pháp liên quan. Mỗi giải pháp của những hạn chế nổi bật tạo ra những con sóng tăng trưởng mạnh mẽ vì đó là những thứ mà thị trường cần.
Ta cùng điểm lại những giải pháp của góp phần lớn cho sự phát triển của DeFi 2.0.
Tính thanh khoản – Yield
Để giải quyết vấn đề thanh khoản, hay nói một cách khác là thu hút người dùng và dòng tiền mới tới DeFi, phương pháp đơn giản nhất là giúp họ có được lợi nhuận (yield). Những dự án x10 x100, những bãi farm với APY lên đến hàng chục nghìn, những airdrop khủng trị giá hàng nghìn cho tới chục nghìn đô, tất cả đều góp phần onboard người dùng mới và tạo nguồn thanh khoản cho thị trường.
Anh em tham gia Crypto có phải do một trong những lý do trên không?
Khả năng mở rộng – Scaling Solutions
Chắc hẳn với người dùng DeFi, đặc biệt là với những anh em mới tham gia thị trường, việc tương tác với mạng lưới Ethereum là cả một vấn đề. Phí giao dịch đắt đỏ và thời gian chờ đợi lâu đã khiến rất nhiều người chùn bước khi muốn trải nghiệm DeFi.
Khổ một nỗi là DeFi lại có nhiều cơ hội và có sức hút lớn, vậy làm thế nào để người dùng có thể vừa trải nghiệm DeFi mà lại không phải chịu những hạn chế liên quan đến vấn đề mở rộng của Ethereum?
⇒ Đây là lúc các layer 1 khác lên ngôi.
Không phải ngẫu nhiên dòng tiền đổ sang BSC, Polygon và Solana, các chain này cung cấp những thứ người dùng cần trong lúc họ cần nhất. Giải pháp giúp khắc phục vấn đề về scalability là nguyên nhân cho con sóng tăng trưởng tiếp theo.
Tính tập trung – DAO
Ta cùng bắt đầu với case của Uniswap, dự án đã có đề xuất bán một lượng token UNI trị giá 20 triệu đô để làm quỹ cho “DeFi Education Fund” với mục đích lobby với các nhà làm luật. Tuy nhiên, điều đáng nói là cộng đồng Uniswap gần như không biết về đề xuất này mãi cho đến ngày cuối, và kể cả đã có người phán ứng thì số vote “Yes” là quá lớn, chứng tỏ mức độ Centralized trong việc quản trị của Uni.
Chúng ta đến với DeFi ngoài việc tìm kiếm nguồn lợi nhuận thì phần khác cũng là bởi sự tự do và không phải phụ thuộc vào các bên thứ ba. Tuy nhiên, có rất nhiều dự án hiện tại vẫn bị kiểm soát bởi một nhóm nhỏ, từ đó làm mất dần niềm tin của người dùng với DeFi.
Để giải quyết vấn đề này, các dự án DeFi ngày càng được phát triển với mục tiêu đặt tính Decentralized lên hàng đầu. Các tổ chức tự trị phi tập trung (DAO), nơi bất kỳ ai cũng có quyền biểu quyết cho sự phát triển chung, cũng đã ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian qua.
Hiệu quả sử dụng vốn – Hạn chế tiếp theo được quan tâm
DeFi có tốc độ phát triển rất nhanh, ở thời điểm viết bài, tổng giá trị tài sản khóa đã lên tới hơn 205 tỷ đô và tiếp tục có xu hướng tăng.
Tuy nhiên vấn đề lớn hiện tại của DeFi là hầu hết số tài sản đó đều chỉ nằm yên và không được tận dụng, ta có thể kể đến như:
- AMM: Cho dù AMM được coi là cội nguồn thanh khoản của DeFi và thu hút rất nhiều TVL, nhưng hầu hết số tài sản được đưa vào không được tận dụng. Điều này đến từ thiết kế của AMM khiến thanh khoản không được tập trung.
- Lending: Tỷ lệ tối ưu tài sản cho vay (Utilization ratio) thấp, hay nói cách khác người cho vay nhiều hơn người vay.
- Aggregator: Người dùng sau khi gửi tài sản vào các Aggregator và nhận lại Agtoken thì số token đó không thể sử dụng để làm việc khác nữa.
- Và rất nhiều yếu tố khác khiến tài sản không được tối ưu: như model farming hiện tại, tài sản không được cho vào những pool tối ưu,…
Từ những vấn đề liên quan, các dự án đã bắt đầu phát triển sản phẩm phù hợp. Và đã có những cái tên đầu tiên thành công như Olympus DAO (OHM) hay Abracadabra (SPELL),… từ đó từng bước khởi động con sóng tiếp theo, con sóng của nhánh Capital Efficiency.
4. Capital Efficiency và khả năng đổi mới toàn bộ DeFi hiện tại
Không phải ngẫu nhiên mà mình nói rằng Capital Efficiency sẽ khởi đầu cho con sóng tăng trưởng lớn tiếp theo, đã có vài dấu hiệu khá rõ ràng bổ trợ cho ý kiến này.
Tiền được đổ vào quá nhiều: Các hệ sinh thái liên tục ra mắt các gói Ecosystem Fund để thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh thái. Số tiền đó không sớm thì muộn cũng phải được deploy. Ngoài việc giúp các dự án phát triển sản phẩm, một phần nhiều cũng sẽ được dùng để làm incentive thu hút người dùng đổ tiền vào hệ sinh thái.
Model hạn chế của Liquidity Mining: Chắc nhiều anh em không xa lạ gì với việc farm, các dự án khi mới ra mắt thường có chương trình Liquidity Mining để thu hút người dùng đến sử dụng sản phẩm. Tuy nhiên đây như là một con dao hai lưỡi, chương trình Liquidity Mining với incentive có thể thu hút được người dùng và tài sản trong ngắn hạn, nhưng gần như tất cả đều đi đến một cái kết: APY giảm ⇒ Farmer xả token ⇒ Dòng tiền chuyển đi.
Hạn chế là thế nhưng model này lại đang được sử dụng trong hầu hết các dự án DeFi mới ở thời điểm hiện tại. Từ đó tạo ra một dòng tiền xấu khi người dùng chỉ chú ý đến việc farm ⇒ xả ⇒ farm ⇒ xả, chứ không có ý định đóng góp cho sự phát triển của protocol.
TVL quá được coi trọng: Nguyên nhân của tình trạng trên là do chỉ số TVL (Tổng giá trị bị khóa) quá được coi trọng và gần như trở thành tiêu chuẩn của ngành, hầu hết người dùng chỉ để ý đến TVL mà không thực sự hiểu TVL là một chuyện, việc dự án có tận dụng được số TVL để tạo ra doanh thu là một chuyện khác.
⇒ Các sản phẩm mới được ra mắt đang dần thay đổi những định kiến trên và đã có các dự án đầu tiên thành công.
Các dự án tập trung vào Capital Efficiency sẽ cho DeFi khả năng:
- Tối ưu TVL: Khiến số tài sản được đưa vào các protocol được tận dụng hết mức có thể.
- Tạo ra dòng tiền tốt: Từ ví dụ của Olympus DAO (sẽ trình bày ở phần sau), khi hạn chế được dòng tiền xấu sẽ giúp dự án tăng trưởng bền vững hơn, cộng đồng cũng sẽ ủng hộ dự án nhiều hơn.
5. Chuẩn bị gì cho DeFi 2.0 với con sóng khổng lồ sắp tới?
Hy vọng những thông tin ở trên đã giúp anh em hiểu về bản chất của DeFi 2.0 và đâu sẽ là nhánh nhận được sự chú ý, cũng như dòng tiền trong thời gian tới. Các dự án về Capital Efficiency khả năng cao sẽ tạo một tiêu chuẩn mới cho ngành và ta nên chuẩn bị những kiến thức cần thiết để đón đầu con sóng này.
Nhìn vào hiệu quả sử dụng tài sản khi scan dự án
Thay vì chỉ để ý vào TVL, chúng ta nên tập trung vào việc cách mà dự án tận dụng số TVL đó. Mỗi một model dự án sẽ có một cách tối ưu TVL khác nhau và đây là tiêu chí mà ta cần đặc biệt chú ý.
Ví dụ: Ta có thể đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của AMM bằng chỉ số trading volume/TVL, với lending ta có thể đánh giá thông qua chỉ số Outstanding Loan/TVL….
Tìm kiếm những dự án đi đầu giúp cải thiện tính Capital Efficiency
Như đã nói ở trên, mỗi một model sẽ có cách tối ưu tài sản khác nhau, mình sẽ tổng hợp về các tên tuổi nổi bật hiện tại và cách mà chúng giúp tối ưu tính Capital Efficiency:
- Uniswap v3 (UNI): AMM đầu tiên tạo ra model giúp tập trung thanh khoản, từ đó có thể tối ưu hiệu quả của việc cung cấp thanh khoản lên rất nhiều lần
- Olympus DAO (OHM): Có cơ chế swap LP token để lấy trái phiếu (Bond), giảm tình trạng farm xả và tạo ra một nguồn thanh khoản bền vững
- Abracadabra (SPELL): Chấp nhận các yield token làm tài sản thế chấp để vay stablecoin MIM, mở ra một thị trường lending mới.
- Tokemak (TOKE): Giảm Impermanent Loss do protocol hoạt động như một market maker và điều hướng thanh khoản
- Curve (CRV) + Convex (CVX): Áp dụng Incentive + game theory để việc quản trị trong protocol diễn ra một cách tích cực và nguồn thanh khoản khổng lồ của Curve được sử dụng một cách hiệu quả hơn.
- Popsicle Finance (ICE): Giúp người dùng quản lý thanh khoản hiệu quả.
- Và còn rất nhiều model khác đang được triển khai.
Như anh em thấy, có rất nhiều cách để tối ưu tính Capital Efficiency và việc của chúng ta là tìm ra những dự án tập trung vào nhánh này và đo hiệu quả của chúng. Coin98 sẽ hỗ trợ anh em và sản xuất các bài viết về mô hình hoạt động của dự án dạng này trong thời gian tới để anh em có cái nhìn sâu hơn và là công cụ cho việc đánh giá cơ hội đầu tư.
6. Dự phóng về xu hướng DeFi 2.0
Phía dưới là một vài dự phóng của mình về DeFi 2.0:
- Các dự án về Capital Efficiency sẽ tạo ra tiêu chuẩn mới trong ngành, và yếu tố hiệu quả sử dụng TVL sẽ là một yếu tố quan trọng đi cùng TVL.
- Nhìn tổng quan hiện tại, số lượng dự án có sản phẩm hoạt động hiệu quả là chưa nhiều và đây cũng là cơ hội cho chúng ta. Sự thành công của các dự án như OHM, SPELL,… sẽ được coi là một chất xúc tác để thúc đẩy cho con sóng tiếp theo, từ đó giúp tối ưu hiệu quả sử dụng vốn của người dùng lên tầm cao mới.
- Những dự án đứng đầu khả năng cao sẽ giữ vững vị thế của mình, vì nguồn thanh khoản bây giờ được tận dụng hiệu quả và giảm tình trạng người dùng rút tài sản.
- Nhiều đột phá sẽ được tạo ra khi chúng kết hợp với nhau tương tự DeFi hiện nay.
- Capital Efficiency chỉ là một nhánh của DeFi 2.0, sẽ có những con sóng cho các hạn chế khác. Không phải mỗi hạn chế chỉ có một con sóng (hết sóng layer 1 thì tương lai vẫn có thể có sóng layer 2) và chúng không nhất thiết phải diễn ra độc lập với nhau.
7. Tổng kết
Lắp ghép được các mảnh ghép sẽ giúp chúng ta có một cái nhìn tổng quan và đưa ra được dự phóng cho những điều có thể xảy ra tiếp theo.
Hy vọng bài viết trên đã giúp anh em có cái nhìn đúng về DeFi 2.0 và hiểu được bản thân cần làm gì để chuẩn bị cho con sóng tới