Chắc hẳn những người xử dụng máy tính thường xuyên như chúng ta, không dưới 1 lần nghe tới khái niệm “keylogger”. Tuy có thể cảm nhận mơ hồ rằng đó là thứ nguy hiểm, một công cụ lợi hại có thể giúp kẻ xấu lấy cắp thông tin mà chúng ta nhập vào từ bàn phím. Hãy cùng XGems tìm hiểu về keylogger và tác hại của nó với nhà đầu tư, loại thông tin nó thu thập cũng như cách thức nó hoạt động, từ đó rút ra những kinh nghiệm bảo vệ bản thân một cách hiệu quả nhất nhé.
1. Keylogger là gì?
Keylogger thường là một phần mềm nhỏ gọn – hoặc đôi lúc nguy hiểm hơn thậm chí là một thiết bị phần cứng – với khả năng ghi lại mọi phím bấm mà người dùng đã nhấn trên bàn phím. Tổng hợp kết quả của các tổ hợp phím này, kẻ cài đặt keylogger có thể thu được tin nhắn cá nhân, nội dung email, số thẻ tín dụng và dĩ nhiên nguy hiểm nhất là mọi loại mật khẩu của người dùng.
Các kiểu keylog:
- Keylog phần cứng: Là kiểu keylog vật lý được kết nối với bàn phím hoặc giữa bàn phím và máy tính. Kiểu keylog này ít được áp dụng do giá thành cao, dễ bị phát hiện.
- Keylog phần mềm: Là kiểu keylog cư trú bên trong máy tính dưới dạng 1 phần mềm, loại keylog này phổ biến nhất, dễ dàng phát tán, ẩn sâu trong máy tính nên khó bị phát hiện.
- Các kiểu keylog khác: Ngoài 2 kiểu keylog kể trên thì keylog còn có nhiều kiểu khác như Remote Access software Keylogger, Remote Access Hardware Keylogger, hoặc Wireless Hardware Keyloggers, Wireless Keylogger sniffers và Acoustic Keylogger
2. Keylogger thường được sử dụng để làm gì?
Keylogger được sử dụng trong các tổ chức Công nghệ Thông tin (IT) để khắc phục sự cố kỹ thuật với máy tính và mạng lưới kinh doanh. Keylogger cũng có thể được sử dụng bởi một gia đình (hoặc doanh nghiệp) để âm thầm theo dõi việc sử dụng mạng của các thành viên; đôi khi chúng được sử dụng như một phần của tính năng giám sát trẻ em.
Cuối cùng và cũng là mục đích nguy hiểm nhất của keylogger chính là các hacker, người có mưu đồ đen tối có thể cài keylogger trên các máy tính để ăn cắp mật khẩu, thông tin cá nhân, bí mật hoặc thông tin thẻ tín dụng.
3. Cách thức hoạt động của keylogger
Keylogger dưới dạng phần mềm thường chạy ngầm trên máy, ghi lại mọi phím bấm mà người dùng nhập vào. Đôi lúc để tránh việc gửi dữ liệu thường xuyên khiến việc theo dõi bị người dùng “chú ý”, các gói phần mềm này có thể được thiết kế để chỉ gửi đi các chuỗi dữ liệu có vẻ hữu dụng – chẳng hạn như một chuỗi số “có vẻ” giống mã thẻ tín dụng.
Để tăng tính hiệu quả, keylogger cũng thường được kết hợp với một số loại phần mềm theo dõi khác, nhờ vậy kẻ xâm nhập có thể phân biệt được các thông tin mà người dùng nhập vào khi chat chit vô nghĩa với các thông tin nhập vào khi đang đăng nhập vào tài khoản ngân hàng trực tuyến. Các chuỗi kí tự đầu tiên người dùng nhập vào sau khi khởi động một chương trình chat, email client hay game online cũng rất quan trọng – bởi đây thường là chuỗi username và password dùng để đăng nhập vào tài khoản của dịch vụ đó..
Như bạn thấy, Keylogger không chỉ ghi lại các thao tác phím mà còn thực hiện chụp màn hình máy tính. Khi đã lấy được các thông tin về, Keylogger có thể lưu trữ dữ liệu ngay trên ổ cứng của người dùng hoặc chuyển ngay thông tin đó qua mạng về một máy tính được chỉ định từ xa khác (hoặc là một web server khác).
4. Keylogger xâm nhập vào máy theo cách nào?
Keylogger, thông thường là một phần mềm nhỏ gọn, tuy nhiên cũng có những trường hợp chúng là thiết bị phần cứng (sẽ cực kì nguy hiểm trong trường hợp này). Có khả năng ghi nhớ lại mọi phím bấm mà người dùng đã thực hiện ở trên bàn phím.
Sau đó Keylogger sẽ tổ hợp lại các tổ hợp phím đó để tìm ra được các thông tin cá nhân, nội dung tin nhắn trao đổi như email, skype, số thẻ tín dụng và những mật khẩu trên các website của người dùng, và coi như bạn đã mất toàn bộ thông tin khi bị tấn công Keylogger vào tay kẻ xấu.
5. Tác hại đối với nhà đầu tư Crypto
Như các bạn đã thấy ở trên Keylogger thường là một phần mềm, phần cứng – với khả năng ghi lại mọi phím bấm mà người dùng đã nhấn trên bàn phím. Tổng hợp kết quả của các tổ hợp phím này, kẻ cài đặt keylogger có thể thu được tin nhắn cá nhân, nội dung email, số thẻ tín dụng và dĩ nhiên nguy hiểm nhất là mọi loại mật khẩu của người dùng. Vậy nên đối với những nhà đâu tư crypto như chúng ta một ví web3 nào đó như Metamask, Trust,… hoặc một tài khoản sàn giao dịch là nơi lưu trữ hầu như tất cả tài sản để đầu tư của mình. Vậy nên khi kẻ xấu thông qua Keylogger biết được Tài khoản sàn Dex, 12 ký tự bí mật của ví cá nhân, Tài khoản Gmail,… thì chúng có thể dễ dàng xâm nhập và đánh cắp toàn bộ tài sản của chúng ta.
Qua đó ta có thể thấy được sự nguy hiểm của Keylogger đối với các nhà đầu tư crypto vậy tiếp theo chúng ta sẽ thử một số biện pháp để phát hiện, phòng tránh và loại trừ keylogger khỏi máy tính của mình nhé.
6. Bảo vệ mình trước keylogger
Về cốt lõi, phần mềm keylogger vẫn luôn được xếp vào dạng mã độc – malware. Vì vậy ta có thể phát hiện keylogger trên máy bằng các công cụ quét thường dùng. Quan trọng nhất là hãy chọn đúng phần mềm bảo mật – không cần thiết phải mạnh mẽ và đắt tiền, chỉ cần có tên tuổi và danh tiếng rõ ràng. Avast, AVG, Avira đều có các giải pháp miễn phí và hiệu quả cho người dùng phổ thông. Nếu thiếu cẩn trọng, rất có thể phần mềm gán “anti-virus” hay “anti-malware” mà bạn tải bừa từ một nguồn nào đó trên mạng lại chính là thủ phạm cài đặt keylogger lên máy của bạn, hoặc nhẹ nhàng hơn thì sẽ kéo theo vô vàn bloatware – các phần mềm không mong muốn – cũng như các quảng cáo khó chịu lên máy.
Nếu thật sự lo lắng và không chắc về sự tồn tại của keylogger hay xa hơn là các phần mềm quản lý do người khác cài đặt lên máy mình, tốt nhất là bạn hãy luôn tận dụng chức năng bàn phím ảo sẵn có trên các dịch vụ của ngân hàng, kênh thanh toán trực tuyến hay khi đăng nhập vào các ví sàn, ví cá nhân nhé.
Dưới đây là một vài phương pháp phòng ngừa và phát hiện keylogger
- Cài đặt một chương trình diệt virus tốt sẽ có thể giúp bạn được an toàn.
- Cài đặt một chương trình chống Keylogger cũng là một lựa chọn, vì các chương trình này được thiết kế đặc biệt để phát hiện, gỡ bỏ và phòng ngừa các cuộc tấn công Keylogger.
- Hãy cẩn thận với các tệp đính kèm và đường dẫn trong email. Không nên bấm vào các quảng cáo và các trang web không rõ nguồn gốc.
- Luôn cập nhật các ứng dụng phần mềm và hệ điều hành của bạn
- Bất kỳ người dùng nào sử dụng ngân hàng trực tuyến hoặc các hoạt động trực tuyến liên quan đến tiền khác phải đặc biệt cẩn trọng .càng quan trọng hơi với những người sử dụng và người giao dịch tiền mã hóa như chúng ta.
7. Tổng kết
Thông qua bài viết, XGems đã giới thiệu khái niệm Keylogger là gì, tác hại của chúng đối với nhà đầu tư và những biện pháp chi tiết để bạn phòng tránh được Keylogger.
Hy vọng bài viết ngày hôm nay của mình đã giúp anh em có những kiến thức hữu ích về keylogger và cách phòng tránh nhé.