USDC sụp đổ là một trong những tin đồn đang được lan truyền rất nhanh và gây hoang mang cho cộng đồng. Liệu đó có phải sự thật? Bằng chứng cho tin đồn đó có đáng tin? Phân tích chi tiết sự việc tại đây!
- 1. Thông tin cơ bản về USDC
- 2. Tin đồn USDC sụp đổ bắt nguồn từ đâu?
- 3. Tin đồn về USDC được lan truyền trong bối cảnh nào?
- Stablecoin mất peg
- Bong bóng vỡ nợ của Three Arrows Capital (3AC) và các bên khác
- Vùng xám và điểm yếu của Circle khiến họ có thể bị FUD
- 4. “Thuyết âm mưu” về sự sụp đổ của USDC
- Chi tiết vụ việc và mối liên hệ với các bên cho vay “thuộc diện nguy cơ cao”
- Phân tích tính xác thực của luận điểm trong thuyết âm mưu
- 5. Liệu USDC có khả năng sụp đổ?
- Độ ổn định và tính thanh khoản trong tài sản đảm bảo của USDC
- Độ liên quan của quỹ bảo chứng cho USDC đến các tài sản rủi ro
- Tính minh bạch trong lượng tài sản back cho USDC
- Nhận xét
- 6. Người dùng sẽ tháo chạy khỏi USDC như đã từng với USDT?
- 7. Nhìn nhận thế nào về tin đồn của USDC?
- 8. Một số thông tin tích cực liên quan đến USDC
- Bybit cho ra mắt hợp đồng tương lai sử dụng USDC làm tài sản thế chấp
- Ngân hàng cộng đồng New York (NYCB) trở thành cơ quan nắm giữ quỹ của stablecoin USDC?
- 9. Bài học rút ra từ tin đồn
- 10. Tổng kết
Những ngày vừa qua, trên mạng xã hội đã lan truyền một thuyết âm mưu cho rằng USDC đang trên bờ vực sụp đổ. Mặc dù chỉ là tin đồn nhưng nó được tung ra đúng thời điểm stablecoin đang gặp vấn đề, do đó, tin được truyền đi rất nhanh và sức ảnh hưởng của nó là rất đáng kể.
Chưa hết, quỹ dự trữ của USDC cũng bị tố liên quan đến các quỹ trong bong bóng vay nợ từ vụ stETH mất peg hay Three Arrows Capital vỡ nợ (ví dụ: Celsius, Alamdeda Research, BlockFi,..). Ngoài ra, tin đồn cũng đã đánh vào “vùng xám” của Circle, nơi mà chính Circle cũng đang có sự chưa rõ ràng về các bên họ cho vay.
Thực hư về tin đồn này như thế nào? Hãy cùng XGems đi từ ngọn nguồn của vấn đề và xác minh các luận điểm của thuyết âm mưu này!
1. Thông tin cơ bản về USDC
USDC là gì?
USDC là stablecoin hay đồng ổn định được phát hành bởi Circle (Mỹ). Circle là công ty công nghệ tài chính toàn cầu làm về mảng thanh toán ngang hàng, được cấp phép về dịch vụ tiền kỹ thuật số bởi các cơ quan chính phủ của 2 nước là Mỹ (New York State Department of Financial Services) và Anh lần lượt vào các năm 2015 và 2016.
Ngoài ra, USDC cũng được sự hậu thuẫn đến từ Coinbase, một trong những sàn giao dịch crypto được cấp phép tại Mỹ và nhằm trong top 3 sàn lớn nhất thế giới.
USDC luôn có thể quy đổi thành đô la với giá trị tương đương để phục vụ cho nhu cầu cần có một đồng ổn định cho việc trung chuyển giá trị và phương tiện thanh toán ngang hàng. USDC được tạo ra dựa trên công nghệ hợp đồng thông minh và hiện đang được triển khai trên nhiều blockchain với các chuẩn khác nhau như Ethereum (ERC-20), Avalanche (ARC-20), Algorand (ASA), Solana (SPL), Tron (TRC-20),…
Công dụng của USDC được dùng để thanh toán, cung cấp thanh khoản một bên trên các sàn giao dịch, tài sản thế chấp, giao dịch và nhiều tính năng khác.
Thông số ấn tượng về USDC
Tính tới ngày 29/6/2022, USDC hiện đang là đồng stablecoin đứng thứ 2 sau USDT và xếp trên BUSD.
Ngoài ra, USDC còn là coins có vốn hóa lọt top 4 trên thị trường crypto với 56 tỷ USD (theo Coingecko). Hơn 1.5 triệu người nắm giữ USDC với độ phủ hơn 190 quốc gia (xét theo địa chỉ ví dựa trên vị trí địa lý).
2. Tin đồn USDC sụp đổ bắt nguồn từ đâu?
Gần đây, trên Twitter đang lan truyền rất nhanh thông tin về USDC sụp đổ và sự hoài nghi của cộng đồng cũng được dấy lên thể hiện qua chỉ số social signal cao.
Chỉ số social signal – biểu thị cho mức độ nhận diện trên mạng xã hội của USDC đang ở mức cao nhất mọi thời đại (ATH) là 1.11 nghìn lượt đề cập vào ngày 29/6/2022 (theo LunarCrush).
Vậy nguyên nhân do đâu khiến USDC thu hút được sự quan tâm cộng đồng lớn như vậy?
Việc này bắt nguồn từ một tài khoản có tên là Geralt Davidson đã đăng bài tweet với tựa là “USDC đang trên bờ vực sụp đổ?”. Nhanh chóng, bài tweet này đã được cộng đồng chú ý và mọi người bắt đầu đổ dồn vào tin đồn này.
3. Tin đồn về USDC được lan truyền trong bối cảnh nào?
Stablecoin mất peg
Một trong những sự kiện gây chấn động toàn bộ thị trường trong quý 2/2022 chính là về sự mất peg của đồng stablecoin thuật toán UST với lãi suất hấp dẫn để kéo sụp cả thị trường.
Bong bóng vỡ nợ của Three Arrows Capital (3AC) và các bên khác
Sau sự sụp đổ của UST là sự cố stETH mất peg do một số vấn đề liên quan đến lợi nhuận dựa trên sự vay nợ thiếu bền vững và các lenders đối diện nguy cơ sụp đổ như Celsius, BlockFi, 3AC. Giọt nước tràn ly sau khi thông tin về 3AC – quỹ đầu tư tham lam và sử dụng đòn bẩy vốn nhằm khuếch đại lợi nhuận đã bị phanh phui và phải tuyên bố phá sản.
Liệu thông tin gây FUD USDC nhằm mục đích “thừa nước đục thả câu” sau chuỗi sự kiện stablecoin mất peg và bong bóng vay nợ trước đó?
Sau sự kiện mất peg liên tiếp của UST, USDD và bong bóng vay nợ phát nổ, trùng hợp thay thuyết âm mưu “chưa được xác thực” về USDC lại bao hàm những luận điểm có liên quan mật thiết để những yếu tố trên.
Người viết tweet đưa lập luận thiếu căn cứ và nó xoáy vào điểm được cho đang ở “vùng xám”, nghĩa là các yếu tố đang thiếu sự rõ ràng từ phía Circle.
Vùng xám và điểm yếu của Circle khiến họ có thể bị FUD
Thông tin về các lender mà quỹ treasury của Circle gửi Circle Bermuda cho vay là những tổ chức như thế nào? Và nếu không nắm rõ chi tiết này thì người khác có thể dùng để khai thác điểm này và gây bất lợi cho USDC ⇒ Cần thêm sự minh bạch về vấn đề này.
Tuy nhiên, điểm tích cực là các nhà đầu tư tổ chức muốn tham gia Circle Yield phải được xét duyệt từ phía Circle.
Điều này sẽ phòng được trường hợp nếu Circle chịu rủi ro từ việc một phần tài sản thế chấp (ở dạng BTC) bị thanh lý thì những nhà đầu tư này sẽ không yêu cầu rút hàng loạt (vì các cam kết và thời hạn rút đã được thống nhất từ trước dựa trên điều khoản cho vay và deposit term của người deposit vào quỹ ban đầu).
⇒ Giảm thiểu sự nguy hiểm cho quỹ của Circle.
4. “Thuyết âm mưu” về sự sụp đổ của USDC
Chi tiết vụ việc và mối liên hệ với các bên cho vay “thuộc diện nguy cơ cao”
Tóm tắt vụ FUD liên quan đến USDC và các luận điểm người tung tin đưa ra như sau:
(1): USDC có đối tác lớn là ngân hàng Signature Bank của USDC Reserve. Họ sẽ giúp Circle đổi USD sang USDC (tính năng Circle cam kết với người dùng rằng sẽ luôn có thể đổi 1:1 giữa USDC và tiền mặt).
(2): Circle sẽ phải trả phải phí cao hơn mức lãi suất thông thường của việc deposit fund nhằm có được sự chuyển đổi này cho Signature Bank ⇒ mức lãi suất ước tính khoản ~5% (theo nguồn mật) và nó lớn hơn khi so sánh với lợi nhuận thu được từ việc cho vay.
⇒ Circle lỗ với khoảng 500 triệu USD (quý 1/2022) và được dự báo sẽ lỗ thêm 1.5 tỷ đô cho cả năm với gia tốc lỗ hiện tại.
⇒ Không triển khai được việc nâng tổng market cap USDC. Ngoài ra, anh cũng thông tin rằng Circle để dự tính trả khoản này đã phải gọi vốn 2 lần/năm vào các năm trước đây.
(3): USDC Reserve đầu tư vào Signet, Signature Bank và Silvergate cung cấp 2 sản phẩm tài chính là Signet và SEN. Đây là những nền tảng tư nhân giúp kết nối với các quỹ phòng hộ (hedge fund) và ngân hàng để di chuyển USD giữa các bên.
Mỗi đô la gửi vào Signature bank sẽ được chuyển thành USDC và đem chúng cho vay thông qua Signet/SEN.
(4): Vì Signature Bank và Silvergate đều là ngân hàng nên họ có thể tận dụng quỹ của họ và làm phân mảnh quỹ dự trữ này cho nhiều mục đích khác nhau. Họ được khuyến khích để cho vay USDC nhằm kiếm lợi nhuận để đem về nguồn thu ⇒ Tăng marketcap ⇒ Để cho phép in ra thêm USDC.
Circle còn sử dụng một công ty ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ – Bermuda để cung cấp cơ sở thuận tiện cho việc cho vay mà không chịu sự kiểm soát của luật pháp Hoa Kỳ.
(5): Đối tượng của các khoản vay được cho là các tổ chức như Celsius, 3AC, BlockFi, Galaxy, Alameda. Họ được cho là nắm giữ lượng lớn USDC và các cơ sở cho vay khác.
Họ đều là những người đi vay chịu rủi ro lớn và thậm chí vỡ nợ, mất khả năng hoàn trả, bị thanh lý vị thế, gần như phá sản như BlockFi. Nền tảng lending này đã được FTX mua lại với mức giá 25 triệu USD nhằm cứu dự án giúp duy trì hoạt động trở lại.
(6): Đối tượng được cho vay của Circle đều là những bên đã và đang thuộc diện rủi ro cao như 3AC, Celsius, BlockFi và nguy cơ các khoản USDC cho họ vay sẽ không được hoàn trả. Rủi ro của Circle là khi các nhà đầu tư nếu muốn rút hàng loạt tại các thời điểm đáo hạn.
⇒ Circle có thể sẽ không có đủ lượng USDC (vì các bên được Circle cho vay ở diện nguy cơ kể trên) để cho các nhà đầu tư rút.
⇒ Có khả năng phá sản vì các khoản họ cho vay không được hoàn trả.
Quy mô của các khoản vay ước tính dao động trong khoảng từ 3-5 tỷ USD.
Phân tích tính xác thực của luận điểm trong thuyết âm mưu
Ý thứ (1): Cho phép quy đổi USDC sang tiền mặt và ngược lại thông qua ngân hàng như Silvergate hay Signature bank
Thông tin về dịch vụ redeem của Circle là chính xác. Tuy nhiên, các đối tác hỗ trợ vấn đề này như Silvergate hay Signature bank chưa được xác minh.
Ý thứ (2): Circle lỗ 500 triệu USD và sẽ tiếp tục lỗ 1.5 tỷ USDC trong năm 2022, phải raise vốn từ trước để trả các chi phí quy đổi USDC
Về các khoản lỗ:
- Bảng cân đối kế toán Circle gửi cho SEC phê duyệt hiện chỉ đến cuối năm 2021 và sẽ được audit hàng năm.
- Vì vậy luận điểm rằng Circle lỗ 500 triệu USD ở quý 1/2022 là thiếu căn cứ vì khoản lỗ 509 triệu USD được ghi nhận nằm ở tháng 12/2021.
Về việc raise vốn trước để trả chi phí quy đổi USDC sang USD khoảng 5%:
- Vì anh ấy nói mức phí này là 5% dựa trên nguồn mật nhưng chưa công bố được chứng cứ ⇒ Đây vẫn chỉ là thuyết âm mưu cho khoản lỗ của Circle.
- Các dự định trong việc raise vốn trước năm 2022 của Circle không nhất thiết phải chi trả cho việc redeem từ USDC. Để rõ hơn, chi phí nhờ một ngân hàng quy đổi USDC-USD hay ngược lại sẽ được tính vào phần “chi phí hoạt động (operating expenses)”.
Tuy nhiên, năm 2021 trong bảng cân đối kế toàn (balance sheet )của Circle không ghi nhận mức lỗ 500 triệu USD nào cho chi phí hoạt động. Thay vào đó, Circle chịu khoản lỗ khoảng 436 triệu USD cho convertible debt (các ghi nợ có thể chuyển đổi) trên tổng 503 triệu USD lỗ.
Ý thứ (3): USDC Reserve đầu tư vào Signet/SEN và các bên này cho các bên trong thị trường crypto vay.
Việc Circle cho Circle Bermuda vay và khoản này được đem đi cho các bên khác mượn là đúng, nhưng thông tin về các bên mượn không được công bố.
Ý thứ (4): Circle Bermuda được tạo ra nhằm trốn tránh và chống sự kiểm soát của Mỹ
Công ty Bermuda của Circle chưa bị bên nào cáo buộc vi phạm luật pháp hay có biểu hiện trốn sự kiểm soát của luật Hoa Kỳ.
Ý thứ (5): Rủi ro về việc Circle hay các bên ngân hàng đối tác của Circle cho các lenders có nguy cơ cao như BlockFi, Celsius hay 3AC
Chưa có chứng cứ cho vấn đề này.
Ý thứ (6): Rủi ro về việc các nhà đầu tư muốn đổi từ USDC sang USD sẽ khiến Circle gặp khó khăn
Các dịch vụ của USDC thì một trong số đó là cho phép quy đổi từ USDC sang USD với tỉ lệ 1:1. Rủi ro mà tác giả nói nếu người nắm giữ USDC muốn redeem hàng hoạt từ USDC sang USD thì Circle sẽ có khả năng phải thông báo ngăn việc redeem hàng loạt lại là đúng.
Bởi các lý do (nếu có) như sau:
Lí do 1: Trong Treasury chỉ có khoảng 13.7 tỷ USD tiền mặt còn lại hơn 40 tỷ USD ở dạng tín phiếu kho bạc thời hạn ngắn của Mỹ (thanh khoản tuy cao nhưng lại không thể support lượng redeem lớn tại cùng 1 thời điểm vì cam kết thời gian đáo hạn sẵn dưới 1 năm).
Lí do 2: Nếu giả định của tác giả là các bên được Circle cho vay USDC đang ở diện nguy cơ như BlockFi (đã được mua lại), 3AC (tuyên bố phá sản ngày 2/7/2022) hay Celsius (“bơm giáp” để gồng mức giá thanh lý xuống khoảng 12,000 USD/BTC) là đúng. Đồng thời lượng USDC này không thể trả lại cho Circle.
⇒ Tài sản đảm bảo trong quỹ vẫn còn đó và không liên quan đến việc mất peg USDC (vì lượng USDC mint = lượng tài sản trong quỹ).
Tuy nhiên, khi có áp lực redeem hàng hoạt (do người nắm giữ USDC hoảng loạn) sẽ khiến Circle không có đủ tiền mặt để quy đổi. Vì lúc này lượng cung USDC do nhu cầu redeem lớn hơn tài sản trong quỹ có thể back và không đủ để hỗ trợ redeem ngay.
Khi cung USDC > tài sản đảm bảo (do redeem nhiều) ⇒ USDC mất peg + những hệ lụy liên quan lớn khác.
⇒ Nhận xét: Luận điểm này của tác giả sẽ có hiệu lực khi các giả định anh tuyên bố “thiếu chứng cứ” là chính xác và thỏa các điều kiện trên.
5. Liệu USDC có khả năng sụp đổ?
Để xác định khả năng khả năng sụp đổ của USDC, ta cần xét đến những yếu tố sau:
- Tài sản bảo chứng cho lượng USDC mint ra có tính thanh khoản cao hay không (phòng trường hợp giá tài sản giảm mà không thể bán ra hoặc quy đổi).
- Tính minh bạch trong lượng tài sản back cho USDC có tương đương với lượng supply của USDC trên thị trường (giảm thiểu trường hợp in khống stablecoin giống như việc lạm phát).
- Quỹ bảo chứng cho USDC có liên quan đến các rủi ro vay/cho vay đối với các bên có nguy cơ vỡ nợ/thiếu ổn định hay không?
Độ ổn định và tính thanh khoản trong tài sản đảm bảo của USDC
USDC thông báo rằng USDC được 100% back bởi tiền mặt và short dated US Treasury. Các short dated US Treasury là tín phiếu Kho bạc (T-Bill) hay một nghĩa vụ nợ ngắn hạn do Bộ Tài chính Hoa Kỳ hậu thuẫn với thời gian đáo hạn từ một năm trở xuống.
⇒ Tính thanh khoản của tài sản trong quỹ USDC gồm các T-bill và độ ổn định là rất cao do được sự bảo chứng từ các cơ quan chính phủ Hoa Kỳ và kỳ hạn ngắn.
Tình trạng hiện tại của USDC Treasury:
Tình trạng tài chính hiện tại của quỹ USDC Treasury được công bố là an toàn. Trong 55.7 tỷ giá trị USDC lưu thông thì lượng tài sản back là 55.8 tỷ USD. Trong đó, tiền mặt là khoảng 13.8 tỷ USD và còn lại là tín phiếu ngắn hạn Mỹ với 42 tỷ USD.
Độ liên quan của quỹ bảo chứng cho USDC đến các tài sản rủi ro
USDC Reserve được nắm giữ và quản lý chính bởi các định chế tài chính hàng đầu Mỹ là Black Rock và BNY Mellon.
Đặc biệt, một trong những sản phẩm của Circle cung cấp cho nhà đầu tư tổ chức dựa trên USDC là Circle Yield. Đây là nơi nhà đầu tư deposit và lock lượng USDC vào quỹ và Circle sẽ cung cấp lợi nhuận với mức lãi suất cố định có thời hạn tùy chọn.
Circle sẽ đem khoản này cho Circle Bermuda vay và bên này cũng sẽ cho các bên khác trong thị trường crypto vay để sinh lợi nhuận. Ngoài ra, Circle cũng sẽ hợp tác với Genesis Global Capital, nền tảng giao dịch các loại tài sản về Circle Yield.
Khoản vay sẽ được đảm bảo bằng BTC ở dạng tài sản thế chấp được nhận từ các đối tác đầu tư của Circle. Điều khoản về việc vay là:
- Tài sản thế chấp vượt mức (overcollateralized assets).
- Ràng buộc về pháp lý.
- Chứng nhận đồng thuận về mức độ tín dụng của bên đi vay và fund được quản lý bởi bên thứ ba.
Về độ an toàn của nguồn tiền, tài sản thế chấp sẽ được giữ bởi bên thứ ba uy tín là BitGo (nổi tiếng với việc giữ tài sản của hơn 400 nhà đầu tư lớn) nhằm tránh trường hợp Circle dùng quỹ của người deposit vào sai mục đích và bảo vệ fund cho họ.
Để hiểu thêm về độ rủi ro của tài sản trong quỹ, yếu tố ta cần xem xét là về vòng tuần hoàn của nguồn fund được gửi vào Circle Yield.
Quy trình sẽ như sau:
Circle → Deposit vào chương trình Circle Yield → Cho Circle Bermuda vay → Circle Bermuda sẽ cho các bên khác trong thị trường Crypto vay để gia tăng lợi nhuận → Lợi nhuận được trả về cho Circle → Lãi suất dựa trên điều khoản và thời gian deposit của người dùng.
Vì Circle cung cấp công cụ tài chính liên quan đến lợi nhuận sử dụng Bitcoin làm tài sản thế chấp, Circle cũng sẽ phải chịu rủi ro liên quan đến việc giá tài sản thế chấp giảm từ phía các bên đi vay. Điều này dẫn tới khả năng Circle sẽ bị ảnh hưởng vì nợ xấu và vì một sự kiện khiến họ mất khả năng trả nợ như Celsius, BlockFi thời gian qua.
Tính minh bạch trong lượng tài sản back cho USDC
Lý do người dùng tin tưởng USDC thời gian qua hơn USDT vì tính minh bạch trong khai báo về tài sản đảm bảo và nguồn cung của USDC. Bởi vì hằng năm Circle đều phải gửi báo cáo cho Grant Thornton LLP (cơ quan kiểm toán tư nhân hàng đầu của Mỹ) và sẽ được xem xét lại bởi Uỷ Ban chứng khoán chính phủ Mỹ (SEC).
Mọi người có thể truy cập và tìm hiểu thêm tại đây.
Nhận xét
Tại ngày 7/4/2022, USDC và Circle chưa cho thấy các dấu hiệu có thể sụp đổ vì các yếu tố từ tính minh bạch trong tài sản, tài sản đảm bảo có tính thanh khoản cao và đầy đủ cùng thông tin FUD chưa chứng minh được tính đúng đắn.
Do đó, tạm thời thông tin trên về USDC là thiếu căn cứ ở nhiều điểm như đã phân tích ở trên. Cho đến khi các lập luận về rủi ro USDC đang gặp phải có những bằng chứng xác đáng thì ở thời điểm hiện tại, Circle và quỹ dự trữ của USDC vẫn đang ở trạng thái an toàn.
6. Người dùng sẽ tháo chạy khỏi USDC như đã từng với USDT?
Vào ngày 11/5/2022, khi USDT bị mất peg, người người đổ xô swap từ USDT sang USDC hay BUSD khiến market cap của USDC tăng còn USDT giảm. Biểu đồ bên dưới sẽ thấy sự tăng trưởng về vốn hóa của USDC so với USDT ngày càng giảm trong thời gian USDT bị mất peg ở thời điểm tháng 4-5/2022 (theo Coindesk)
Khi thị trường downtrend, giá tài sản bao gồm các loại hình đầu tư mà quỹ treasury nhằm back cho USDC có dính líu đến các tài sản đảm bảo mang tính rủi ro cao như BTC, ETH, coins/tokens nói chung (loại trừ stablecoin) sẽ có khả năng bị thanh lý vị thế nếu liên quan đến các bên cho vay.
Thậm chí, nếu FUD về Circle là đúng khi họ chịu thiệt hại từ việc cho vay sử dụng stablecoin có tính ổn định cao như USDC, lòng tin của nhà đầu tư trong thị trường càng giảm. Stablecoin top đầu như USDT, USDC đã từ lâu được xem như chỗ dựa niềm tin cho những người tham gia thị trường crypto. Đặc biệt, sau vụ sụp đổ của UST, việc này đã khiến cho mốc neo niềm tin nơi các stablecoin càng suy giảm trầm trọng.
Nếu viễn cảnh USDC sụp đổ thì hệ lụy là rất lớn khi thị trường crypto đã bị vơi cạn niềm tin ⇒ Xu hướng rút tiền hoặc redeem từ USDC sang USD sẽ khiến cho lượng USDC trên thị trường nhiều nhưng tài sản đảm bảo của Circle không đủ ⇒ USDC mất peg nghiêm trọng hơn và các bên sử dụng USDC cũng sẽ đều bị ảnh hưởng mang tính hệ thống.
7. Nhìn nhận thế nào về tin đồn của USDC?
Tham chiếu với các KOLs chuyên vạch trần các mô hình thiếu bền vững
Các KOLs chuyên viết về việc vạch trần các mô hình scam, tính thiếu bền vững của các dự án/giao thức như OxHamz, OxFoobar,… Khi họ viết về một mô hình dự án có điểm yếu nào cũng đều đưa ra lập luận bằng số liệu và trích nguồn hoặc ít nhất cung cấp các bằng chứng liên quan.
Tuy nhiên, nguồn tin của người đăng tweet về USDC này chỉ thuần là đưa luận điểm và không có chứng cứ hỗ trợ cho quan điểm của mình.
⇒ Vì vậy, những thông tin anh này cung cấp về USDC chưa đủ thuyết phục rằng USDC đang chịu rủi ro sụp đổ.
8. Một số thông tin tích cực liên quan đến USDC
Bybit cho ra mắt hợp đồng tương lai sử dụng USDC làm tài sản thế chấp
Trước đó, các sàn thường sử dụng USDT hay BTC làm tài sản thế chấp cho các hợp đồng tương lai. Tuy nhiên, Bybit đã cung cấp thêm 1 lựa chọn cho tài sản thế chấp cho hợp đồng tương lai được thanh toán bằng USDC.
⇒ Điều này minh chứng cho lòng tin lớn vào USDC thay vì Bitcoin của Bybit, đối với họ USDC mang lại sự ổn định cao.
Ngân hàng cộng đồng New York (NYCB) trở thành cơ quan nắm giữ quỹ của stablecoin USDC?
Ngày 29/6/2022, NYCB – một ngân hàng thuộc New York đã thỏa thuận để trở thành một trong những cơ quan quản lý tài sản của USDC Reserve.
Việc một ngân hàng trực thuộc tiểu bang của Mỹ và Circle đi đến thỏa thuận chung là một tính hiệu tích cực trong bối cảnh các cơ quan luật pháp của Mỹ đang thắt chặt việc giám sát stablecoin sau sự sụp đổ của UST.
Ở chiều hướng tích cực khác, ta thấy được rằng việc các bên liên quan giám sát lẫn nhau là điều nên làm. Vì sao?
Case thực tế: Tháng 6/2022, Gray Scale đã đệ đơn xin giấy phép để trở thành quỹ ETF, tuy nhiên, SEC đã từ chối và họ đã bị GrayScale kiện vì quyết định trên.
Từ vấn đề trên ta thấy được rằng các doanh nghiệp tư nhân hay nhà nước, họ đều sẽ có những nhiệm vụ/nguyện vọng riêng và họ sẵn sàng đấu tranh vì nó kể cả phải kiện lẫn nhau.
Dù dính líu đến việc kiện tụng sẽ tạo hiệu ứng tiêu cực nhưng sự việc ở một số góc độ nhất định lại mang tính tích cực khi nêu cao được tinh thần dân chủ. Một trong những biểu hiện của nó là các doanh nghiệp có quyền phản biện lại những quyết định của các cơ quan có thẩm quyền nhằm bảo vệ quyền lợi của tổ chức.
Các bên nếu không thể đi đến thỏa thuận chung sẽ có thể tìm đến phương án kiện tụng để có thể giám sát lẫn nhau và tìm ra được những lập luận/góc nhìn từ nhiều lăng kính của nhiều bên. Từ đó, thống nhất được quan điểm nhằm đem đến lợi ích chung cho các tổ chức liên quan.
9. Bài học rút ra từ tin đồn
Tỉnh táo nhìn nhận sự việc, tính ngọn nguồn của vấn đề
Bài học mình đúc rút được từ sự kiện này là đừng để các tin FUD ảnh hưởng đến các suy nghĩ và hành động của chúng ta trước khi tìm hiểu đủ về chúng.
Khi ta rèn luyện được điều này thì khi thông tin khi xuất hiện trước mắt, việc chúng ta làm đầu tiên không phải là đưa vào trong bộ não một cách bị động, nếu gặp phải tin được chủ đích làm giả thì hậu quả sẽ không tốt.
Ngược lại, khi hình thành được thói quen kiểm chứng, ta sẽ chủ động trong việc tiếp nhận tin tức đó và xử lý chúng bằng các phễu lọc dựa trên background, kiến thức, trải nghiệm của ta. Từ đó, xếp loại chúng để xem liệu tin tức đó có đúng đắn để chúng ta hàm thụ và đưa ra các quyết định dựa trên chúng hay không.
Case study
Một bên đã tweet rằng tài khoản twitter của 3AC và Alameda đã xóa các tweet (hàm ý: các quỹ này đang gặp rủi ro) trong bối cảnh 3AC và Alameda liên tục gặp phải những vấn đề liên quan đến các vụ stETH mất peg hay bong bóng vay nợ gần đây.
Tuy nhiên, những người tiếp nhận thông tin đã không xác minh lại tính đúng đắn của nó. Sau đó, nhờ những KOL xác nhận mà cộng đồng mới nhận ra đây chỉ là FUD vì 2 tài khoản này ko đăng các tweet bao giờ mà chỉ tạo nick để đăng ký quyền sở hữu trên twitter đối với tổ chức của mình.
10. Tổng kết
Như vậy là mình đã giúp mọi người hiểu thêm được về FUD liên quan đến USDC và xác minh các khả năng lẫn tính đúng đắn của nó. Ngoài ra, mình cũng xác thực các yếu tố có thể dẫn đến khả năng sụp đổ USDC (nếu có) để phòng cho trường hợp xấu nhất xảy ra.
Tin đồn về việc sụp đổ của USDC hiện vẫn đang là các thuyết âm mưu và luận điểm chưa có bằng chứng. Tuy nhiên, qua case này ta cũng có thể học thêm được một số những khía cạnh, trường hợp, góc nhìn để làm hành trang cho ta bước tiếp với thị trường crypto “màu mỡ” cơ hội nhưng cũng đầy rẫy rủi ro.