Bài viết là quan điểm cá nhân của tác giả về cách tồn tại lâu dài trong thị trường Crypto, kể cả trong uptrend và downtrend.
- 1. Câu chuyện của uptrend và downtrend
- 2. Phương pháp nắm bắt chu kỳ
- Giai đoạn ra mắt và triển khai (2010 – 2013)
- Giai đoạn phát triển (2013 – 2017)
- Giai đoạn trưởng thành (2017 – nay)
- Giai đoạn đào thải hoặc tái ra mắt concept mới (chưa xảy ra)
- Phân biệt các chu kỳ
- 4. Học hỏi và kiên nhẫn
- 5. Tìm những người cùng chí hướng
- 6. Cược nhỏ
- 7. Sáng tạo content
- 8. Tìm hiểu kiến thức chuyên môn cụ thể
- 9. Luôn tính đến chi phí cơ hội
- 10. Đặt mục tiêu cuối cùng
- 11. Tổng kết
Anh em đã đọc rất nhiều về các bài về Project và Token rồi, Whitepaper đều hứa hẹn với roadmap vô cùng tiềm năng. Tuy nhiên, nếu chỉ sống trong mùa uptrend và rời bỏ thị trường trong lúc downtrend thì anh em đang bỏ qua những bài học quý giá nhất cho phép anh em chiến thắng ở bất kỳ thị trường nào.
Mình hi vọng với bài viết này, anh em sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về thị trường crypto. Bài viết được lấy cảm hứng từ bài viết của Fred Ehrsam (Co-founder Coinbase) và Route 2 FI, một long-term investor nổi tiếng. Anh em có thể xem bài viết gốc tại đây.
1. Câu chuyện của uptrend và downtrend
Uptrend nhà nhà đều vui, thị trường sôi động. Downtrend nhà nhà hoang mang, thị trường ảm đạm.
Tuy nhiên, đối với mình, trong mùa downtrend chính là lúc mình nhận ra nhiều giá trị nhất, nhiều bài học nhất mà thị trường crypto đã dạy mình. Ở thị trường crypto, bạn có thể x5 x10 x100 tài sản trong 1 tuần, 1 tháng, 1 năm nhưng cũng có thể /5 /10 /100 tài sản với thời gian còn nhanh hơn thế.
Mình không muốn nói làm anh em hoang mang, mình vẫn rất bullish ở thị trường crypto. Tuy nhiên, bất kì thị trường nào muốn đón cơn sóng lớn điều phải có những cú điều chỉnh lớn. Điển hình là vào trước tháng 9/2020, đã có một đợt altseason cho anh em thắng đậm kèo BAND, RUNE, SOL. Còn vào đầu tháng 9/2020 cho tới giữa tháng 9/2020 thì sao, anh em nào may mắn thì huề vốn, anh em nào mới vào “buy high sell low” thì /5 tài khoản là chuyện bình thường.
Tới thời điểm hiện tại thì mọi thứ đã tốt hơn rất rất rất nhiều, nếu ai buy ở thời điểm tháng 9/2020 đến nay thì x10 tài khoản là chuyện hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, bao nhiêu anh em thật sự x5 được tài khoản? Bao nhiêu anh em “hold” thật sự những dự án tiềm năng hay chỉ quay lại lúc BTC đã phá đỉnh 20,000$?
Vậy trong trường hợp vài tháng nữa, giả sử thị trường bước vào sóng điều chỉnh, anh em có chắc sẽ giữ cho tài khoản x2 không, hay lại tiếp tục để tài khoản /5 /10 và rời bỏ thị trường này.
2. Phương pháp nắm bắt chu kỳ
Trong thị trường crypto, chẳng ai dám nói bản thân có thể đoán trước chính xác tương lai vì thị trường crypto phát triển và thay đổi mỗi ngày. Ngay cả Fred Ehrsam – Co-founder Coinbase cũng vậy cho dù ông đã trải qua ba chu kì lớn nhất của thị trường crypto vào năm 2011, 2013 và 2017.
Tuy nhiên, Fred Ehrsam cũng tiết lộ từ khóa giúp ông đứng vững trước sự thay đổi của thị trường trong hơn 10 năm nay. Đó chính là “Quan sát tính lặp lại của chu kỳ”. Không chỉ ở thị trường crypto, bất kỳ thị trường nào cũng sẽ có lúc “suy” lúc “thịnh”. Và đó chính là lúc xuất hiện vòng lặp của chu kỳ.
Diễn biến trong một chu kỳ có thể sẽ không giống nhau trong từng giai đoạn, tuy nhiên chúng vẫn có những yếu tố đặc trưng cho phép anh em xác định mình đang ở chu kì nào. Anh em lưu ý là trong mỗi chu kỳ lớn sẽ có những chu kỳ nhỏ. Ví dụ như crypto có 3 chu kỳ lớn vào năm 2011, 2013 và 2017. Mình sẽ tóm gọn và ví dụ cụ thể 4 giai đoạn:
Giai đoạn ra mắt và triển khai (2010 – 2013)
Đây giai đoạn Bitcoin và thuyết phân quyền được đề ra bởi Satoshi Nakamoto. Trong giai đoạn này, mọi người sẽ nghi ngờ. Anh em có thể thấy đa số đám đông sẽ chẳng ai xem Bitcoin là tài sản có giá trị.
Giai đoạn phát triển (2013 – 2017)
Đây là giai đoạn đã có Bitcoin đã nhận được sự chú ý và có cộng đồng quan tâm đến thị trường crypto. Tuy nhiên đây chỉ là sự chú ý hoặc tiên phong của một nhóm tổ chức nhỏ. Bitcoin đã dần có giá trị tài thời điểm này, tuy nhiên vẫn bị nghi ngờ của đám đông.
Giai đoạn trưởng thành (2017 – nay)
Theo mình thì chúng ta đang ở giữa giai đoạn phát triển và trưởng thành. Là lúc mà:
- Truyền thông nhắc đến nhưng vẫn trong sự nghi ngờ.
- Các tổ chức và tập đoàn lớn bắt đầu thể hiện sự quan tâm.
- Crypto dần được ứng dụng vào thực tế.
- Một dòng tiền lớn sẽ đổ vào thị trường.
- Bitcoin và crypto trở nên có giá trị trong mắt mọi người.
Giai đoạn đào thải hoặc tái ra mắt concept mới (chưa xảy ra)
Theo mình thì giai đoạn này chưa xảy ra ở chu kỳ lớn nhất, nó đã giải ra ở các chu kỳ nhỏ hơn (mình có ví dụ bên dưới). Tuy nhiên, có thể nó sẽ không xảy ra sớm vì thị trường crypto là một thị trường còn rất mới và đang phát triển mỗi ngày. Mình kỳ vọng sau giai đoạn đào thải, thị trường sẽ tái ra mắt với những concept mới, tay chơi mới và càng có những ứng dụng sâu hơn vào thực tế cho người dùng.
Phân biệt các chu kỳ
Tất nhiên các chu kỳ cho dù có lặp lại vẫn sẽ không thể giống nhau 100%, điều quan trọng là học được gì sau khi trải qua từng giai đoạn của chu kỳ. Sau mỗi đợt đào thải, những dự án tốt nhất phù hợp nhất sẽ được phát triển và nâng cấp tiếp.
Mình ví dụ cụ thể cho anh em về chu kỳ nhỏ hơn, chính là chu kỳ của các phương thức phát hành token.
Ban đầu, anh em chủ yếu sẽ tham gia vào ICO (Initial Coin Offering) với những kèo thắng vô cùng đậm vào năm 2017. Tuy nhiên sau đó thì với số tiền lãi đó, anh em lại tham gia tiếp cho đến cuối năm 2017, không ít anh em đã mất sạch với ICO với các dự án scam trong khi trong tay lại không hề có tài sản nào từ dự án đã “góp vốn”.
Vào giai đoạn “phát triển” của phương thức phát hành token, đại diện là các phương pháp phân phối IDO, IEO hay STO. Sẽ có những dự án chất lượng hơn, đi sâu vào thực tế hơn và an toàn hơn khi người tham gia được đảm bảo bằng token đại diện cho dự án mà họ đã tham gia góp vốn.
4. Học hỏi và kiên nhẫn
Anh em đọc bài viết có thể là anh em mới join thị trường vài tháng hoặc thậm chí là vài năm. Cho dù tham gia cùng một thời điểm, kết quả của mỗi người sẽ không hề giống nhau, phụ thuộc vào kiến thức của anh em với thị trường.
Đặc biệt là trong trend DeFi vừa rồi, chúng ta đã chứng kiến một sự bùng nổ của các dự án tài chính, rất nhiều anh em đã từ nghìn đô lên triệu đô nếu biết tận dụng. Tuy nhiên, mình đánh giá Defi không phải là trend “sớm nổi chiều tàn”. Mình đánh giá Defi là tương lai và mình chắc chắn là vậy.
Hãy chứng khiến sự thật rằng khi mọi người tiếp cận Defi, khi các tổ chức lớn bắt đầu áp dụng Defi, anh em vẫn còn hỏi Defi là gì? Chẳng bao giờ trễ nếu anh em bắt đầu tìm hiểu về Defi. Defi trong tương lai sẽ không giới hạn ở mảng tài chính, mà sẽ còn sâu hơn vào mảng nghệ thuật (NFTs) hay mã hóa tài sản (Asset Tokenization) thực như bất động sản,…
5. Tìm những người cùng chí hướng
Việc tìm những người có chung tư tưởng với mình là hoàn toàn tự nhiên, anh em có thể đạt được vài mục tiêu khi thực hiện điều này. Hãy luôn nhìn xung quanh và tìm những người đồng đội nhanh nhạy, thèm khát thành công và có nỗ lực không ngừng.
Nếu được, hãy kết giao với những founders, builders, hay bất cứ ai biết nhiều hơn mình. Đây là cách để anh em học được nhiều nhất, kiến thức từ những crypto insider giúp anh em thực hiểu cách thị trường vận hành.
Tất nhiên, cách này sẽ giúp anh em có nhiều ý tưởng hơn, rút ngắn quá trình research. Dù sao thì hãy luôn DYOR (Do Your Own Research), và đừng tin tưởng mù quáng vào ai đó. Một tip khi anh em tìm hiểu dự án mới, nếu có bất kì thắc về roadmap hay sản phẩm,… hãy luôn luôn hỏi founder/admin của dự án, câu trả lời sẽ giúp anh em đánh giá được phía dự án có tâm không, có hiểu sản phẩm của mình không, có định đi long-term không?
6. Cược nhỏ
So sánh với các thị trường khác, crypto không hẳn là một thị trường đầu tư rất hiệu quả như trong tư tưởng của đa số những người mới. Anh em có thể kiếm được nhiều tiền khi đầu tư sớm vào các dự án mới. Nhưng xu hướng trong thị trường này thì luôn thay đổi rất nhanh, trend của của ngày hôm nay, có thể lụi tàn trong ngày mai.
Nếu muốn thích nghi trong thị trường crypto, anh em nên chuẩn bị tinh thần và luôn sẵn sàng thay đổi suy nghĩ. Đi theo xu hướng là cách tốt nhất để tồn tại trong thị trường, như câu nói “Trend is friend”.
Trong thị trường DeFi, hãy luôn tìm hiểu kĩ trước khi anh em tham gia vào một protocol nào đó. Có một câu nói được mọi người truyền nhau trên Twitter: “Nếu bạn không thể giải thích ngắn gọn lãi suất từ các nền tảng DeFi từ đâu mà ra, thì bạn chính là nguồn gốc của lãi suất đó.”
Hãy luôn coi số tiền đầu tư ở mức rủi ro cao và có thể mất, luôn tính toán để đưa ra quyết định và đương nhiên đừng bao giờ all-in. Crypto khác với quỹ đầu tư theo chỉ số của thị trường chứng khoán, một quỹ đầu tư chỉ số không thể về 0, còn altcoins thì hoàn toàn có thể. Vì vậy, đừng quên cắt lỗ, hãy luôn chú ý tới chi phí cơ hội.
7. Sáng tạo content
Cách đơn giản nhất để thu hút sự chú ý của mọi người là xây dựng một kênh Twitter riêng của bản thân.
Cách tốt nhất để thực hiện điều này là gì?
Anh em có thể cân nhắc sáng tạo các content sau:
- Youtube videos
- Twitter threads (Chuỗi các bài viết trên Twitter)
- Tóm tắt các podcast
- Viết blog riêng về kinh nghiệm, cách chơi của bản thân.
- Chọn phương tiện bản thân nắm rõ, hoặc phương tiện mà anh em muốn nắm rõ nhất để xây dựng. Điều quan trọng là anh em cần kiên trì, xuất hiện đều đặn, tức là anh em cần chuẩn bị content mỗi ngày.
→ Sáng tạo content là cách rất thiết thực để anh em tận dụng kiến thức bản thân và tạo môi trường để trao đổi với những người xung quanh.
8. Tìm hiểu kiến thức chuyên môn cụ thể
Mỗi người đều có thiên bẩm hay hứng thú tại một lĩnh vực hoặc một chủ đề nào đó. Hãy luôn tận dụng điều này và sử dụng nó để có lợi cho anh em.
Route 2 FI là một người có nhiều trải nghiệm trong DeFi và giỏi viết, vì vậy luôn có nhiều động lực để viết threads hơn là việc làm video trên Youtube hay sản xuất các tập podcast.
Trong crypto có rất nhiều lĩnh vực ngách khác nhau, anh em có thể chọn một ngách cụ thể như các hệ sinh thái, DeFi, NFT, DAO,… và tìm hiểu/ research sâu nhất có thể, từ đó tận dụng kiến thức này sản xuất các loại content ở trên. Nếu đã có một kiến thức chuyên môn, mọi người sẽ xem nội dung đó vì anh em là người rất chắc về nội dung đó, ít ai có thể cạnh tranh nếu anh em đã tạo được danh tiếng mà mọi người tin tưởng.
9. Luôn tính đến chi phí cơ hội
Chi phí cơ hội có thể được áp dụng trong rất nhiều trường hợp.
Một vài ví dụ:
Phân bổ danh mục đầu tư. Route 2 FI nói: “Tôi đã từng nói chuyện với rất nhiều người, một đặc điểm chung giữa tất cả họ là gần như không tách rời khỏi hiệu ứng mỏ neo. Khi 1 token giảm 80%, thay vì cắt lỗ, họ muốn đợi token phục hồi rồi mới bán. Chi phí cơ hội ở đây là bán token dù lỗ, nhưng có cơ hội đầu tư vào dự án khác tốt hơn.”
Công việc thường ngày vs Crypto full-time: khi đến một thời điểm nhất định, việc ưu tiên tiền điện tử toàn thời gian có thể đem lại nhiều lợi ích hơn một công việc bình thường.
Tuy nhiên, hãy luôn đảm bảo bạn có một nền tảng vốn vững chắc để dựa vào và đừng bao giờ bỏ việc mà không có kế hoạch, Crypto vẫn luôn là một thị trường khắc nghiệt.
10. Đặt mục tiêu cuối cùng
Nên có cho mình một mục tiêu cuối cùng, điều này giúp anh em tập trung và kiên trì hơn. Tất nhiên anh em cũng không cần vội, việc FOMO chỉ dẫn đến sự hấp tấp, hãy tham gia cuộc chơi với tâm thế dài hạn giúp anh em bình tĩnh hơn.
Một phương pháp nữa anh em có thể sử dụng là chia nhỏ mục tiêu cho từng giai đoạn, mỗi khi hoàn thành một mục tiêu nhỏ hãy thưởng cho bản thân một thứ gì đó.
11. Tổng kết
Trên đây là một vài chia sẻ mình tổng hợp được, mỗi người sẽ có một phương pháp đầu tư riêng. Mình nghĩ điều quan trong nhất để đi lâu dài với thị trường là sự kiên nhẫn, như trong một câu nói: Người chiến thắng trong thị trường crypto không phải là người thắng kèo đậm nhất mà là người kiên nhẫn học hỏi nhất trong thị trường.