Token Economy là một trong những khía cạnh quan trọng mà nhà đầu tư cần xem xét trước khi đầu tư. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu Token economy là gì và những yếu tố để tạo nên một nền kinh tế token bền vững.

Sponsor

1. Token economy trong Web3 là gì?

Để hiểu cụ thể về khái niệm token economy trong web3, bạn cần hiểu 3 khái niệm liên quan: Token, Web3, Economy.

Token là gì?

Đầu tiên là khái niệm token. Thực tế, token không phải là một điều mới mẻ, nó đã tồn tại trước khi có sự xuất hiện của blockchain. Tùy thuộc vào ngữ cảnh mà nó mang một ngữ nghĩa khác nhau.

Trong kinh tế truyền thống, token đại diện cho các dạng giá trị kinh tế khác nhau chẳng hạn như phiếu thưởng, thẻ quà tặng, điểm thưởng trong chương trình khách hàng thân thiết, cổ phiếu, trái phiếu… Tùy thuộc vào trường hợp sử dụng, token có thể được tạo ra dựa trên bằng chứng về một số hành vi nhất định, nó có thể đại diện cho cả tài sản và quyền truy cập.

Web3 là gì?

Web3 là sự phát triển tiếp nối của Web1. Nếu Web1 được xem là sự khởi đầu của Internet, bao gồm các giao thức mã nguồn mở được thiết kế trên tinh thần cởi mở, hòa nhập. Web3 kế thừa tinh thần của Web1, nhưng trong đó, mọi thứ được token hóa, tên tuổi, danh tính, hoạt động, thông tin… Web3 đề cao tính sở hữu & sự cộng tác giữa các bên liên quan.

Economy là gì?

Economy có thể hiểu là tổng hòa các mối quan hệ tương tác lẫn nhau của con người và xã hội liên quan trực tiếp đến việc sản xuất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng các loại sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người trong một xã hội với một nguồn lực có giới hạn.

token economy trong web3 la gi1 - Token Economy trong Web3 là gì? 4 lưu ý để chọn dự án đầu tư dài hạn, - altcoin, Bitcoin, Blockchain, BTC, Crypto, defi, đầu tư, economy, ETH, Ethereum, giao dịch, lạm phát, tài chính, Thị trường, tiền điện tử - XGems Capital

Tựu chung lại, Token Economy trong Web3 là nền kinh tế xoay quanh các khái niệm về token, đề cao tính sở hữu & cộng tác giữa con người và xã hội. Sự xuất hiện của blockchain cho phép làn sóng này phát triển mạnh mẽ hơn vì mọi người có thể phát hành token một cách dễ dàng với chi phí rẻ trên một blockchain.

2. Yếu tố cốt lõi để thiết kế Token Economy trong Web3

Token type

Hiện nay, token type có thể được phân loại thành hai loại token chính là fungible token and non-fungible token.

Fungible token (FT) là tên gọi chung cho các token standard có thể dùng để đại diện cho các tài sản không phải phải duy nhất, có thể thay thế và phân chia được.

Ví dụ: ETH là một loại fungible token. Giá trị của mỗi ETH là như nhau và chúng có thể thay thế cho nhau vì giá trị của chúng là như nhau. Các loại tiền phát định của quốc gia trong thế giới thực cũng được xem là một fungible token, như ở Việt Nam, tờ 100,000 VND ở thành phố Hồ Chí Minh có giá trị như nhau với tờ 100,000 VND ở Hà Nội.

Non-Fungible Token (NFT) là tên gọi chung cho token standard có thể dùng để đại diện cho một tài sản độc nhất. Thuộc tính này có nghĩa là mỗi token là duy nhất và không thể được hoán đổi cho một token khác.

Một dự án có thể có một hoặc nhiều native token, nó có thể fungible token (FT) hoặc Non-Fungible Token (NFT) hoặc là một hệ thống có sự kết hợp của cả hai standard ở trên.

Sponsor
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

Token supply

Token supply là một thành phần quan trọng việc thiết kế token economy. Khi token supply đứng một mình, nó không mang nhiều ý nghĩa nhưng khi kết hợp token supply với các yếu khác và trong một ngữ cảnh cụ thể, nó sẽ chúng sẽ cho chúng ta các dữ liệu có ý nghĩa. Ví dụ; market cap, FDV…

Thông thường, một dự án thường cung cấp ba số liệu về token supply:

  • Circulating supply: Số lượng coin hoặc token đang được lưu thông trên thị trường.
  • Total supply: Tổng số lượng coin hoặc token đã được tạo ra, trừ đi bất kỳ số coin & token nào đã bị loại bỏ khỏi lưu thông (burn,..).
  • Max supply: Tổng số số lượng coin/ token tối đa có thể tồn tại, bao gồm cả những token đã được khai thác hoặc sẵn có trong tương lai.

Token distribution & allocation

Token distribution & allocation (phân bổ và phân phối token) là một phần không thể thiếu trong việc thiết kế các token economy của các dự án. Nó mô tả tỷ lệ các nhóm người dùng và nhà đầu tư khác nhau sở hữu native token của dự án.

Trong thị trường crypto, tất cả dự án đều có cách phân bổ và phối token ban đầu, theo đó dự án quyết định số lượng token họ sẽ cung cấp, cho hoặc bán cho ai.

Thông thường, trong lần phân phối token ban đầu, các dự án blockchain phân phối token của họ cho bốn nhóm chính, kèm với thời gian khóa & vesting token khác nhau:

  • Public: Đề cập đến bất kỳ ai quan tâm đến việc đầu tư vào dự án.
  • Community: Cộng đồng bao gồm những người dùng đam mê dự án và mong muốn đóng góp giúp dự án thành công.
  • Insiders: Người trong cuộc về cơ bản là nhóm sáng lập, cố vấn, quỹ đầu tư…
  • Foundations: Thường là một tổ chức phi lợi nhuận quản lý dự án theo cách này hay cách khác (Ethereum Foundation của Ethereum).

Tóm lại, token distribution & allocation cho bạn biết dự án phân phối token cho ai, giá bao nhiêu, thời gian vesting như thế nào,… Những điều này cực kỳ hữu ích trong việc đầu tư trong thị trường crypto. Ngoài ra, nó còn cho chúng ta thấy tổng quan độ phân quyền của dự án, xác định mức độ “công bằng” của việc khởi chạy token.

Sponsor

Token use case

Token use case ở đây chỉ các trường hợp mà token được sử dụng trong mạng. Đây là yếu tố quan trọng để bạn có thể đánh giá được giá trị nội tại của một token.

Ví dụ: Naitve token của Ethereum là ETH, nó được sử dụng để thanh toán gas fee trên mọi giao dịch. Sau khi chuyển sang Ethereum PoS, các node sẽ được yêu cầu staking ETH để tham gia vào quá đồng thuận và nhận block reward.

Tùy vào dự án, các token sẽ có những trường hợp sử dụng khác, các dự án cần thiết kế các trường hợp sử dụng hợp lý để thúc để hệ sinh thái phát triển.

  • Native token của Compound là COMP, nó được sử dụng để đề xuất và bỏ phiếu về các thay đổi đối với giao thức.
  • Native token của Polkadot là DOT, nó được sử dụng trong 4 trường hợp chính trong mạng, bao gồm; thanh toán gas fee, quản trị qua mạng, khả năng tương tác và liên kết.

3. Như thế nào là một thiết kế Token Economy tốt?

Trong các trường hợp thuận lợi, một thiết kế token economy phù hợp sẽ giúp đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của dự án. Tuy nhiên, không phải mọi dự án đều thành công khi áp dụng token vào hệ thống.

Điểm mấu chốt là tìm được sản phẩm phù hợp với thị trường, hiểu rõ lợi thế cạnh tranh của dự án khi sử dụng hệ thống token thay vì kinh doanh như thị trường truyền thống, nơi không có token nào được sử dụng. Đây là một trong những điểm mấu chốt.

Tiếp theo, một thiết kế token economy tốt phải token hóa giá trị kinh tế mà mạng lưới hay dự án tích lũy được để có thể phân phối cho các bên liên quan trọng cộng đồng bao gồm: người dùng, nhà đầu tư vào token, dự án…

Sponsor

Ví dụ trường hợp của Uniswap (UNI):

Sự kiện Uniswap ra mắt token được xem là sự kiện đánh dấu cho sự bùng nổ của DeFi trên thị trường Crypto. Uniswap tính phí người dùng từ 0.01 – 1%, người dùng (swapper) trả phí giao dịch cho LP (những người cung cấp thanh khoản trên Uniswap).

Mặc dù Uniswap đã xử lý khối lượng giao dịch hơn nghìn tỷ USD nhưng không có khoản phí nào thuộc về sở hữu của UNI holders. Tất cả chúng được phân phối cho Uniswap LP. Trường hợp sử dụng duy nhất của UNI hiện tại là cho phép holder được phép tham gia voting trên các proposal của mạng.

Trong trường hợp của Uniswap, thiết kế token economy đã mã hóa được giá trị kinh tế mà Uniswap tạo ra, trong trường hợp này là phí giao dịch. Tuy nhiên, có thể giá trị kinh tế này không được phân phối hợp lý giữa các bên.

Mặc dù UNI vẫn có trường hợp sử dụng của riêng mình là “quản trị” nhưng yếu tố “quản trị” có giá trị khác nhau đối với các đối tượng sử dụng khác nhau, ở đây giá trị tích lũy cho UNI không rõ ràng. Ngoài ra, giá trị kinh tế được tạo ra từ mạng lưới không được tích lũy cho UNI.

Ở khía cạnh là một nhà đầu tư long-term trong crypto, hãy xem xét mạng lưới có tạo ra giá trị kinh tế hay không? Nếu có thì giá trị đó có tích lũy cho native token của dự án? Điều này sẽ rất quan trọng trong việc xác định token đó có xứng đáng để bạn đầu tư hay không.

4. Thiết kế Single-token & Multi-token

Để xây dựng một dự án có thể phát triển mạnh mẽ trong môi trường Web3, ngoài việc xây dựng một sản phẩm tốt và phù hợp với thị trường, khía cạnh thiết kế một token economy phù hợp cũng quan trọng không kém. Trên thực tế, tùy theo từng dự án mà chúng sẽ có các thiết kế khác nhau.

Sponsor

Bài viết này sẽ phân loại chúng dựa theo độ phức tạp của thiết kế:

  • Mô hình Single-Token.
  • Mô hình Multi-token.

Cách phân chia này là để phù hợp với sự phát triển của lớp cơ sở hạ tầng và lớp ứng dụng của của thị trường Crypto từ năm 2017 đến nay.

Mô hình Single-token

Mô hình Single-token, hay còn được gọi là mô hình token đơn, dùng để ám chỉ các dự án tiền điện tử cung cấp một loại token duy nhất trong mạng.

Thực tế, nếu tiếp xúc thị trường crypto từ giai đoạn 2017 – 2018, bạn sẽ không ngạc nhiên với các dự án crypto sử dụng mô hình single-token. Một vài dự án vẫn tồn tại từ thời điểm đó và phát triển mạnh cho đến nay như Bitcoin (BTC) & Ethereum (ETH).

Hãy xem xét thiết kế token economy của Bitcoin (BTC) & Ethereum (ETH), 2 dự án tiêu biểu cho việc thiết kế token economy theo mô hình single-token:

Thiết kế kinh tế xung quanh BTC trong mạng Bitcoin dễ hiểu, rõ ràng và không quá phức tạp. Bitcoin (BTC) có tầm nhìn là trở thành một kho lưu trữ giá trị. Vì tầm nhìn đó, Bitcoin (BTC) sử dụng mô hình giảm phát, BTC có một giới hạn cứng về số lượng token được tạo ra, tối đa chỉ có 21 triệu BTC.

Sponsor

Người dùng trả một khoản phí nhỏ để sử dụng mạng Bitcoin (transaction fee). Các Bitcoin node nhận phần phí giao dịch đó, cộng với block reward cho mỗi block mới mà họ thêm vào mạng.

Block reward ban đầu là 50 BTC mỗi khối. Phần thưởng khai thác block mới giảm một nửa sau mỗi 210,000 block. Theo thời gian, khi số lượng token mới có sẵn để khai thác giảm xuống, nhu cầu sẽ tăng lên, tỷ lệ nghịch với nguồn cung giảm dần. Điều này sẽ tăng giá trị và giá cả của token vì nhiều người sẽ muốn có nó.

Ethereum là nền tảng smart contract, tầm nhìn của dự án là trở thành một máy tính phi tập trung để cho phép bất kỳ ai có thể xây dựng các ứng dụng hữu ích trên nó.

Ethereum không sử dụng một mô hình giảm phát như Bitcoin (BTC) vì nguồn cung hạn chế cũng có thể thúc giục mọi người tích trữ token thay vì chi tiêu nó, do đó làm giảm tiện ích và giá trị của ETH. Thay vào đó, Ethereum sử dụng một mô hình lạm phát, không có giới hạn tổng cung cho ETH.

Người dùng trả một khoản phí nhỏ dưới dạng ETH để sử dụng mạng Ethereum (transaction fee). Dựa theo EIP 1559, một phần phí (base fee) sẽ được đốt khỏi lưu thông.

Các Ethereum node bảo mật cho mạng lưới Ethereum, đổi lại, họ nhận về một phần phí giao dịch (tip fee) với block reward cho mỗi block mới mà họ thêm vào mạng.

Sponsor

Nếu nhu cầu sử dụng mạng Ethereum cao, dẫn tới tình trạng số lượng base fee burn nhiều hơn số lượng ETH mới được tạo ra thì Ethereum sẽ rơi vào giảm phát. Thực tế, dựa trên dữ liệu từ lúc EIP 1559 được thêm vào mạng, Ethereum đang ở tình trạng lạm phát thấp (3.4%).

⇒ Qua thiết token economy của Ethereum (ETH) và Bitcoin (BTC), chúng ta có thể thấy không có một khung thiết kế duy nhất cho mọi dự án. Tùy vào thiết kế và tầm nhìn mà mỗi dự án có thể có các thiết kế token economy khác nhau. Tổng quan, một đặc điểm của các dự án sử dụng mô hình Single-token là:

  • Dự án có một token chính trong mạng, các tác nhân trong mạng tương tác qua lại xung quanh token chính đó.
  • Thiết kế đơn giản và dễ hiểu.
  • Token chính thường là fungible token.

Mô hình Multi-token

Mô hình multi-token dùng để ám chỉ các dự án tiền điện tử cung cấp từ hai loại token trở lên trong mạng.

Đến nay, có 2 category lớn phát triển mạnh mẽ trên các layer 1 là DeFi & NFT.

Trong khi đa phần dự án DeFi vẫn sử dụng single-token model thì một số ít dự án DeFi còn lại và các dự án về Gaming sử dụng multi-token model. Một số dự án tiêu biểu như: Frax Finance (FXS và FRAX), Fei protocol (TRIBE và FEI), Maker DAO (MKR và DAI), Axie Infinity (AXS, SLP, Axie NFT)…

Hãy xem xét hai dự án tiêu biểu trong đó là Maker DAO (MKR & DAI) – đại diện cho DeFi và Axie Infinity (AXS, SLP, Axie NFT) – đại diện cho NFT.

Sponsor

1. MakerDAO (MKR & DAI)

Maker DAO là một debt protocol trên Ethereum. Token economy của Maker DAO được thiết kế với hai token chính:

  • DAI Stablecoin là một loại Stablecoin được thế chấp quá mức bởi các crypto assets và được giữ ổn định giá tương ứng 1 USD.
  • Maker (MKR) là Token quản trị của dự án, được dùng để quản trị và tái cấu trúc vốn của dự án.

DAI hoạt động tương đối phức tạp. Để có thể vay DAI từ Maker DAO, người dùng phải mở một vị thế nợ (debt position) Maker CDP. Sau đó, người dùng sẽ deposit tài sản thế chấp vào trong Maker CDP của mình. Dựa vào số lượng và chất lượng tài sản thế chấp, người vay sẽ được vay 1 số lượng DAI nhất định, người dùng có thể dùng số DAI này trên secondary market như dùng DAI để mua tài sản khác, cho vay, farming…

Khi muốn lấy lại tài sản thế chấp, người dùng sẽ trả lại số DAI đã vay cộng với phần lãi suất được tính bằng DAI. Phần DAI của người vay trả lại cho giao thức sẽ được đem đi đốt. Sau đó Maker CDP mở khóa và người tham gia sẽ nhận lại tài sản thế chấp của họ. Ngoài ra, còn hàng loạt cơ chế bổ sung khác để giữ cho DAI giao dịch ở peg 1 USD trên secondary market.

Maker (MKR) là token quản trị của dự án, cho phép chủ sở hữu bỏ phiếu về các thông số khác nhau như stability fee, debt ceiling, các loại tài sản thế chấp sẽ được sử dụng… MKR cũng được sử dụng để làm backstopping cho protocol. Trong trường hợp Maker DAO bị nợ thì MKR holder sẽ bị diluted. Với rủi ro mà MKR holder gánh chịu, một phần phí mà giao thức tạo ra sẽ được capture lại cho MKR holder.

  1. Axie Infinity (AXS, SLP, Axie NFT)

Nếu 2020 là năm phát triển vượt bật của DeFi thì 2021 là năm của NFT. Q2/2021, chúng ta chứng kiến sự tăng trưởng vượt bật của nhóm dự án Gaming trong Category NFT, dẫn đầu xu hướng phát triển này là Axie Infinity. Trong phiên bản đầu tiên, Axie Infinity có 3 loại token chính:

  • AXS (Fungible token).
  • SLP (Fungible token).
  • Các Axie (Non Fungible token).

AXS có giới hạn nguồn cung ở 270 triệu token,đóng vai trò là token quản trị cho giao thức Axie Infinity. Người dùng có thể staking AXS để được hưởng doanh thu từ dự án và tham gia các vào các quyết định quản trị dự án trong tương lai. Ngoài ra, AXS còn được sử dụng như một work token, người dùng cần một lượng AXS nhất định để nhân giống 2 Axie với nhau.

Sponsor

SLP token không có giới hạn cứng, nó được dùng để nhân giống Axie và một số hoạt động khác trong Axie Infinity. Người chơi kiếm được SLP bằng cách chơi game hoặc cạnh tranh trong các sự kiện và giải đấu khác nhau. Khi SLP được sử dụng, nó bị loại bỏ khỏi lưu thông bằng cách burn.

Các Axie là các NFT token. Khi bắt đầu, người chơi cần có 3 Axies để chơi game. Không có giới hạn cứng cho số lượng Axie có thể tồn tại trong Axie Infinity. Nguồn cung của chúng tăng thông qua việc nhân giống 2 cá thể Axie lại với nhau, mỗi Axie chỉ có thể nhân giống tối đa 7 lần. Giá cả của Axie phụ thuộc vào độ hiếm và số lượng AXS & SLP cần thiết để nhân giống.

Tương tự như trường hợp ở trên, không có một khung thiết kế token economy duy nhất có thể áp dụng cho tất cả dự án. Ba đặc điểm chung mình nhận thấy ở nhóm dự án sử dụng mô hình multi-token:

  • Thường có ít nhất 2 token chính trong hệ thống token economy của dự án.
  • Thiết kế token economy tương đối phức tạp. Độ khó tăng theo cấp số nhân.
  • Thường được sử dụng bởi các dự án DeFi & NFT.

5. 4 lưu ý về token economy khi đầu tư dài hạn vào dự án crypto

Dưới đây là một vài điểm nhà đầu tư cần cân nhắc về token economy của dự án trước khi ra quyết định đầu tư long-term:

Chú ý vào market sentiment chung của thị trường

ROI của hình thức mua giá thấp, hold, đợi giá cao bán chốt lời phụ thuộc khá lớn vào việc market sentiment chung của thị trường. Trong uptrend, đều này có vẻ dễ thực hiện hơn, “Nước lên thì thuyền lên”.

Tạo ra giá trị trước và capture value sau

Số đông nhà đầu tư crypto thường tập trung quá mức vào thiết kế token economy của dự án. Tuy nhiên, về cơ bản, bạn không thể capture value cho native token nếu dự án của bạn không tạo ra giá trị.

Sponsor

Mặc dù các thiết kế token economy tốt có thể khuyến khích người dùng sử dụng sản phẩm và góp phần tạo ra giá trị, nhưng rõ ràng không nên xem nó là yếu tố duy nhất để quyết định đầu tư.

Các bạn có thể thấy điều này rõ ràng trong quá khứ, năm 2017, các dự án Layer 1 có thiết kế token economy gần như tương tự nhau. Nhưng sau 5 năm, chỉ có một số dự án còn tồn tại và mang lại khả năng sinh lời cho các nhà đầu tư.

Yếu tố về thiết kế token economy là quan trọng nhưng chỉ mình nó là không đủ, cần xem xét nó với các yếu tố như sản phẩm, team và tầm nhìn của dự án… để ra quyết định đầu tư.

Chọn các dự án Lạm phát thấp hoặc vừa phải

Lạm phát nguồn cung token ra thị trường thứ cấp tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau:

  • Phần thưởng PoS staking.
  • Các chương trình khai thác thanh khoản.
  • Ecosystem partnership.
  • Community rewards.
  • Grants.

Thị trường tài chính nói chung có thể phân chia làm hai giai đoạn chính là expansion phase & contraction phase (mở rộng & co hẹp). Trong các điều kiện thị trường khác nhau, tác động của việc lạm phát nguồn cung token ra ngoài thị trường thứ cấp sẽ gây ra các tác động khác nhau, thường là tiêu cực hơn trong contraction phase.

Trong bối cảnh thị trường hiện tại, các tổ chức tài chính truyền thống bắt đầu tham gia vào thị trường crypto trên cả hai mặt trận là primary & secondary market. Điều này khiến thị trường Crypto nói chung có mối tương quan cao với TradFi và các dự án crypto đang được xem như một cổ phiếu công nghệ hoặc các tài sản có rủi ro.

Sponsor

Trong contraction phase, định giá trên thị trường thứ cấp của các cổ phiếu công nghệ sẽ giảm đáng kể, tương tự, market sentiment chung của thị trường crypto cũng thế.

Lạm phát nguồn cung nhiều trong giai đoạn này sẽ khiến tăng áp lực bán trên secondary market và khiến giá token sẽ có xu hướng giảm nhiều hơn mức trung bình của thị trường.

Có thể, lạm phát mạng nên được điều chỉnh ở mức thấp hoặc vừa phải để mạng phát triển bền vững. Nếu dự án bắt buộc lạm phát để phát thì cũng nên có sự điều chỉnh phù hợp trong giai đoạn thị trường bước vào giai đoạn contraction.

Xem xét cẩn thận dự án có thiết kế token economy loại Multi-token

Đối với model single-token, khối lượng công việc thiết kế token economy chỉ là mô phỏng, tinh chỉnh và cân bằng cung cầu của native token. Trong một model multi-token, khối lượng công việc gấp nhiều lần.

Ví dụ:

  • Trong hệ thống Bitcoin (BTC), thiết kế token economy chỉ gói gọn vào BTC.
  • Trong hệ thống hai token như Maker DAO (MKR – DAI), công việc thiết kế token economy bao gồm thiết kế cho MKR, DAI và sự tương tác của 2 token này trong hệ thống. Nói một cách đơn giản, sẽ có “ba” đầu công việc mà bạn cần suy nghĩ. Khối lượng công việc càng lớn hơn trong các hệ thống Gaming khi hệ thống kinh tế của họ có hơn 3 token.

Nhìn lại từ năm 2017 đến nay, các lớp ứng dụng đang dần tiến tới việc có các thiết kế token economy phức tạp hơn. Có một điểm mình nhận thấy là thiết kế token economy phức tạp có vẻ đang không quá hoạt động không tốt trong contraction phase.

Điển hình là các dự án gaming, các thiết kế token economy của các dự án Gaming chỉ hoạt động tốt trong một giai đoạn nhất định. Khi thị trường bắt đầu bão hòa hoặc thị trường bước vào giai đoạn contraction, các thiết kế token economy của các dự án này bắt đầu phản tác dụng. Vì chúng thường không được chuẩn bị cho việc hoạt động trong giai đoạn đó.

Sponsor

Nếu là một người muốn đầu tư dài hạn qua các chu kỳ uptrend & downtrend của thị trường crypto, các bạn nên chú ý kỹ về thiết kế token economy của dự án. Đặc biệt là các dự án thuộc nhóm có hai token trở lên trong mạng lưới. Một thiết kế token economy “tồi” có thể khiến một dự án tiềm năng chết đi không phải là điều hiếm trong thị trường crypto này.

6. Tổng kết

Token không phải là “liều thuốc thần” giải quyết được mọi vấn đề. Để thiết kế một token economy thành công, các dự án cần nắm bắt rõ lợi thế cạnh tranh của mình khi sử dụng token và khai thác tất cả những lợi thế mà token có thể mang lại cho hệ sinh thái của mình.

Trong khía cạnh đầu tư, hãy xem xét mạng lưới có tạo ra giá trị kinh tế hay không, nếu có thì giá trị đó có tích lũy cho native token của dự án. Điều này sẽ rất quan trọng trong việc xác định token đó có xứng đáng để bạn đầu tư hay không.

Theo dõi tin tức mới nhất về Blockchain trên các kênh của XGems Capital

Bạn ơi, bài này hay chứ?
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Share.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
wpDiscuz