Aptos và Sui là 2 blockchain thế hệ mới, liệu đâu sẽ là dự án có thể vươn lên trở thành nền tảng Layer 1 hàng đầu thị trường?

Sponsor

Sau Solana, thời gian gần đây đã bắt đầu xuất hiện các dự án Layer 1 thế hệ mới mang đến nhiều kì vọng hiện thực hoá “bộ ba bất khả thi của blockchain”. Cùng tìm hiểu về Sui và Aptos, những dự án được kì vọng trở thành đối thủ của Solana hay thậm chí Ethereum.

1. Bối cảnh Layer 1 hiện tại

Từ đầu năm 2022, các blockchain Layer 1 lần lượt cho thấy dấu hiệu “bất ổn”:

  • “Người anh cả” Ethereum sau khi công bố ETH 2.0 gặp phải tranh cãi nổ ra từ 2 phía, một bên ủng hộ trường phái Proof of Stake, một bên giữ vững quan điểm về Proof of Work.
  • Solana gặp phải một ví hack liên quan tới ví Slope với quy mô lên tới 8000 người và thiệt hại chưa được xác định cụ thể.
  • Tron hiện tại đang tồn tại chủ yếu dựa trên hơi thở của USDD.
  • Fantom không còn thu hút người dùng sau khi Andre Cronje rời đi.
  • Cardano chưa hình thành hệ sinh thái DeFi trong khi đã ra mắt từ 2017…

Trong bối cảnh các L1 chain đang cạnh tranh rất gay gắt, các non-EVM chain đang có phần yếu thế, những dự án mới đã bắt đầu lộ diện, 2 cái tên đang được cả thị trường chú ý Aptos và Sui sẽ mang trách nhiệm trở thành đối thủ của Solana và xa hơn nữa là Ethereum.

2. So sánh Aptos vs Sui: 2 blockchain thế hệ mới

Aptos và Sui là gì?

so sanh aptos vs sui1 - So sánh Aptos vs Sui: Cuộc đua blockchain thế hệ mới, - altcoin, Aptos, Bitcoin, Blockchain, BTC, Công nghệ, Crypto, defi, đầu tư, Ethereum, giao dịch, Layer 1, Sui, tài chính, Thị trường, tiền điện tử - XGems Capital

Cả Aptos và Sui đều là những blockchain L1 thế hệ mới, được phát triển với mục tiêu cuối cùng là tạo ra một blockchain toàn diện, phi tập trung, tốc độ giao dịch cao và độ trễ thấp, từ đó mang Web3 tới gần hơn với những người dùng phổ thông.

Aptos và Sui là 2 nhánh dự án phát triển từ Diem blockchain của Facebook (Meta ngày nay). Sau khi, đồng sáng lập Diem blockchain là David Marcus rời Facebook, dự án này sau đó đã bị huỷ bỏ. Đội ngũ làm việc cho dự án Diem sau đó dần tách ra làm phát triển các dự án khác, trong đó Aptos và Sui là 2 dự án được chú ý nhất.

Đây cũng là 2 dự án sử dụng ngôn ngữ lập trình Move, ngôn ngữ lập trình được nghiên cứu và phát triển phục vụ Diem.

Team & quá trình hình thành

Aptos

Đứng sau dự án Aptos là Aptos Labs, được thành lập bởi 2 co-founder Mo Shaikh (CEO) và Avery Ching (CTO). Cả 2 người, cùng với một số thành viên khác trong nhóm đã làm việc cùng nhau tại Meta trong dự án blockchain Diem, sau đó cùng nhau thành lập Aptos Labs để tiếp tục phát triển công nghệ mà họ xây dựng cho Diem.

Những thành viên khác trong Aptos Labs cũng là những người có nhiều kinh nghiệm chuyên môn, đã từng làm việc ở các công ty lớn trong ngành blockchain cũng như tài chính truyền thống như KPMG, Blackrock, Robinhood, Huobi, JP Morgan…

Gần đây Aptos còn thu hút một vài thành viên đến từ Solana Labs, trong đó nổi bật nhất là Austin Virts, cựu Head of Marketing của Solana.

Xem thêm thông tin về toàn bộ team Aptos Labs tại đây.

Aptos vẫn còn khá mới, lộ trình phát triển lại khá ổn định. Vào đầu T3/2022 ra mắt devnet, Q2/2022 ra mắt incentive testnet, dự kiến Q3/2022 sẽ ra mắt mainnet và Q4/2022 sẽ phát triển thêm mạng lưới với cập nhật mới.

Sponsor
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

Sui

Đội ngũ xây dựng Sui blockchain là Mysten Labs. Mysten Labs được đồng sáng lập bởi các thành viên Evan Cheng (CEO), Sam Blackshear (CTO), Adeniyi Abiodun (CPO), và George Danezis (Chief Scientist).

Trong đó, Evan Cheng là R&D Leader của Novi Financial (nhánh xây dựng sản phẩm crypto của Meta), Adeniyi Abiodun là Product Leader của Novi Financial… và nhiều thành viên khác nắm giữ vai trò chủ chốt trong nhánh blockchain của Meta.

Sui ra mắt chậm hơn một chút so với Aptos. T3/2022 Sui mới được giới thiệu ra cộng đồng, T5/2022 mới ra mắt devnet và dự kiến phải đến cuối năm 2022 mới có thể hoàn thiện và ra mắt mainnet.

→ Có thể thấy cả 2 dự án đều có đội ngũ tài năng, đều là những người có kinh nghiệm lâu năm và đã từng làm việc ở các công ty lớn. Trong đó, Mysten Labs có nhiều thành viên trước đó là thành viên chủ chốt về engineering và phát triển sản phẩm của Meta (Facebook) hơn, Aptos Labs lại có phần đa dạng hơn về con người.

Về roadmap và quá trình phát triển, Aptos đang có lợi thế đi trước một chút so với Sui. Việc hoàn thiện mainnet trước có thể đem lại lợi thế first mover và thu hút được nhiều người dùng hơn. Tuy nhiên, đây mới chỉ là roadmap dự kiến, phải đợi thời điểm mainnet chính thức mới có thể kết luận.

→ Có thể thấy cả 2 dự án đều có đội ngũ tài năng, đều là những người có kinh nghiệm lâu năm và đã từng làm việc ở các công ty lớn. Trong đó, Mysten Labs có nhiều thành viên trước đó là thành viên chủ chốt về engineering và phát triển sản phẩm của Meta (Facebook) hơn, Aptos Labs lại có phần đa dạng hơn về con người.

Về roadmap và quá trình phát triển, Aptos đang có lợi thế đi trước một chút so với Sui. Việc hoàn thiện mainnet trước có thể đem lại lợi thế first mover và thu hút được nhiều người dùng hơn. Tuy nhiên, đây mới chỉ là roadmap dự kiến, phải đợi thời điểm mainnet chính thức mới có thể kết luận.

3. Công nghệ

Ngôn ngữ lập trình

Cả Aptos và Sui đều sử dụng ngôn ngữ lập trình Move được sử dụng từ dự án Diem. Move là ngôn ngữ lập trình được phát triển dựa trên Rust của Solana, Move tập trung vào tính an toàn với bộ nhớ, có thể cung cấp tính minh bạch cho các giá trị bất biến và ngăn cản rò rỉ dữ liệu bộ nhớ.

Sponsor

Move được đội ngũ Diem phát triển vào năm 2019 – 2020, thời điểm đó NFT chưa trở nên thịnh hành, ngôn ngữ lập trình mới này chưa tối ưu cho NFT hay các thể loại GameFi. Hình thành vào cuối năm 2021 đầu 2022, Sui đã cải thiện và thêm thắt một chút, tạo ra phiên bản Sui Move của riêng mình.

Cơ chế này được gọi là Object-centric model, Sui Move chia các loại tài sản thành object trong đó có 3 loại chính:

  • Owned object: Được sở hữu bởi một chủ sở hữu cụ thể và chỉ có thể được sửa đổi bởi chủ sở đó.
  • Shared object: Có thể thay đổi, không có chủ sở hữu cụ thể và có thể được đưa vào giao dịch của các bên khác nhau mà không cần bất kỳ sự cho phép nào.
  • Read-only object: Không có chủ sở hữu độc quyền, không thể bị thay đổi bởi bất kỳ ai sau khi được publish và có thể được sử dụng trong các giao dịch bởi tất cả người dùng.

Việc chia các loại tài sản thành nhiều loại giúp Sui có thể tối ưu tốc độ xử lý, thời gian giao dịch cho các loại NFT, vật phẩm game… Điều này phù hợp với định hướng phát triển NFT/Game chủ đạo trên Sui.

Cơ chế đồng thuận

Cả Aptos và Sui đều sử dụng cơ chế đồng thuận Proof of Stake với các validator stake native token và thực hiện việc vận hành mạng lưới. Tuy nhiên, 2 dự án có sự khác nhau về thuật toán đồng thuận phía sau.

Aptos sử dụng công nghệ BlockSTM và giao thức đồng thuận Byzantine Fault Tolerance (BFT).

  • Giao thức đồng thuận Byzantine Fault Tolerance (BFT): Phân tích các trạng thái trên chuỗi và tự động cập nhật các trình xác thực để điều chỉnh các trình xác thực không đáp ứng điều kiện mà không cần sự can thiệp của con người, duy trì sự phân quyền của mạng… Hệ thống BFT có thể tiếp tục hoạt động ngay cả khi một số node bị lỗi.
  • BlockSTM: lLà một cơ chế đồng thuận phát triển từ Hotstuff, một công cụ thực thi giao dịch song song cho các hợp đồng thông minh, từ đó có thể tăng thêm thông lượng cho Aptos.

Sui sử dụng thuật toán đồng thuận Narhal & Tusk, sử dụng DAG-based (directed acyclic graph) mempool để tách biệt quá trình truyền dữ liệu với quá trình đồng thuận giao dịch, xử lý giao dịch song song. Giao thức không đồng bộ có nghĩa là nó có thể chịu được các cuộc tấn công từ chối dịch vụ (DoS).

Sponsor

Việc đặt tên song song cho cơ chế đồng thuận cũng cho thấy 2 nhiệm vụ khác nhau:

  • Narwhal: Đảm bảo tính khả dụng của dữ liệu khi được đệ trình dẫn đến sự đồng thuận.
  • Tusk: Xác định thứ tự cụ thể của dữ liệu.

Điều này được thực hiện trong mô hình 2 module phân lớp, vì vậy Narwhal cũng có thể được sử dụng cùng với thuật toán đồng thuật khác bên ngoài như HotStuff, BFT hoặc Tendermint… Narwhal cũng đã từng được sử dụng bởi các blockchain khác như Celo, Sommelier.

→ Về công nghệ, Sui được cộng đồng đánh giá có phần nhỉn hơn một chút do có ngôn ngữ lập trình tối ưu hơn và cơ chế đồng thuận có phần bảo mật hơn. Cả 2 dự án mở rộng theo cách xử lý giao dịch song song, tối đa hoá dung lượng mạng.

Cả dự án cũng có thể thực hiện 120,000 – 130,000 TPS trong điều kiện thử nghiệm, tuy nhiên để đánh giá chính xác cần phải chờ đến giai đoạn đưa vào sử dụng thực tế.

Tokenomics

Aptos

Aptos chưa công bố chính thức token cũng như chưa có thông tin về token, mô hình nền kinh tế của hệ sinh thái. Nhưng cũng có thể chắc chắn sẽ có APTOS token được sử dụng làm phí gas và bảo mật mạng lưới.

Sui

Về phía Sui, thông tin về token SUI được tiết lộ chi tiết hơn. Theo đó, SUI – native coin của mạng sẽ có các công dụng chính sau:

Sponsor
  • Phí gas: tất cả các hoạt động mạng trên nền tảng đều yêu cầu phí gas. Phí gas được thưởng cho những người tham gia vào cơ chế Proof of Stake. Nó cũng có thể được sử dụng để ngăn chặn spam và các cuộc tấn công từ chối dịch vụ.
  • Quỹ lưu trữ: Để trả công cho những validator trong tương lai phải chịu chi phí lưu trữ của dữ liệu on-chain, quỹ lưu trữ của Sui được sử dụng để phân phối phần thưởng stake cho validator theo thời gian.
  • Cơ chế Proof-of-stake: Được sử dụng để chọn, khuyến khích và thưởng cho các nhà điều hành nền tảng, hay còn được biết tới là validators và delegators.
  • Bỏ phiếu on-chain: Để bỏ phiếu quyết định về quản trị và nâng cấp giao thức.

Ngoài ra, Sui cũng có cơ chế gas pricing để giữ phí gas thấp và có thể dự đoán trước.

Fundraising

Aptos

Gần đây Aptos đã gây tiếng vang lớn khi gọi vốn từ các nhà đầu tư lớn ngay trong giai đoạn thị trường ảm đạm. Tới thời điểm hiện tại, Aptos đã hoàn thành 2 vòng gọi vốn Seed Round và Series A với tổng số tiền 350 triệu USD.

Seed Round:

  • Ngày công bố: 15/3/2022
  • Số tiền huy động: 200 triệu USD
  • Nhà đầu tư chính: Andreessen Horowitz (a16z)
  • Nhà đầu tư khác: Multicoin Capital, Three Arrows Capital (thời điểm này vẫn chưa sụp đổ), Hashed, Tiger Global, FTX Ventures, Coinbase Ventures, Parafi Capital…
  • Định giá: Hơn 1 tỉ USD

Series A:

  • Ngày công bố: 25/7/2022
  • Số tiền huy động: 150 triệu USD
  • Nhà đầu tư chính: FTX Ventures và Jump Crypto
  • Nhà đầu tư khác: Apollo, Griffin Gaming Partners, Franklin Templeton, Circle Ventures, Superscrypt, và sự tiếp tục ủng hộ của a16z, Multicoin Capital…
  • Định giá: 2 tỉ USD

Sui

Về phía Sui, dự án này cũng đang nhận được sự chú ý của rất nhiều quỹ đầu tư lớn trên thị trường. Sui đã hoàn thành vòng gọi vốn Series A và được cho là đang thực hiện vòng gọi vốn Series B. Cụ thể:

Series A:

  • Ngày công bố: 6/12/2021
  • Số tiền huy động: 36 triệu USD
  • Nhà đầu tư chính: a16z
  • Nhà đầu tư khác: NFX, Scribble Ventures, Redpoint, Lightspeed Venture Partners, Electric Capital, Samsung NEXT, Slow Ventures, Standard Crypto, Coinbase Ventures…

Series B (đang diễn ra):

  • Ngày công bố: Chưa chính thức
  • Số tiền huy động: 200 triệu USD (ước tính)
  • Nhà đầu tư (đã biết): FTX Ventures với ít nhất 140 triệu USD
  • Ở vòng gọi vốn này Mysten Labs được cho là đang gọi vốn ở mức định giá 2-3 tỉ USD. Tổng cộng 236 triệu USD dự kiến sẽ được huy động.

→ Cả 2 dự án đều có backer thuộc hàng khủng nhất thị trường cho thấy tiềm năng của 2 dự án. Aptos đang có phần nổi bật hơn về số tiền gọi vốn cũng như mức định giá khi trên thực tế Sui mới chỉ ghi nhận gọi vốn được 36 triệu USD. Điều này cũng có nghĩa Aptos Labs đang có tiềm lực tài chính mạnh hơn Mysten Labs, số tiền này sẽ được dùng để phát triển hệ sinh thái trong tương lai.

Ecosystem

Aptos

Nhìn chung, hệ sinh thái Aptos đã có sự hoàn thiện nhất định về các dự án trong các mảng khác nhau, hệ sinh thái DeFi cũng đã hoàn thành khá đầy đủ dù mới ở giai đoạn devnet, các dự án trải dài các mảng từ AMM, Yield Optimizer, Derivative, Aggregator….

Ngoài các dự án kể trên, còn có các dự án Tsunami Exchange, Laminar, Mariana Exchange, AptoSwap, Umi Protocol, Econia thuộc mảng DEX đã xác nhận sẽ xây dựng trên Aptos nhưng chưa ra mắt sản phẩm.

Sponsor

Có thể thấy ngay trong các sector quan trọng như AMM hay wallet, NFT Marketplace cũng đã xuất hiện sự cạnh tranh của nhiều dự án khác nhau, điều này sẽ tạo động lực để các dự án phát triển hơn nữa. Dù các dự án đều còn mới, tuy nhiên đây là dấu hiệu tích cực cho toàn hệ sinh thái.

Sui

Hệ sinh thái của Sui vẫn còn rất mới, mạng lưới chỉ mới ở giai đoạn DevNet, chưa có nhiều dự án công bố triển khai trên mạng lưới này. Tuy nhiên, cũng không phải là chưa có gì, đã có những dự án đầu tiên xuất hiện ở các mảng khác nhau như AMM, NFT, Wallet, Infrastructure.

Hệ sinh thái vẫn còn rất non trẻ, chưa hình thành đủ các mảng ghép cơ bản. Điều này có thể được lý giải do hình thành và phát triển muộn hơn Aptos, ngôn ngữ lập trình Sui Move có phần khác biệt so với Move nguyên bản làm cho Sui kén developers hơn.

→ Về tổng quan hệ sinh thái, Aptos đang tỏ ra áp đảo hơn so với Sui về số lượng dự án cũng như mức độ hoàn thiện của bức tranh tổng thể. Điều này cho thấy Aptos đang nhận được sự chú ý nhiều hơn từ cộng đồng, quy mộ hệ sinh thái lớn hơn sẽ thu hút được nhiều người dùng hơn và tăng tính cạnh tranh lẫn nhau trong hệ.

Mặc dù cả 2 hệ sinh thái thực tế đang ở giai đoạn devnet, chưa mainnet chưa thể nói trước điều gì, tuy nhiên hệ sinh thái hoàn chỉnh và số lượng dự án đông đảo là một điểm cộng cho Aptos.

4. Tổng kết

Về tổng quan, đây đều là 2 dự án được cộng đồng chú ý do có sự mới mẻ về công nghệ và số tiền gọi vốn khủng. Để khẳng định dự án nào tiềm năng hơn ở giai đoạn này là điều không thể do còn quá sớm. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, có thể thấy Aptos đang có một chút lợi thế so với Sui do hình thành và phát triển trước, có được lợi thế cộng đồng và tiềm lực tài chính dồi dào sau các vòng gọi vốn thành công.

Sponsor
Theo dõi tin tức mới nhất về Blockchain trên các kênh của XGems Capital

Bạn thấy bài này hay không?
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Share.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
wpDiscuz