DeFi Options Vaults (DOVs) – một giải pháp mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển của DeFi đặc biệt với sản phẩm Options. Cụ thể ra sao, anh em hãy cùng mình tìm hiểu ngay dưới đây
- 1. DeFi Options Vaults (DOVs) là gì?
- 2. Bài toán mà DOVs đặt ra và giải quyết?
- Tại sao các Options Protocol lại cần DOVs?
- Những lợi ích mà DOVs mang lại
- Các chiến lược thường được DOVs sử dụng
- 3. Một số DOVs Protocol hiện tại
- 4. Điều kiện cần và đủ cho sự phát triển của DOVs
- 5. Chúng ta có cơ hội đầu tư gì với sản phẩm này?
- 6. Tổng kết
Như anh em có thể thấy hiện nay, khi các DeFi Protocol ngày càng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu thì sự ra đời của các sản phẩm phức tạp là một điều tất yếu.
Do đó trong bài viết này, mình sẽ giới thiệu đến với anh em một trong những sản phẩm đó – DeFi Options Vaults (DOVs), là những Protocol được xây dựng để quản lý và tối ưu thanh khoản cho các nền tảng Options trên thị trường DeFi.
1. DeFi Options Vaults (DOVs) là gì?
Bối cảnh
Hợp đồng quyền chọn (Options) là một sản phẩm khá phức tạp ngay cả đối với thị trường tài chính truyền thống nơi có lịch sử phát triển lâu đời. Do đó, khi áp dụng mô hình Options truyền thống vào thị trường DeFi đã xảy ra khá nhiều vấn đề có thể kể đến như:
- Phân mảnh thanh khoản.
- Thanh khoản được sử dụng không tối ưu.
- Tốn kém quá nhiều chi phí để duy trì vị thế (đối với Traders).
- Thường gây ra những tổn thất nặng nề cho Options Writer (Liquidity Providers hay Market Makers) do tính chất “một chiều” của thị trường.
Ngay ở trên các sàn CEX, chúng ta cũng thấy rất ít sàn có sản phẩm liên quan tới Options do các hạn chế về nhu cầu cũng như thiết kế sản phẩm.
Theo dữ liệu mình thu thập được từ The Block, Open Interest đối với Options hiện tại chỉ đến chủ yếu từ sàn Deribit.
⇒ Sản phẩm Options rất khó để triển khai trên cả các sàn giao dịch tập trung lẫn trên DeFi. Đặc biệt là đối với DeFi khi thanh khoản ở trên thị trường này rất “mỏng”.
Do đó khi triển khai các DeFi Options Protocol chúng ta sẽ cần phải có những cách tiếp cận mới như Everlasting Options hoặc xây dựng một hệ sinh thái các sản phẩm xung quanh để bổ trợ như mô hình hoạt động của Opyn.
DeFi Options Vaults là gì?
Theo bối cảnh kể trên thì anh em có thể hiểu DeFi Options Vaults (DOVs) chính là các sản phẩm được xây dựng xung quanh Options Protocol chính để giải quyết các vấn đề mà DeFi Options gặp phải như mình đã đề cập bên trên.
Các DOVs sẽ tập trung giải quyết các vấn đề liên quan đến thanh khoản và hiệu quả sử dụng vốn cho các Options Writer (hay Liquidity Providers) trên các nền tảng Options như Opyn hay PsyOptions.
Kết quả là các Options Writers sẽ nhận được mức Yield cao hơn đồng thời hạn chế được tổn thất. Một cách hiểu đơn giản DOVs sẽ hoạt động như Yearn Finance ở mảng tối ưu Yield dựa trên các chiến lược đầu tư, nhưng sẽ hoạt động dựa trên các Options Protocol.
Mô hình hoạt động cơ bản của DOVs như sau:
- Đầu tiên Users sẽ gửi tài sản của mình vào trong Vaults của dự án.
- Sau đó Vault sẽ sử dụng tài sản đó để cung cấp thanh khoản (hay Write Options) trên các Options Protocol theo các chiến lược khác nhau.
- Ngoài ra, các Vaults này cũng sẽ được thiết kế để chọn các mức giá Strike và thời gian đáo hạn sao cho tối ưu nhất.
- Lượng Yield mà Vault thu được (chủ yếu là từ phí Options) sẽ được sử dụng để tái đầu tư giúp cho Users có lợi nhuận tối ưu nhất.
2. Bài toán mà DOVs đặt ra và giải quyết?
Tại sao các Options Protocol lại cần DOVs?
Như anh em đã biết, Hegic là một trong những dự án Options ra đời từ khá sớm. Tuy nhiên với việc thiết kế sản phẩm không hợp lý đi kèm không tích hợp các DOVs đã khiến cho nền tảng này hiện nay không còn là cái tên đáng chú ý nữa.
Thật vậy, TVL của Hegic đã sụt giảm hơn 10 lần từ mốc khoảng $150M xuống chỉ còn khoảng $14M tại thời điểm mình viết bài.
Ngoài ra với việc không có DOVs thì các Options Writers trên Hegic cũng đã chịu tổn thất nặng nề khi việc kiểm soát vị thế là khá khó khăn (điều này đã được mình đề cập trong bài viết về Everlasting Options).
Bên cạnh đó như anh em có thể thấy thị phần của Hegic đã giảm đi rất nhiều và gần như chiếm tỷ lệ không đáng kể tại thời điểm hiện tại. Và thị phần hiện nay đã được chiếm chủ yếu bởi Opyn và Ribbon (một sản phẩm DOVs được xây dựng trên Opyn).
Như anh em có thể thấy ở biểu đồ trên thì TVL của Ribbon và Opyn khá tương đồng với nhau ⇒ Khá nhiều thanh khoản của Opyn được quản lý thông qua Ribbon. Điều này cho thấy được tầm quan trọng của DOVs đối với một Options Protocol.
Áp dụng cách tiếp cận tương tự như hệ sinh thái của Opyn, PsyOptions – một nền tảng Options trên hệ sinh thái Solana đã có những sản phẩm DOVs được xây dựng xung quanh protocol chính như Friktion, Tap Finance và Katana.
Những lợi ích mà DOVs mang lại
Đầu tiên, DOVs mang lại một lượng “Organic Yield” rất lớn cho users. “Organic Yield” ở đây anh em có thể hiểu là lượng Yield được sinh ra từ các hoạt động tạo ra doanh thu của nền tảng chứ không phải từ việc lạm phát Native Token.
Một vài ví dụ cho ra mức Organic Yield khá cao lên tới 2 con số trên thị trường DeFi hiện nay mình có thể kể đến như Uniswap v3 với thanh khoản tập trung, Lending Pool của các nền tảng Leveraged Farming (do mức Utilization thường khá cao) hoặc chính như DOVs là một ví dụ.
Sản phẩm DOVs của Ribbon có được mức APY khá cao mà không cần sử dụng tới lạm phát token. Tuy nhiên đây chỉ là mức APY được tính toán dự phóng dựa trên các dữ liệu lịch sử, trên thực tế DOVs vẫn có những rủi ro nhất định gây ra thua lỗ cho anh em (mình sẽ giải thích kỹ ở phần sau của bài viết).
Thứ hai, DOVs sẽ là cơ hội để sản phẩm Options được phát triển rộng rãi hơn với các đồng Coin hay Token khác ngoài BTC và ETH.
Hiện tại, ở trên các sàn CEX (nổi bật là Deribit) chỉ cung cấp sản phẩm Options đối với BTC và ETH. Điều này là khá khiêm tốn so với nhu cầu của thị trường khi các đồng khác như AVAX, LUNA, SOL,… đều có đủ khả năng về nhu cầu cũng như thanh khoản để thiết kế sản phẩm Options.
⇒ Với concept Decentralized và quản lý thanh khoản hiệu quả hơn của DOVs thì việc có những sản phẩm Options cho các Altcoin khác sẽ khả thi hơn ⇒ Cơ hội để phát triển chiều sâu cho các sản phẩm DeFi.
Và cuối cùng, như mình đã đề cập ở trên, DOVs là mảnh ghép để khắc phục các điểm yếu hiện tại của các Options Protocol trên thị trường.
Các chiến lược thường được DOVs sử dụng
Hiện tại hầu hết các DOVs đều chỉ áp dụng 2 chiến lược chính đó là Covered Call và Put Selling.
1. Covered Call
Chiến lược này sẽ kết hợp giữa việc nắm giữ tài sản và bán Call Option. Các thông số như giá Strike và Expiry Date sẽ được Vaults lựa chọn tự động để tối ưu lợi nhuận. Phí (Premium) thu được từ việc bán Call Option sẽ được tái đầu tư ở trong Vault.
Mục tiêu của chiến lược này sẽ là làm cách nào đó để chọn được mức giá Strike và Expiry Date sao cho Option khi đáo hạn không có giá trị gì, cho phép Vault thu được phí (Premium) đồng thời duy trì sự tiếp cận với tiềm năng tăng giá của tài sản đang nắm giữ.
Tóm lại, chiến lược này sẽ có:
- Mục tiêu: Kiếm Yield từ việc bán Call Options.
- Điều kiện lý tưởng: Thị trường sideway, đi xuống (nhưng không quá mạnh gây ảnh hưởng tới tài sản nắm giữ) hoặc chỉ tăng nhẹ khiến lợi nhuận từ việc thực hiện Option không bù đắp được Premium.
- Rủi ro: Options khi đáo hạn trong trạng thái ITM (In-the-money), khi đó Vault vẫn thu được Premium, nhưng tổn thất sẽ được ghi nhận bởi việc phải thanh toán phần tiền lãi cho người mua Options.
- Selling Put
Chiến lược này thì đơn giản hơn Covered Call chỉ đơn giản là bán các Put Options, tuy nhiên điểm giá trị mà DOVs mang lại đó chính là việc lựa chọn mức giá Strike và Expiry Date nào để tối ưu được lợi nhuận.
Tóm lại, chiến lược này sẽ có:
- Mục tiêu: Kiếm Yield từ việc bán Put Options.
- Điều kiện lý tưởng: Thị trường sideway, tăng trưởng hoặc giảm nhẹ. Khi đó Options sẽ ở trạng thái OTM (Out-of-the-money) và Vault sẽ kiếm được Yield từ Premium.
- Rủi ro: Khi giá giảm mạnh thì Put Options sẽ ở trạng thái ITM (In-the-money) khi đó Vault sẽ chịu tổn thất do sẽ phải thanh toán phần lời cho những người mua Put Options.
Ngoài ra, các Vaults Managers có thể kết hợp thêm việc kiếm Yield từ việc gửi tài sản vào các nền tảng Yield Optimizer như Yearn Finance để nhận lại Interest bearing token (ibTKNs). Rồi sử dụng ibTKNs làm tài sản thế chấp để Write Options.
⇒ Như vậy sẽ nhận được cả Yield từ IbTKNs vừa nhận được Yield từ Options Premium.
Hiện tại đây là 2 chiến lược chính được áp dụng trong DOVs. Do đó Performance của các Vaults sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc lựa chọn mức giá Strike và Expiry date của người quản lý.
3. Một số DOVs Protocol hiện tại
Những cái tên nổi bật
Trên thị trường hiện nay có khá nhiều các DOVs Protocol, mình sẽ đề cập tới một vài cái tên nổi bật như sau:
- Ribbon Finance: Một trong những DOVs Protocol đầu tiên trên thị trường và được xây dựng trên nền tảng Opyn.
- Thetanuts Finance: Nền tảng DOVs Multichain, ngoài các sản phẩm DOVs liên quan tới BTC hay ETH Options thì Thetanuts còn phát triển sản phẩm của mình trên các Altcoin khác như LUNA, ALGO,…
- StakeDAO: Cũng là một DOVs được xây dựng trên nền tảng của Opyn, tuy nhiên sản phẩm của StakeDAO có một vài cải tiến khi kết hợp Yield từ Options Premium với một vài chiến lược để có thêm thu nhập từ Trading Fees và Liquidity Mining.
- Friktion Finance, Katana Finance, Tap Finance: DOVs trên hệ sinh thái Solana.
- Opium.Finance: Protocol cung cấp tính năng trade Options lẫn DOVs.
- Arrow Markets: Protocol cung cấp tính năng trade Options và DOVs với chiến lược Bull & bear Spread.
Nếu xét trên hệ sinh thái thì hiện tại, Ethereum và L2s của Ethereum vẫn là nơi tập trung những cái tên nổi bật trong mảng DOVs như Ribbon Finance, StakeDAO hay Dopex (Arbitrum).
Tiếp đến có thể kể đến hệ sinh thái Solana – một hệ sinh thái với rất nhiều các sản phẩm Derivatives với Tap Finance, Katana, Friktion Finance,…
Ngoài ra, trên thị trường vẫn còn khá nhiều cái tên DOVs khác hoạt động Multichain như Thetanuts Finance, Opium,…
Một vài con số đáng chú ý
Trong phần này mình sẽ đề cập tới một vài số liệu của những DOVs nổi bật trên thị trường (số liệu được mình cập nhật từ DefiLlama và trên website của dự án).
Như anh em có thể thấy, hiện nay Ribbon vẫn là Protocol đứng đầu trên thị trường với $262M TVL trong DOVs của mình. Ethereum vẫn là hệ sinh thái tiên phong trong sản phẩm DOVs do TVL của các Multichain protocol như StakeDAO hay Thetanuts thì TVL trên Ethereum vẫn chiếm phần lớn.
Tuy nhiên, nếu chúng ta nhìn sang hệ sinh thái Solana thì có thể thấy một sự phát triển rất nhanh của các DOVs. Friktion và Katana Finance dù mới chỉ ra mắt sản phẩm trong thời gian ngắn (so với Ribbon) nhưng đã đạt được con số TVL khá ấn tương. Bên cạnh đó, các tài sản trong vaults cũng rất đa dạng ⇒ Users có nhiều sự lựa chọn.
Nếu xét đến APY “dự phóng” của các vaults trong DOVs thì phần lớn sẽ ổn định trong khoảng 10% – 40%, chỉ có một vài tài sản đặc biệt có mức APY “dự phóng” tại một số thời điểm lên tới 3 con số.
Một điểm anh em cần lưu ý đó là mức APY này chỉ là “dự phóng” dựa trên các dữ liệu quá khứ về Performance của Vaults. Mức lợi suất anh em nhận được thực tế hoàn toàn có thể cao hoặc thấp hơn như thế. Ngoài ra, còn số APY “dự phóng” này có thể thay đổi theo thời gian.
Mình sẽ lấy một ví dụ đó là vault T-AVAX-C của Ribbon Finance, vault này sử dụng chiến lược Covered Call với mức APY dự phóng là 42.51%, triển khai vào ngày 17/12/2021.
Mức Yield hiện tại tính theo USD của vault này đang là -0.59%, mức Yield (tính theo USD) ATH đạt được là 16.12%
Nếu tính theo AVAX thì mức Yield đạt được tính đến thời điểm hiện tại là 2.01% và vẫn đang tiếp tục xu hướng tăng.
⇒ Vault này có Performance âm (tính theo USD) do sự giảm giá của AVAX, các chiến lược Covered Call vẫn đang kiếm về Yield khá tốt do giá tài sản giảm.
Tóm lại, tuy có lượng “Organic Yield” cao lên tới hai hoặc thậm chí ba chữ số nhưng điều này không có nghĩa là anh em sẽ chắc chắn có lãi khi deposit tài sản của mình vào trong vaults.
⇒ Yield trong DOVs khá biến động đòi hỏi anh em cần phải hiểu rõ lợi nhuận và rủi ro trước khi sử dụng sản phẩm này.
4. Điều kiện cần và đủ cho sự phát triển của DOVs
Hiện tại như anh em có thể thấy, sản phẩm DOVs dù cho mức “Organic Yield” khá cao tuy nhiên vẫn tồn tại ở đó khá nhiều rủi ro khi các chiến lược trong Vault hoàn toàn có thể gây ra thua lỗ đi kèm với lượng APY không ổn định.
Bên cạnh đó, các chiến lược DOVs vẫn còn đang khá đơn giản, chưa đủ phức tạp để bảo vệ rủi ro cho các nhà đầu tư. Theo như mình biết thì ngoài các chiến lược như Covered Call hay Put Selling thì còn khá nhiều các chiến lược phức tạp khác về Options có thể kể đến như:
- Bear Put Spread/Bull Call Spread.
- Secured Put.
- Protective Collar.
- Long Straddle.
- Long Call Butterfly Spread.
Các chiến lược này anh em có thể tìm hiểu kỹ hơn tại đây, hoặc mình sẽ có một bài viết trong tương lai để đi sâu vào giải thích các chiến lược Options kể trên. Ngoài ra, các DOVs hoàn toàn có thể kết hợp với các sản phẩm về Futures để thiết kế sản phẩm cũng như có thêm nguồn Yield từ Funding Payment.
Một yếu tố khác phải nhắc đến đó chính là nhu cầu và nhận thức với sản phẩm Options của thị trường phải gia tăng do đây là nguồn Yield chính cho các DOVs. Một vài chỉ số/yếu tố anh em có thể theo dõi để đánh giá điểm này:
- TVL của các Options Protocol, đặc biệt là những Protocol như Opyn hay PsyOptions,…
- Khối lượng giao dịch Options.
- Việc ra mắt token đi cùng với Liquidity Mining của hàng loạt các DOVs hay Options Protocol.
- Các Trading Competition mà các Options Protocol triển khai (như cách DYDX hoặc Perpetual thực hiện khi thu hút người dùng sử dụng sản phẩm).
5. Chúng ta có cơ hội đầu tư gì với sản phẩm này?
Và câu hỏi hỏi cuối cùng đặt ra sau khi chúng ta tìm hiểu DOVs đó chính là “Đâu là các cơ hội đầu tư?”. Với sản phẩm này thì hiện tại mình thấy có 3 cách tiếp cận chính:
- Trở thành người dùng.
- Đầu tư Token dự án.
- Săn Retroactive.
Với việc trở thành người dùng của dự án, anh em sẽ trực tiếp nhận được lợi suất từ những chiến lược trong Vaults của các DOVs.
Như mình đề cập ở phía trên, mức Yield nhận được có thể lên tới vài chục thậm chí cả trăm phần trăm như vault SBR trong nền tảng Friktion như hình dưới.
Đó mới chỉ là “Organic Yield” mà chưa tính đến việc khi dự án ra mắt token kết hợp thêm “Synthetic Yield” (từ Liquidity Mining) thì mức APY cho ra sẽ còn cao hơn nữa.
Cách tiếp cận thứ 2 đó là đầu tư và token của dự án. Đối với cách này thì yêu cầu anh em cần phải có khá nhiều kỹ năng research, so sánh đánh giá cũng như xác định giá trị một cách tương đối để có được mức lợi nhuận mong muốn.
Và cách tiếp cận cuối cùng cũng là săn retroactive. Như anh em có thể thấy, có khá nhiều các DOVs (đặc biệt trên hệ Solana) đều chưa ra mắt token, do đó đây có thể là cơ hội cho anh em săn retroactive.
Tuy nhiên, theo kinh nghiệm cá nhân của mình thì Retroactive ở trên Solana thường không “khủng” như trên Ethereum hoặc L2s của Ethereum. Do đó khi săn Retroactive sản phẩm DOVs trên Solana thì anh em cũng cần lưu ý tìm hiểu kỹ về việc chọn Vaults, quản trị vốn cũng như phải trở thành “real user”.
Và ngoài ra, với sự nổi lên của L2s của Ethereum như hiện nay thì rất có thể trong thời gian tới sẽ có thêm các DOVs khác được phát triển trên L2s và đây hoàn toàn có thể mang đến cơ hội “skin in the game” cho anh em.
6. Tổng kết
Tóm lại, DOVs là một sản phẩm rất mới và rất phức tạp cả trên thị trường tài chính truyền thống lẫn DeFi. DOVs mang lại nguồn “Organic Yield” rất cao lên tới hai thậm chí ba con số cho người dùng mà không cần phải triển khai các chương trình Liquidity Mining.
DOVs cũng là một trong những nhân tố rất quan trọng trong việc phát triển sản phẩm Options trên thị trường DeFi.
Bên cạnh các yếu tố hấp dẫn kể trên thì sản phẩm này cũng có khá nhiều các rủi ro đi cùng với các chiến lược trong DOVs hiện nay là chưa có chiều sâu. Điều này sẽ thúc đẩy các giải pháp và chiến lược hiệu quả và mang lại lợi nhuận cao hơn
Các cơ hội đầu tư với DOVs có thể kể tới như trở thành người dùng của nền tảng để kiếm Yield từ các chiến lược trong vaults, đâu tư token dự án hay săn retroactive với việc trở thành early adopter.
Mình hy vọng, bài viết đã cung cấp cho anh em những thông tin hữu ích phục vụ trong việc tìm hiểu thị trường cũng như tiếp cận với DeFi Options Vaults