Ethereum Name Sercive (ENS) là một ứng dụng được xây dựng và phát triển trên nền tảng của hệ sinh thái Ethereum, ENS được ra đời để giải quyết một số vấn đề của người dùng trong quá trình truy cập và sử dụng blockchain trở nên dễ dàng hơn. Nền tảng sẽ giải quyết các vấn đề của người dùng bằng cách cho phép người dùng có thể tạo địa chỉ kiểu trang web đơn giản, ngắn gọn, dễ nhớ và dễ sử dụng.
- 1. Ethereum Name Service (ENS) là gì?
- 2. Một số điểm nổi bật của Ethereum Name Sercive
- 3. Quá trình hoạt động của Ethereum Name Sercive
- 4. Quá trình đấu giá tên miền trên ENS
- 5. Đội ngũ phát triển dự án
- 6. Công nghệ
- 7. Tài chính
- 8. Sản phẩm
- 9. Đối tác
- 10. Đối thủ cạnh tranh
- 11. Lộ trình phát triển
- 12. Tokenomics
- 13. Mua và lưu trữ token ENS ở đâu?
- 14. Cộng đồng
- 15. Tổng kết
Ethereum Name Sercive hiện đang đạt mức vốn hoá hơn 332 triệu đô la theo thống kê trên CoinGecko. Với số liệu thống kê ENS vào tháng 3 năm 2022, ứng dụng đã đạt đến con số 85 nghìn lượt đăng ký “.eth” mới (825 nghìn tên), với mức doanh thu là 3 triệu đô la và tất cả sẽ được nền tảng chuyển đến DAO.
Hôm nay, hãy cùng XGems tìm hiểu tổng quan về nền tảng Ethereum Name Service (ENS) nhé!
1. Ethereum Name Service (ENS) là gì?
Ethereum Name Service là một hệ thống dùng để cung cấp tên miền cho các địa chỉ ví, hợp đồng thông minh, các ứng dụng được xây dựng trên nền tảng của Ethereum. Thông thường, địa chỉ ví của Ethereum sẽ bao gồm một chuỗi bao gồm các ký tự chữ, số và sẽ bắt đầu bằng hai ký tự “0x” và các ký tự sau đó sẽ khá dài khiến cho người dùng sẽ không thể nào nhớ hết chính xác được, lúc này Ethereum Name Sercive sẽ có nhiệm vụ đơn giản hoá các địa chỉ phức tạp đó trở thành một địa chỉ đơn giản hơn giúp người dùng có thể dễ dàng ghi nhớ hơn.
Ứng dụng sẽ cho phép người dùng có quyền tự tạo địa chỉ ví cho mình theo cấu trúc “các từ khoá mà người dùng muốn sử dụng thêm sau đó là đuôi .eth”. Ví dụ tên hợp lệ là atali.eth và cái tên này sẽ được thay thế cho địa chỉ ví dài dòng của Ethereum “0x478459…”
Bạn có thể hiểu đơn giản hơn là bất kỳ địa chỉ ví vào khi đựa vào Ethereum Name Sercive đều sẽ được chuyển đổi về đuôi .eth để giúp người dùng có thể được chuyển đổi dễ dàng hơn.
ENS sẽ được triển khai dựa trên một hệ thống tên miền phân cấp tương tự như DNS (DNS là một hệ thống cho phép thiết lập tương ứng giữa địa chỉ IP và tên miền trên Internet) bao gồm tên miền chính và tên miền phụ.
Những người sở hữu tên miền cấp cao sẽ được quyền điều hướng tên miền cấp thấp hơn họ. Để có thể tham gia đặt giá tối thiểu bạn cần có 0,01 ETH, nếu không ai tham gia đấu giá tên miền ENS này sẽ thuộc về bạn.
Một số tên miền thu hút cộng đồng hiện nay như: microsoft.eth, google.eth,…
2. Một số điểm nổi bật của Ethereum Name Sercive
- Ethereum Name Sercive được xây dựng trên hợp đồng thông minh của Ethereum nên hoàn toàn phi tập trung, an toàn và chống kiểm duyệt
- Thông qua ứng dụng người dùng có thể mua và quản lý tên miền riêng của họ, giúp các giao dịch có thể diễn ra dễ dàng hơn mà không cần phải xử lý các địa chỉ dài dòng hay phức tạp. Hạn chế khả năng xảy ra lỗi và tránh gây mất tiền cho người dùng
- Ethereum Name Sercive tập trung vào việc coi cơ sở hạ tầng đặt tên trên internet là thành phần cơ bản do đó nền tảng chủ yếu sẽ hướng đến cộng đồng và hoàn toàn phi lợi nhuận
- Nền tảng có khả năng lập trình cao và tương tác với các hợp đồng thông minh khác ngoài việc đặt tên
- Giúp người dùng dễ dàng ghi nhớ
- Các tên miền dạng .eth cũng có thể đại diện cho các token ERC-721 hoặc NFT
- ENS được hỗ trợ trên nhiều ví
- Người dùng có thể thu lợi nhuận bằng cách bán tên miền ENS trên các thị trường NFT như OpenSea
- ENS hiện đang là tiêu chuẩn đặt tên miền dựa trên blockchain được sử dụng rộng rãi nhất với 825.000 tên miền được đăng ký
3. Quá trình hoạt động của Ethereum Name Sercive
Nền tảng Ethereum Name Sercive bao gồm 2 thành phần chính: ENS Registry và Resolvers
ENS Registry
ENS Registry: Là một smart contract chứa danh sách tất cả các tên miền chính (Domain) và tên miền phụ (Subdomain). Chủ sở hữu tên miền có thể là một loại tài khoản bên ngoài của một người dùng hoặc một smart contract. Một người đăng ký tên miền đơn giản chỉ là một smart contract sở hữu một tên miền và cung cấp các tên miền phụ của miền đó cho người dùng và phải tuân thủ theo một số quy tắc đã xác định trước trong hợp đồng
Chủ sở hữu tên miền trong ENS Registry có thể:
- Đặt tên miền mà mình mong muốn (ngoại trừ những tên miền đã được đặt trước đó để tránh bị trùng)
- Chuyển quyền sở hữu tên miền cho địa chỉ khác
- Thay đổi quyền sở hữu tên miền phụ
Resolver
Việc đăng ký ENS sẽ diễn ra khá đơn giản và quá trình đăng ký này sẽ được diễn ra với mục đích định hình một cái tên nhất định nào đó từ resolver. Resolver sẽ có nhiệm vụ thực hiện quá trình chuyển đổi tên miền thành một địa chỉ và trả lại địa chỉ ứng với tên miền của người đăng ký. ENS Registry sẽ có nhiệm vụ ghi lại tất cả các tên miền chính và phụ và thông tin chi tiết của chủ sở hữu, đồng thời liên kết đến Resolvers. Bất kỳ hợp đồng nào, địa chỉ tên miền nào đạt chuẩn đều sẽ được quyền tham gia vào resolver trên ENS.
Tóm lại, các resolver sẽ có nhiệm vụ hỗ trợ người dùng một số vấn đề như ung cấp địa chỉ thay đổi thường xuyên cho tên miền, thông tin chi tiết về các tài liệu kỹ thuật,…
Giải quyết tên miền trong ENS sẽ bao gồm hai bước:
- Bước 1: Tiến hành đăng ký, resolver có nhiệm vụ phân giải trên ENS
- Bước 2: Yêu cầu các resolver giải quyết các vấn đề của người dùng
Bên cạnh đó, Ethereum Name Sercive còn có thể giúp bạn tạo ra NFT theo chuẩn ERC 721, NFT này sẽ tượng trưng cho tên miền .eth của người thuê và là duy nhất. Khi đăng ký tên miền trên ENS sẽ có giới hạn thời gian nhất định, khi tên miền hết hạn bạn cần phải gia hạn thêm hoặc mua tên miền mới, vì vậy bạn sẽ được gọi là người thuê. Chi phí gia hạn hàng năm là 5 đô la/năm cho các tên có 5 ký tự trở lên, 4 tên ký tự có giá 160 đô la/năm và 3 tên ký tự có giá 640 đô la/năm. Phí được thanh toán bằng ETH, tỷ giá hối đoái ETH / USD được thiết lập bởi Chainlink ETH / USD oracle.
4. Quá trình đấu giá tên miền trên ENS
- Vòng đấu giá: Sẽ diễn ra trong vòng 3 ngày để mọi người có thể tham gia nộp hồ sơ đấu giá, trong hồ sơ bao gồm tên miền ENS, giá muốn tham gia và địa chỉ ETH.
- Vòng công bố: Vòng này sẽ được diễn ra trong vòng 2 ngày, người đấu giá cần phải công bố giá đấu của mình.
- Vòng chung kết: Người đấu giá cao nhất sẽ trở thành chủ sở hữu của tên miền ENS. Nếu không có kết quả, tên miền ENS sẽ quay trở lại vòng đầu tiên.
5. Đội ngũ phát triển dự án
Ethereum được thành lập vào năm 2017, bởi Ethereum Foundation. Đến năm 2018, Ethereum Name Sercive đã tách ra thành một tổ chức độc lập dưới sự quản lý của True Name Light một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Singapore. True Name Light hiện đang giám sát, tài trợ cho việc phát triển và tiêu chuẩn hoá ENS. Hiện tại, quyền quản lý ENS đã được trao quyền cho cộng đồng thông qua việc tạo ra một tổ chức tự trị phi tập trung (DAO) kết hợp với cơ chế multisign.
Đội ngũ của ENS sẽ bao gồm một số thành viên cốt lõi:
- Nick Johnson là nhà sáng lập và phát triển chính của ENS. Ông là một kỹ sư phần mềm giàu kinh nghiệm đã từng có thời gian làm việc cho Google và Ethereum.
- Jeff Lau là nhà phát triển protend & solidity của ENS
- Makoto Inoue là nhà phát triển cốt lõi tại ENS
Ngoài ra, còn có sự tham gia của một số thành viên khác như Kevin, Leon Talbert, Richard Moore, ….
Để hỗ trợ khả năng nâng cấp và bảo trì, ENS root sẽ có toàn quyền trong việc nâng cấp và bảo trì đối với giao thức. ENS root sẽ được kiểm soát tối thiểu bởi 4 trên 7 thành viên khác nhau dựa trên cơ chế multisign. Một số thành viên chủ chốt trong việc quản lý ENS root gồm có Nick Johnson (ENS), Dan Finlay (Metamask), Aron Fischer (Colony), Martin Swende (Ethereum Foundation), Sergey Nazarov (Chainlink), Taylor Monahan (MyCrypto), Jason Carver (Ethereum Foundation).
6. Công nghệ
Updating…
7. Tài chính
Ethereum Name Service (ENS) đã nhận được sự hỗ trợ tài chính từ các tổ chức lớn như Ethereum Foundation, Chainlink, Protocol Labs, Binance – X, Ethereum Classic Labs.
8. Sản phẩm
Updating…
9. Đối tác
Một số nhóm cộng đồng đại diện ENS: ICANN, IETF hay DNS – OARC.
ENS hiện đang hỗ trợ hơn 50 ví lưu trữ tiền mã hoá như: Coinbase, Rainbow, Trust Wallet, Authereum, Blocto, Metamask Mobile,…
Với hơn 200 ứng dụng phổ biến được ENS hỗ trợ: Uniswap, Etherscan, OpenSea, Aave, Chainlink,…
ENS hỗ trợ một số trình duyệt như Opera, Metamask Mobile, Brave, Status,…
10. Đối thủ cạnh tranh
Unstoppable Domain, Starname, Handshake, Blockstack được xem là đối thủ cạnh tranh của Ethereum Name Service.
11. Lộ trình phát triển
Updating…
12. Tokenomics
ENS là token ERC20, đây là token gốc của Ethereum Name Service được xây dựng trên blockchain của Ethereum. Ethereum Name Service đã tạo ra một tổ chức DAO và token ENS được ra đời với mục trao quyền quản lý dự án cho cộng đồng.
Token Key Metrics
- Token Name: Ethereum Name Service
- Ticker: ENS
- Blockchain: Ethereum
- Token Type: Utility, Governance
- Token Standard: ERC20
- Contract: 0xC18360217D8F7Ab5e7c516566761Ea12Ce7F9D72
- Total Supply: 100.000.000 ENS
- Circulating Supply: 20.244.862 ENS
Token Use
Token ENS được sử dụng với một số mục đích sau:
- Tham gia quản trị dự án: Người sở hữu tối thiểu 100.000 ENS mới có thể tham gia quản trị dự án và những người này sẽ có được quyền quản trị các thành phần chính của giao thức như định giá, đề xuất cho sự phát triển của dự án, cung cấp oracle,…
- Chủ sở hữu token ENS sẽ được tham gia bỏ phiếu để phê duyệt các khoản tài trợ và chi tiêu của kho bạc.
- Doanh thu trong tương lai sẽ dược đưa vào kho bạc
- Tham gia vào các hoạt động của dự án và sử dụng để trả phần thưởng cho người dùng khi tham gia vào airdrop.
- ENS còn được sử dụng như tài sản dùng để tương tác trên giao thức
Token Allocation
100.000.000 ENS sẽ được phân bổ cụ thể như sau:
DAO Community Treasury (Kho tiền cộng đồng): 50%
ENS Contributors (Những người đóng góp cho ENS): 25%
Airdrop Community (Thưởng cho cộng đồng nắm giữ .ETH): 25%, trong đó:
- Core Contributors (Những người đóng góp cốt lõi): 18,96%
- Select Integrations (Các lựa chọn tích hợp): 2,5%
- External Contributors (Người đóng góp bên ngoài): 1,29%
- Launch Advisors (Các cố vấn khởi chạy): 0,58%
- Keyholders (Người nắm giữ cốt lõi): 0,25%
- Active Discord Users (Người dùng tích cực trên Discord): 0,125%
- Translators (Người phiên dịch): 0,05%
Vesting Schedule
Updating…
13. Mua và lưu trữ token ENS ở đâu?
- Hiện tại, token ENS đang được niêm yết trên một số sàn giao dịch lớn như: Binance, Gate.io, Okex, Kucoin, Huobi, Uniswap, Sushiswap, Coinbase Exchange,…
- Bạn có thể lữu trữ token ENS trên một số ví như Metamask, Trust Wallet, Coinbase,…
14. Cộng đồng
15. Tổng kết
ENS khác với đối thủ cạnh tranh của mình về việc ENS không có mục đích thay thế DNS như các đối thủ của mình mà mục tiêu chính của nền tảng là nâng cao dịch vụ của mình như một giải pháp bổ sung, điều này sẽ giúp ENS tạo ra một lợi thế vững chắc cho mình từ đó giúp nền tảng có thể dễ dàng tương thích với các tiêu chuẩn web 2.0. ENS đặc biệt hơn DNS ở chỗ DNS của web 2.0 như GoDaddy sẽ được lưu trữ trên các máy chủ tập trung còn riêng ENS sẽ hoạt động chính trên các hợp đồng thông minh của Ethereum.