Digital Currency Group là một trong những quỹ đầu tư rất lớn trong thị trường crypto, đã đầu tư vào rất nhiều dự án thành công, đứng sau nhiều thương vụ đình đám trong thị trường. Vậy quỹ đầu tư DCG là quỹ đầu tư nào? Portfolio của DCG gồm những dự án nào? Phong cách đầu tư của DCG ra sao? Cùng mình tìm hiểu tất tần tật về quỹ DCG thông qua bài viết sau.
- 1. Digital Currency Group là gì?
- 2. Đội ngũ Digital Currency Group
- 3. Tổng quan về portfolio của Digital Currency Group (DCG)
- Dự án về cơ sở hạ tầng
- Dự án về NFT/Gaming/Metaverse
- Dự án về Lending và thanh khoản DeFi
- Dự án về sàn giao dịch CEX, DEX, AMM và Derivatives
- Dự án về Blockchain/Layer 1
- Dự án về Payment và Wallet
- Các lĩnh vực khác
- 4. Đánh giá và nhận xét Digital Currency Group
- 5. Digital Currency Group và các quỹ đầu tư khác
- 6. Đánh giá Portfolio của Digital Currency Group
- 7. Tổng kết
1. Digital Currency Group là gì?
Digital Currency Group (DCG) là một quỹ đầu tư được thành lập từ 2015 bởi Barry Silbert với sứ mệnh hỗ trợ, đẩy nhanh sự phát triển của một hệ thống tài chính mới trên blockchain, bằng cách xây dựng và hỗ trợ các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực tiền số và blockchain.
DCG là top đầu những quỹ đầu tư lớn nhất nhì trong ngành công nghiệp tiền số, với khoản đầu tư vào hơn 100 công ty ở 30 quốc gia khác nhau, bao gồm các công ty dẫn đầu thị trường trong nhiều lĩnh vực như Coinbase, Circle, Ledger, Ripple và ShapeShift.
Họ cũng sở hữu và điều hành ba doanh nghiệp:
- CoinDesk: Nền tảng truyền thông, đưa tin tức và sự kiện trong ngành.
- Genesis Trading: Công ty môi giới crypto hàng đầu trong thị trường.
- Grayscale Investments: Công ty quản lý tài sản tiền kỹ thuật số lớn nhất và là nhà quản lý của nhiều sản phẩm, bao gồm cả phương tiện đầu tư bitcoin được giao dịch công khai đầu tiên, Bitcoin Investment Trust GBTC.
Vào tháng 1 năm 2021, Grayscale báo cáo rằng họ đang quản lý 20,2 tỷ đô lượng tài sản. Vào tháng 9/2021, DCG báo cáo họ đang quản lý 50 tỷ đô tài sản.
Các quỹ đầu tư vào quỹ DCG bao gồm: Latin America Fund, CapitalG, OMERS Ventures, GIC, Ribbit Capital, RRE Ventures, SoftBank Vision Fund, Social Capital, HCM Capital, Bain Capital Ventures, CME Ventures.
2. Đội ngũ Digital Currency Group
DCG có những thành viên cốt cán bao gồm (theo Cypherhunter):
- Barry Silbert: Founder/CEO của DCG, trước khi thành lập DCG đã có 7 năm làm Founder của SecondMarket – một ứng dụng giải pháp công nghệ cung cấp phần mềm giao dịch cho các công ty tư nhân và quỹ đầu tư muốn thực hiện chào mua hoặc mua lại cổ phiếu.
- Mark Murphy: COO của quỹ, có kinh nghiệm 9 năm làm trong ngành luật, 5 năm làm Communications & Public Affairs, 4 năm làm Head of Communications và dẫn dắt DCG dưới chức vụ COO trong 3 năm gần nhất.
- Casey Taylor: Phó giám đốc DCG, đã làm việc ở DCG từ 2017. Trước đó, cô làm công việc vận hành community ở các công ty.
- Michael Kraines: CFO của quỹ, trước đây anh đã từng làm việc ở vị trí Managing Director ở nhiều quỹ và ngân hàng khác nhau, từng là chủ tịch và CFO ở nhiều quỹ trước khi về đầu quân cho DCG.
Anh em có thể thấy, bộ máy quản lý của DCG có rất nhiều kinh nghiệm trong việc họ làm – tất cả đều có trên 10 năm kinh nghiệm ở lĩnh vực của họ tại các công ty và quỹ lớn. Anh em chắc cũng cảm nhận được độ “khủng” của bộ máy vận hành này của quỹ DCG.
3. Tổng quan về portfolio của Digital Currency Group (DCG)
Anh em hãy xem qua tổng quan về portfolio của DCG qua bức ảnh dưới đây. Sau đó chúng ta sẽ đi đến từng dự án nổi bật của từng sector riêng biệt
Dự án về cơ sở hạ tầng
- Trust Machine: Tháng 2/2022, Trust Machine, dự án được xây dựng với mục đích đưa Bitcoin tới với Web3, đã hoàn thành một vòng gọi vốn hạt giống với 150 triệu đô tjhành công kêu gọi. Dự án có sự góp mặt của các Quỹ như DCG, Breyer Capital, Goldentree,..
- Magic: Tháng 7 năm 2021, Magic thành công kêu gọi $27 triệu đô ở vòng Series A do NorthZone dẫn đầu, cùng với sự tham gia của DCG, Tiger Global, CoinFund,…
- NYM Techonologies: Một dự án cơ sở hạ tầng về bảo mật, sử dụng công nghệ riêng của mình là NYM Mixnet và Nym Credentials. Vào tháng 11/2021, a16z đã dẫn đầu vòng Series A của NYM, thành công đem về $13 triệu đô với sự góp mặt của DCG, Huobi Ventures, Hashkey,…
- Flare: Một dự án giúp các blockchain có thể tiếp nhận các Smart Contract mới. Đây là dự án đầu tiên có công nghệ Turing-complete FBA network, hiểu đơn giản đây là một bộ máy Turing, giúp mở khóa các tiềm năng của nhiều dapp trên khắp các blockchain. Vào tháng 6 năm 2021, Flare đã hoàn thành vòng gọi vốn với $11.3 triệu đô, cùng với sự tham gia của Quỹ DCG và nhiều Quỹ khác.
- RAILGUN: Một dự án về Smart Contract, tập trung chính vào việc phát triển bảo mật trên blockchain của Ethereum. Tháng 1/2022, quỹ DCG đã công bố hợp tác với RAILGUN và stake $10 triệu đô bằng token RAIL của dự án.
- The Graph: Một ứng dụng index dữ liệu được DCG đầu tư vào đầu năm 2020, với sự tham gia của Framework, ParaFi Capital, Coinbase Ventures, and Digital Currency Group, CoinIX, Tally Capital, Multicoin Capital, DTC Capital.
- SubQuery: Một Data Aggregator của Polkadot, tháng 9/2021, dự án đã hoàn thành vòng gọi vốn Series A với đồng dẫn đầu của Arrington XRP Capital, Digital Currency Group và Stratos Technologies.
- Dapper Labs: Một labs phát triển blockchain Flow và nhiều dự án NFT nổi tiếng khác, đã gọi vốn thành công tới Series D. Tuy nhiên, không rõ DCG tham gia đầu tư vào thời gian nào, vòng gọi vốn nào.
- IPFS: Labs đứng sau Filecoin và nhiều dự án cơ sở hạ tầng nổi tiếng khác. Không rõ thời gian, số tiền DCG đầu tư vào IPFS.
- Ngoài ra, DCG còn đầu tư vào một số các dự án về cơ sở hạ tầng khác như: Dune Analytics, Etherscan, Menson Network, Zabo, Arcana,…
⇒ Nhận xét: Quỹ DCG cho thấy sự quan tâm rõ ràng về lĩnh vực này khi đã rót vốn cho rất rất nhiều dự án cơ sở hạ tầng từ khi họ thành lập cho tới hiện tại, chiếm phần lớn portfolio của Quỹ. Tuy nhiên, bởi đa số các thương vụ đều đã từ rất lâu và không có lượng data đủ để tìm được thêm các thông tin khác như vòng gọi vốn, thời gian gọi vốn, số tiền, các quỹ cùng tham gia,… nên rất khó để đầu tìm thêm các insights sâu hơn về quỹ.
Dự án về NFT/Gaming/Metaverse
- Metaversal: Một tổ chức chuyên đầu tư vào những dự án NFT, Metaverse tiềm năng trên toàn thị trường. Tổ chức này đã có nhiều lần rót vốn và đóng góp nhân lực vào những dự án NFT như Holaplex, NFT Now, Far Tech Ventures. Tháng 1 năm 2022, CoinFund và Foxhaven đã dẫn đầu vòng gọi vốn Series A, đem lại $50 triệu cho Metaversal, vòng gọi vốn còn có sự góp mặt của DCG, Collab+Currency, Dapper Labs,..
- Horizon Blockchain Games: Một hệ sinh thái trên Web3 bao gồm nhiều lĩnh vực, NFT, Gamefi, mạng xã hội,… Dự án đã thành công kêu gọi vốn 2 lần, tổng cộng là 8.8 triệu đô. 2 vòng đầu tư được dẫn đầu bởi Initialized Capital, bên cạnh đó là các Quỹ Polychain Capital, ConsenSys, Golden Ventures, Digital Currency Group, CMT Digital, và Regah Ventures.
- Taker Protocol: Một dự án giúp Liquidity hóa một NFT, tài sản trên Metaverse, Synthetic. Bằng cách cho vay và thuê sản phẩm đó. Vào tháng 9/2021, Taker đã thành công kêu gọi $3 triệu trong vòng hạt giống do Electric Capital dẫn đầu, với sự đồng hành của DCG và các Quỹ khác.
- Metamundo: Sàn giao dịch các sản phẩm NFT, vào tháng 11/2021, sàn này đã kêu gọi $2.7 triệu trong vòng hạt giống, dẫn đầu bởi Animoca Brands, cùng với sự đồng hành của DCG, OP Crypto, Metacartel Ventures và một số Quỹ khác.
- NFTBank: Một hub phân tích dữ liệu tổng hợp của riêng thị trường NFT, hoàn thành vòng gọi vốn hạt giống (4/2021) với $1.4 triệu, tham gia bởi Hashed, DCG và 1xk.
- WeMeta: Sàn giao dịch bất động sản ảo dưới dạng NFT, tháng 11/2021, WeMeta đã công bố một vòng gọi vốn $1.1 triệu với sự tham gia của DCG và các Quỹ khác.
- NIFTEX: Một dự án cho phép giao dịch NFT dưới dạng Fractional Trading. Tháng 11/2020, 1xk đã dẫn đầu vòng tiền hạt giống, thành công kêu gọi $500 nghìn. Vòng gọi vốn còn có sự góp mặt của CoinFund, MetaCartel Ventures, Sparq và Digital Currency Group.
- SPACE: Một metaverse tập trung chủ yếu vào lĩnh vực thương mại, truyền thông. Vào tháng 12/2021. SPACE đã thành công kêu gọi $7 triệu ngay trong vòng hạt giống, với sự tham gia của Dapper Labs, DCG, CoinFund
- WilderWorld: Thế giới ảo với nhiều chi tiết thú vị, người dùng có thể mua xe hơi, giày dép, đất đai. WilderWorld cũng đã hợp tác với engine của Epic Games, một ông lớn trong ngành game để tạo ra thế giới ảo này. Tháng 5/2021, WilderWorld đã hoàn thành vòng gọi vốn do Spartan Group dẫn đầu, Dapper Labs, Animoca Brands và DCG cũng tham gia vòng gọi vốn lần này.
- Decentraland: Thế giới ảo dạng pixel làm mưa làm gió thị trường trường trong thời gian qua, nhiều ngôi sao nổi tiếng đã chi hàng trăm đến hàng triệu đô để mua một miếng đất ảo. DCG đã rót vốn cho Decentraland vào tháng 1/2020. Số tiền cụ thể không được DCG và Decentraland công bố.
- Livepeer: Dự án dẫn đầu trong mảng streaming phi tập trung. DCG thể hiện rõ sự quan tâm đối với dự án này khi tham gia cả 3 vòng gọi vốn của Livepeer trải dài từ 2019-2022. Cả 3 vòng đã đem về cho Livepeer $48 triệu gọi vốn.
⇒ Nhận xét: NFT và Gaming cũng là lĩnh vực được DCG đặc biệt quan tâm, các dự án được DCG đầu tư chủ yếu là các ứng dụng cơ sở hạ tầng cho NFT. Ví dụ như tính thanh khoản của NFT (NIFTEX, Taker Protocol), phân tích và đầu tư một NFT tiềm năng, có mục đích (Metaversal, NFTBank).
Quỹ DCG là một trong những quỹ đón nhận và có tầm nhìn về lĩnh vực metaverse từ rất sớm, tháng 1/2020, DCG đã rót vốn cho Decentraland khi khái niệm “metaverse” đang còn rất mơ hồ với mọi người. Các dự án họ đầu tư vào Metaverse thường có sự tham gia của Dapper Labs.
Dự án về Lending và thanh khoản DeFi
- Hubble Protocol: Một ứng dụng debt protocol trên Solana, tạo stablecoin trên Solana thông qua cơ chế thế chấp vượt mức. Dự án gọi vốn 8.8 triệu đô seed round từ nhiều quỹ bao gồm DCG từ tháng 1/2022.
- Ondo Finance: Dự án gọi vốn 4 triệu đô seed round từ nhiều quỹ bao gồm DCG từ tháng 8/2021.
- Các dự án khác về lending và thanh khoản trong DeFi nhưng không rõ thông tin thương vụ: Jelly Finance, Xmargin, Abra.
⇒ Nhận xét: Đây là một mảng tương đối mới trong thị trường, với tuổi đời mới chỉ khoảng 2 năm (so với các mảng như CEX, cơ sở hạ tầng, blockchain nền tảng,…) bởi vậy nên DCG mới chỉ đầu tư vào số ít thương vụ tại seed round các dự án đó chứ chưa đầu tư nhiều. Trong đó nổi bật là Ondo Finance và Hubble Protocol – hai dự án trên Ethereum và Solana đang được thị trường chú ý nhiều ở thời điểm hiện tại.
Dự án về sàn giao dịch CEX, DEX, AMM và Derivatives
- BitOasis: Sàn giao dịch crypto tập trung dành riêng cho thị trường MENA. Tháng 10/2021, BitOasis đã hoàn thành vòng gọi vốn Series B với $30 triệu, dẫn đầu vòng gọi vốn là Jump Capital của Mỹ và Wamda Capital của khu vực MENA, đồng hành cùng Alameda Research, DCG, Pantera Capital và một số Quỹ khác.
- ErisX: Sàn CEX được CFTC (Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai) chính thức công nhận vào tháng 7/2019. Tháng 8/2018, DCG đã đồng hành cùng Nasdaq Ventures, ConsenSys trong vòng gọi vốn series B của sàn giao dịch, đem về $27 triệu cho Eris X.
- Tagomi: Sàn giao dịch tập trung, được Coinbase mua lại vào 2020. Trước đó, Tagomi cũng đã có một vòng gọi vốn hạt giống vào tháng 5/2020 với $16 triệu, vòng gọi vốn có sự tham gia của DCG, SV Angel, Tectonic Capital và một số Quỹ khác.
- C3 Protocol: Sàn giao dịch phái sinh, spot, cross-chain phi tập trung. Trong tháng 11/2021, C3 đã hoàn thành vòng gọi vốn hạt giống, đem về $3.6 triệu, vòng gọi vốn có sự tham gia của DCG, ParaFi Capital, Mechanism Capital, Borderless Capital,…
- Slingshot: Sàn DEX do Concourse Open Community sáng lập. Tháng 10/2020, Slingshot thành công kêu gọi $3.1 triệu trong vòng hạt giống, dẫn đầu bởi Framework Ventures, đồng hành là Electric Capital, IDEO CoLab, Coinbase Ventures, DCG và nhiều Quỹ lớn khác.
- Tinyman: Sàn AMM DEX của blockchain Algorand. Tháng 10/2021, Tinyman thành công kêu gọi $2.5 triệu trong vòng hạt giống từ 20 Quỹ khác nhau, nổi bật là DCG, Borderless Capital, Arrington Capital and The LAO.
- Các sàn DEX lớn trên thị trường được DCG đầu tư: Coinbase, FTX, Kraken, Coinhouse,…
⇒ Nhận xét: DCG chủ yếu đầu tư vào các sàn CEX trong thị trường, và ít đầu tư vào các sản phẩm tài chính phi tập trung như các DEX, Derivatives,… Họ đầu tư rất nhiều các sàn CEX lớn như Coinbase, FTX, Kraken, Coinhouse,… Họ chỉ đầu tư vào số ít DEX như Tinyman trên hệ sinh thái DCG.
Dự án về Blockchain/Layer 1
- Polygon: Một blockchain với giải pháp mở rộng cho Ethereum. Năm 202 là một năm bùng nổ của Polygon và native token MATIC, hơn 7000 dapps đã sử dụng giải pháp của Polygon. Gần đây, vào tháng 2/2022, Polygon đã hoàn thành gọi vốn hơn $450 triệu qua việc bán token MATIC. Vòng gọi vốn được dẫn đầu bởi Sequoia Capital, bên cạnh đó là SoftBank, DCG, Republic Capital và hàng loạt các Quỹ lớn khác.
- Ripple: Một trong những blockchain đầu tiên của thị trường, bên cạnh Ethereum và Bitcoin. Ripple được tạo ra với mục đích đưa tới thế giới một hình thức thanh toán mới. Tuy vậy, do vướng vào vụ kiện với SEC, Ripple đã trở thành một blockchain không mấy nổi bật trong thời gian qua. Trong tháng 12/2019, Ripple đã hoàn thành vòng gọi vốn Series C với sự tham gia của hơn 60 Quỹ lớn nhỏ, trong đó bao gồm Quỹ DCG, vòng gọi vốn kết thúc và đem lại $200 M cho Ripple.
- Acala Network: Một parachain trên Polkadot được DCG đầu tư, tuy nhiên không rõ vòng gọi vốn nào được DCG tham gia.
- Octopus Network: Một blockchain network trên Near được DCG đầu tư, được DCG tham gia đầu tư từ seed round.
- Các blockchain khác được DCG đầu tư nhưng không rõ thông tin về thương vụ đầu tư: Hedera Hashgraph, Lightning Labs, Skuchain.
⇒ Nhận xét: DCG đầu tư vào nhiều dự án blockchain layer 1 lớn trên thị trường, bao gồm Polygon, Ripple, Acala, Hedera,… Họ ít đầu tư vào các thương vụ blockchain layer 1, tuy nhiên phần lớn các dự án họ đầu tư đều tạo được tiếng vang tốt trên thị trường.
Dự án về Payment và Wallet
- Circle: Một công ty về cung cấp các khả năng thanh toán cho người dùng và các doanh nghiệp. Circle giúp mở khóa tiềm năng của USDC. DCG đã tham gia vào 2 lần gọi vốn của Circle. 1 vòng ở tháng 7/2020, $25 triệu đã được kêu gọi, vòng 2 vào tháng 5/2021, 440 triệu đô đã thành công kêu gọi. Tổng cả 2 vòng gọi vốn, Circle đã đem về $465 triệu.
- BCB Group: Công ty của Châu Âu, cung cấp các dịch vụ tài chính cho tầng lớp thượng lưu. Vào tháng 1/2022, BCB đã thực hiện vòng gọi vốn Series A $60 triệu, lớn nhất trong lịch sử gọi vốn ở lĩnh vực blockchain của Anh Quốc. Vòng gọi vốn được dẫn đầu bởi Foundation Capital và BACKED VC, ngoài ra còn có DCG, Nexo, Wintermute, Menai Financial Group, Circle và nhiều Quỹ khác tham gia.
- Ripio: Công ty về tài chính và môi giới Crypto của Argentina. Tháng 9/2021, DCG đã dẫn đầu vòng gọi vốn Series B của dự án, thành công đem về $50 triệu cho Ripio, vòng gọi vốn còn có sự tham gia của Amplo VC và Boost VC.
- Các ứng dụng đầu tư lớn khác được DCG đầu tư bao gồm: Ledger, Wyre, Tradeblock, Fireblock,…
- Các ứng dụng ví được DCG đầu tư bao gồm Rainbow, Xapo.
- Ngoài ra, DCG còn đầu tư vào 2 công ty về mảng payment nữa là Transparent Financial Systems (tháng 2/2020), Avanti (tháng 6/2020).
⇒ Nhận xét: Mảng Payment là một mảng được DCG vô cùng quan tâm và đầu tư vô cùng nhiều. Bởi đây là mảng đưa dòng tiền ra vào thị trường crypto và tạo ra use case rất mạnh cho các loại tiền điện tử, nên DCG càng tập trung nhiều vào đầu tư trong mảng này, và trong portfolio của họ có rất nhiều công ty lớn thành công như Circle, Ledger, wyre, Tradeblock,…
Các lĩnh vực khác
DCG còn đầu tư trải dài rất nhiều mảng nữa trên thị trường, trong đó nổi bật là các dự án sau:
- Lido: Dự án về Liquid staking hàng đầu, hiện nay Lido hỗ trợ stake trên 4 blokchain là Ethereum, Solana, Terra và Kusama. Đã có 9 tỷ đô được khóa trong Lido và gần 75 nghìn người stake trên Lido tính đến thời điểm hiện tại. Tháng 5/2021, Lido đã hoàn thành vòng gọi vốn $73 triệu với sự tham gia của nhiều Quỹ lớn như: DCG, Coinbase Ventures, Three Arrows Capital, Jump Trading, Alameda Research,..
- YGG Sea và Merit Circle: Thời gian qua là một thời gian bùng nổ của cac Gaming Guild đối với cả thị trường. DCG cũng đã thành công rót vốn cho 2 guild lớn là Merit Circle (10/2021) và YGG SEA, một nhánh của Yield Guild Game (12/2021).
- Electric Capital và Boost VC: DCG không chỉ đầu tư vào các dự án mà cũng đầu tư vào các VC khác để tận dụng thế mạnh mà các VC khác mang lại. Họ đầu tư vào 2 VC trên, và trong nhiều thương vụ của DCG, hai VC này cũng có tham dự đầu tư.
4. Đánh giá và nhận xét Digital Currency Group
Nhìn vào portfolio của DCG, anh em có thể thấy những đặc điểm sau qua danh mục đầu tư của DCG:
- DCG đầu tư vào tất cả các mảng trên thị trường, và dường như không hẳn có một mảng nào là thế mạnh của họ. Từ các mảng mới cho đến các mảng cũ trong thị trường, họ đều có mặt ở một vài ứng dụng và một vài thương vụ.
- DCG đầu tư mạnh vào mảng cơ sở hạ tầng nhất, với nhiều ứng dụng cơ sở hạ tầng khác nhau: các labs, các ứng dụng, các công ty triển khai giải pháp cơ sở hạ tầng,…
- DCG không chỉ là một quỹ đầu tư đơn thuần, mà họ còn có một hệ sinh thái sản phẩm rất mạnh, có thể kể tới như Grayscale, CoinDesk, Genesis Trading để hỗ trợ các dự án họ đầu tư, cũng như mang tới nguồn lợi nhuận khác cho dự án.
- DCG không tập trung vào một chain nào cụ thể, mà đầu tư vào rất nhiều blockchain với các thương vụ trải dài vào nhiều mảng trên các blockchain đó.
5. Digital Currency Group và các quỹ đầu tư khác
DCG không chỉ tự đầu tư vào các dự án, mà cũng đầu tư vào các quỹ đầu tư để tận dụng thế mạnh của riêng các quỹ đầu tư đó như:
- Electric Capital: Một quỹ đầu tư lớn trong thị trường tiền điện tử. DCG đầu tư vào quỹ đầu tư này cũng như có nhiều thương vụ tham gia cùng quỹ đầu tư này để đầu tư vào các dự án trong thị trường.
- Boost VC: Một quỹ đầu tư tiền điện tử ở Mỹ, đã có nhiều thương vụ lớn đầu tư vào các startup, dự án tiền điện tử lớn như Etherscan, Coinbase,…
Ngoài ra, bản thân mình chưa tìm thấy mối liên hệ của DCG với các quỹ đầu tư nào khác trong thị trường. Tuy nhiên, bản thân họ lại được rất nhiều quỹ đầu tư lớn và nổi tiếng đầu tư, với các ông lớn có thể kể tới như Latin America Fund, Ribbit Capital, RRE Ventures, SoftBank Vision Fund, Bain Capital Ventures,…
6. Đánh giá Portfolio của Digital Currency Group
Performance
Top 5 dự án có Token đạt hiệu suất tốt nhất (giá hiện tại so với giá khởi đầu năm 2022) là:
- API3: 22%;
- Zcash: 14%;
- Lido: -6%;
- Bitcoin: -12%;
- ETC: -15%.
Đầu năm 2022, thị trường tương đối “đẫm máu”, và portfolio của DCG cũng không phải ngoại lệ.
Xu hướng đầu tư của Digital Currency Group trong năm 2022
Năm 2022, họ đang đầu tư vào 10 thương vụ sau:
- Metaversal – Series A (50 triệu đô) – Tháng 1/2022 – Dự án thuộc mảng Metaverse;
- Livepeer – Extended Series B (20 triệu đô) – Tháng 1/2022 – Dự án thuộc mảng cơ sở hạ tầng;
- BCB Group – Series A (60 triệu đô) – Tháng 1/2022 – Dự án thuộc mảng payment;
- RAILGUN – Strategic (10 triệu đô) – Tháng 1/2022 – Dự án thuộc mảng privacy cho DeFi;
- Trust Machines – Seed (150 triệu đô) – Tháng 2/2022 – Dự án thuộc mảng hệ sinh thái cho BTC;
- Polygon (450 triệu đô) – Tháng 2/2022 – Dự án blockchain layer 1 gọi thêm vốn để phát triển hệ sinh thái;
- SSV.Network (10 triệu đô) – Tháng 2/2022 – Dự án thuộc mảng cơ sở hạ tầng cho ETH staking;
- Ceramic – Series A (20 triệu đô) – Tháng 2/2022 – Dự án thuộc mảng cơ sở hạ tầng về data;
- Polymer Labs – Seed (3.6 triệu đô) – Tháng 2/2022 – Dự án thuộc mảng cơ sở hạ tầng xây dựng trên IBC để kết nối các blockchain trên Cosmos
Anh em có thể thấy, đa số các thương vụ đều thuộc mảng cơ sở hạ tầng chứ không phải thuộc mảng ứng dụng. Điều này cho thấy rõ rằng DCG đang vô cùng quan tâm tới việc đầu tư các ứng dụng cơ sở hạ tầng để làm nền tảng phát triển cho các blockchain sau này.
7. Tổng kết
Qua các phân tích trên, có thể rút ra kết luận như sau về phong cách đầu tư của DCG:
- DCG là một quỹ đầu tư khá dàn trải, họ đầu tư vào tất cả các mảng trên thị trường, và dường như không hẳn có một mảng nào là thế mạnh của họ. Từ các mảng mới cho đến các mảng cũ trong thị trường, họ đều có mặt ở một vài ứng dụng và một vài thương vụ.
- DCG đầu tư mạnh vào mảng cơ sở hạ tầng nhất, với nhiều ứng dụng cơ sở hạ tầng khác nhau: các labs, các ứng dụng, các công ty triển khai giải pháp cơ sở hạ tầng,…
- DCG không chỉ là một quỹ đầu tư đơn thuần, mà họ còn có một hệ sinh thái sản phẩm rất mạnh, có thể kể tới như Grayscale, CoinDesk, Genesis Trading để hỗ trợ các dự án họ đầu tư, cũng như mang tới nguồn lợi nhuận khác cho dự án.
- DCG không tập trung vào một chain nào cụ thể, mà đầu tư vào rất nhiều blockchain với các thương vụ trải dài vào nhiều mảng trên các blockchain đó.
Trên đây là tổng quan về Portfolio và một số nhận định về xu hướng đầu tư của DCG, nếu anh em có bất kỳ thắc mắc hoặc ý kiến nào khác, hãy comment ngay phía dưới để thảo luận cùng mình và đội ngũ Coin98 nhé!