Ngoài Arbitrum & Optimism, Boba network cũng là một nền tảng Optimistic Rollup nổi bật trên thị trường. Về mặt thiết kế, Boba network tương tự như Optimism. Tuy nhiên, thiết kế token economy xung quanh BOBA lại khác biệt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu những điểm khác biệt đó, xem xét những mặt hạn chế của chúng.
1. Tổng quan về Boba Network
Boba Network là một giải pháp mở rộng quy mô Ethereum ra mắt vào tháng 8 năm 2021, nhằm mục đích giảm phí giao dịch, tăng thông lượng và khả năng mở rộng của các hợp đồng thông minh trên Ethereum.
Boba Network được phát triển bởi chính Enya và OMG Foundation. Trong đó, Enya là một công ty cơ sở hạ tầng blockchain đóng vai trò là người đóng góp chính cho dự án OMG, là một trong những giải pháp Layer 2 sớm xuất hiện trên Ethereum.
Boba Network sử dụng Optimistic Rollups (ORs), được phát triển từ codebase của Optimism. Về cơ bản, cách hoạt động của Boba Network cũng giống như Optimism, các hạn chế của Optimism mắc phải thì Boba network cũng tương tự. Bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây để hiểu thêm.
2. BOBA Tokenomics
BOBA token distribution
Nguồn cung BOBA lưu hành ban đầu rơi vào khoảng 160 triệu BOBA. Con số này bao gồm nguồn cung BOBA dùng để airdrop cho OMG holder (khoảng 140 triệu), cộng thêm 20 triệu BOBA dùng để cung cấp thanh khoản ban đầu cho BOBA token trên CEX & DEX.
Tổng nguồn cung BOBA là 500 triệu và được phân bổ như sau:
- Airdrop: Khoảng 140 triệu BOBA đã được phân phối cho OMG holder thông qua một đợt airdrop.
- Strategic investors: 50 triệu BOBA được phân phối cho các nhà đầu tư của dự án, khoản token này sẽ bị khóa 1 năm, sau đó sẽ được phân phối tuyến tính hàng quý trong ba năm tiếp theo, valuation của investors không được tiết lộ.
- Boba team: 100 triệu BOBA được phân phối cho team phát triển của Boba network, khoản token này sẽ bị khóa một năm, sau đó sẽ được phân phối tuyến tính hàng quý trong ba năm tiếp theo.
- Boba network treasury: 210 triệu BOBA còn lại sẽ được phân phối cho Boba treasury, số BOBA này sẽ được triển khai để phát triển hệ sinh thái Boba network. Một số trường hợp sử dụng của treasury bao gồm: khuyến khích thanh khoản, tiền thưởng lỗi, bug bounties, ecosystem grants và các chương trình khuyến khích khác nhau để hỗ trợ hệ sinh thái Boba phát triển.
BOBA token use cases
BOBA được thiết kế với ba trường hợp sử dụng chính chính bao gồm:
- Governance: Cộng đồng Boba Network có thể tham gia quản trị dự án thông qua Boba DAO.
- Staking rewards: Holder staking BOBA để có thể kiếm được một phần phí giao dịch trên mạng. Staking rewards được phân phối và điều chỉnh bởi cộng đồng Boba Network thông qua Boba DAO.
- Network growth: BOBA cũng được sử dụng để hỗ trợ cho Boba Network phát triển thông qua nhiều cơ chế và ưu đãi khác nhau.
1. vote-escrowed (ve) token model
Boba Network áp dụng ve model cho BOBA token. Boba Holder có thể stake & lock BOBA token tại Boba gateway để nhận được govBOBA. Tùy theo số lượng BOBA token stake và thời gian lock mà lượng govBOBA nhận được sẽ khác nhau.
Ví dụ:
- 1 BOBA bị khóa trong một năm = 1 govBOBA
- 1 BOBA bị khóa trong sáu tháng = 0.25 govBOBA
- 1 BOBA bị khóa trong ba tháng = 0.125 govBOBA
Với govBOBA, holder có quyền lợi:
- Tham gia quản trị giao thức, gửi đề xuất, bỏ phiếu và biểu quyết cho các đề xuất trên Boba DAO theo các hướng dẫn quản trị. Trong đó bao gồm các đề xuất về việc incentive trực tiếp hoặc gián tiếp cho các giao thức.
- Nhận emissions & revenue của giao thức (Staking rewards).
2. Boba network sử dụng BOBA làm gas fee trên Boba network
Proposal 4 đề xuất sử dụng BOBA token làm gas fee trên Boba network đã được thông qua trên Boba DAO. Hiện nay, Boba có thể được sử dụng để thanh toán gas fee trên Boba network.
Tuy nhiên, ETH vẫn là gas token mặc định, nhưng tất cả người dùng sẽ có tùy chọn thay đổi thành BOBA bằng cách truy cập Boba gateway đổi từ ETH sang BOBA, sử dụng BOBA làm gas fee sẽ được giảm 25%.
3. Tình hình hoạt động của Boba Network
Phía trên là những nét chính về Boba Network mà các bạn cần nắm bắt, phần này, chúng ta sẽ xem xét tổng quan tình hình hoạt động của Boba Network.
Tại thời điểm viết bài, TVL của Boba network rơi vào tầm 57 triệu đô, giảm hơn 96% khi so với đỉnh. Giá BOBA token cũng đã giảm hơn 96% khi so với giá cao nhất vào năm 2021, token của các native protocol trong hệ sinh thái Boba network cũng giảm hơn 99% và một vài dự án đã dừng hoạt động hẳn.
Nhìn chung, Boba Network ra mắt vào cuối năm 2021, thời điểm market sentiment đang tốt. Do đó, dù cách Boba Network sử dụng để bootstrapping network tương tự các hệ sinh thái Alt-L1 khác như: DeFi fork, meme coin & NFT,… nhưng kết quả thu được vẫn rất khả quan khi TVL của Boba Network bắt đầu tăng nhanh chóng và cán mốc 1 tỷ đô trong một thời gian ngắn sau khi một vài dự án DeFi ra mắt trên Boba mainnet.
Tuy nhiên, “quick money” đến nhanh thì rời đi cũng nhanh. Qua thời gian, khi yield từ các protocol được khai thác và giá giảm giảm dần theo thời gian. Yield cơ bản của Boba Network không còn duy trì ở mức đủ cao để hấp dẫn “quick money” ở lại, họ bắt đầu rời bỏ hệ sinh thái và di chuyển vốn sang các platform khác.
Hiện tại, mức độ hoạt động trên Boba đang rất thấp, bạn có thể check transaction trên Boba network tại đây. Với mức hoạt động như thế, revenue mà protocol kiếm được từ phí giao dịch gần như bằng không.
4. Những hạn chế của BOBA Token Economy
Token Economy là nền kinh tế xoay quanh các khái niệm về token, đề cao tính sở hữu & cộng tác giữa con người và xã hội. Sự xuất hiện của blockchain cho phép làn sóng này phát triển mạnh mẽ hơn vì mọi người có thể phát hành token một cách dễ dàng với chi phí rẻ trên một blockchain.
“Vote-escrowed token model” không tối ưu cho Boba Network
Hãy thử tưởng tượng khi Curve không emissions cho LPs, khi đó giao thức sẽ thu hút được bao nhiêu TVL? Vì vậy, Curve trong tình thế buộc phải emissions để bổ sung lợi nhuận cho LPs vì lợi nhuận thuần từ phí giao dịch không đủ hấp dẫn người dùng cung cấp thanh khoản. Ve model là giải pháp cho “tình thế” của Curve.
ve model không phải hoàn hảo, thực tế nó phù hợp cho các dự án cần emissions cao để hoạt động hiệu quả. Boba network trong một tình thế hoàn toàn khác. Về cơ bản, Boba Network hay các Optimistic Rollup khác không cần emissions cao để hoạt động tốt. Trường hợp tiêu biểu có thể thấy là Arbitrum và Optimism.
Lập luận đằng sau ve model là: “Boba network emissions cao dưới dạng incentive trực tiếp hoặc gián tiếp để thu hút nhiều dự án xây dựng trên Boba network từ đó gia tăng mức độ hoạt động on-chain và Boba Network có thể gián tiếp thu lại lợi nhuận từ một phần phí giao dịch và MEV phát sinh trên mạng”.
Ở góc độ cá nhân, mình thấy có hai điểm không chắc chắn trong lập luận trên, ý tưởng đằng sau “BOBA ve model” có thể hiểu là “pay to growth”, cách tiếp cận này không có gì sai. Tuy nhiên, điểm cần chú ý là sự “mặc định” việc “pay” sẽ khiến dự án “growth” thông qua việc thu lại được lợi nhuận từ một phần phí giao dịch trên Boba network. Rõ ràng, không có gì chắc chắn là lợi ích Boba Network thu lại sẽ bù đắp được chi phí mà giao thức bỏ ra.
Hai điểm không chắc chắn trong luận điểm trên:
- Lợi nhuận thu được chưa chắc đã lớn hơn chi phí bỏ ra, có thể khiến giao thức lỗ ròng và gây ra áp lực bán lên native token.
- Nếu Boba Network không còn triển khai incentive cho các bên liên quan, liệu các nhà phát triển và users có còn ở lại hệ sinh thái?
Mặt hạn chế của việc Boba Network emissions cao dưới dạng incentive trực tiếp hoặc gián tiếp sẽ gây ra áp lực bán lên BOBA token trên thị trường và khiến giá token sẽ có xu hướng giảm trong dài hạn.
Sushiswap là một trường hợp tiêu biểu tiếp cận theo hướng này mà chúng ta có thể thấy trong giai đoạn bull run 2020 – 2022 vừa qua, nó bắt đầu là một fork của Uniswap, để thu hút thanh khoản, Sushiswap đã sử dụng các chiến lược khai thác thanh khoản, họ emissions một khoản lớn SUSHI cho những người cung cấp thanh khoản.
TVL của Sushiswap tăng lên hàng tỷ đô chỉ trong một khoảng thời gian ngắn. Ở thời điểm đỉnh cao về khối lượng giao dịch và TVL, Sushiswap vẫn lỗ ròng hàng tuần do lượng emissions cao ra thị trường thứ cấp có giá trị lớn hơn nhiều số tiền mà họ kiếm được từ phí giao dịch. Hậu quả là giá SUSHI trên thị trường có xu hướng giảm theo thời gian. Khi lượng emissions giảm theo thời gian, TVL và phí giao dịch cũng giảm theo.
Tổng quan, ve model không phải tệ nhưng mình cho rằng nó không phải là model phù hợp nhất để áp dụng vào một Optimistic Rollup như Boba Network. Một thiết kế giúp phân quyền sequencer nên là khía cạnh mà các Optimistic Rollup như Boba Network nên tập trung vào.
Staking BOBA không rủi ro
Trong các blockchain PoS, hệ thống yêu cần người dùng staked token của họ để có quyền thực thi các giao dịch. Họ được hưởng block reward do nỗ lực tính toán và chi phí họ bỏ ra. Ngược lại trong trường hợp họ gian lận, token staked của họ trong hệ thống có thể bị slashing.
Trong các chiến lược liquidity farming, người cung cấp thanh khoản cho các AMM có thể chịu một khoản lỗ lớn từ ảnh hưởng cho market sentmentiment và khoản lỗ do Impermanent Loss (IL). Phí giao dịch thường không đủ để bù đắp được khoản lỗ tiềm năm đó. Vì thế, các dự án AMM thường triển khai chiến lược khai thác thanh khoản, trong đó, người cung cấp thanh khoản được hưởng lợi nhuận từ liquidity farming reward.
Qua hai ví dụ ở trên, chúng ta có thể thấy staking trong hệ thống đòi hỏi người dùng chịu một rủi ro nào đó để đổi lấy phần thưởng tiềm năng. Trong các hệ thống PoS, giao thức “pay native token” để đổi lấy bảo mật mạng cao hơn. Trong các chương trình khai thác thanh khoản của AMM, giao thức “pay native token” để đổi lấy thanh khoản tốt hơn cho giao thức.
Ngược lại, cơ chế khóa & staking token trong Boba Network không có chức năng cụ thể trong hệ sinh thái, tác động chủ yếu là làm giảm nguồn cung BOBA trôi nổi trên thị trường, mang lại sự ổn định về giá cho BOBA token. Về cơ bản, giao thức đang trả tiền để BOBA holder không bán token của họ ra ngoại thị trường thứ cấp.
Hãy xem xét “5% fixed APY” mà giao thức đang trả cho staker đến từ nguồn nào. Theo như Boba Network trình bày, nó đến từ hai nguồn:
- Revenue của Boba Network đến từ một phần phí giao dịch mà người dùng trả.
- Emissions từ giao thức.
Với mức độ hoạt động trên Boba network tại thời điểm này, revenue của Boba Network đến từ phí giao dịch gần như không đáng kể. “5% fixed APY” mà giao thức trả cho staker đến từ Emissions.
Mặc dù hiện nay, chỉ có 5.3 triệu BOBA staked (3.3% Circulating supply) nên lượng Emissions không tạo nhiều áp lực bán lên native token nhưng điều gì sẽ xảy ra khi số lượng token staking lên 50 – 100 triệu BOBA?
Phức tạp trong hệ thống khi trả phí giao dịch bằng BOBA
Việc Boba Network cho phép sử dụng BOBA làm phí giao dịch trong mạng mang lại những lợi ích nhất định:
- Thêm tiện ích và tạo demand mua cho BOBA.
- Gia tăng sự lựa chọn của người dùng trên Boba Network trong việc lựa chọn gas token (ETH hoặc BOBA).
Tuy nhiên, điều này làm cho hệ thống trở nên phức tạp hơn vì phải bổ sung thêm một vài component. Trong các thiết kế của Optimism rollup, phí giao dịch hoàn toàn có được thanh toán bằng ETH, vì phí settle state root và phí call data lên Ethereum phải trả gas fee bằng ETH.
Để thêm lựa chọn BOBA token làm gas fee trên Boba network, họ đã thêm một hợp động vào thiết kế hệ thống để quy đổi phí người dùng phải trả bằng ETH ra BOBA token thông qua tỷ giá BOBA/ETH được cung cấp bởi oracle.
Hệ thống này gây ra thêm những phức tạp không đáng có cho hệ thống, khi giao thức trả ETH cho Ethereum và nhận về BOBA từ phí giao dịch người dùng trả, do mức độ hoạt động trên Boba Network hiện nay rất thấp, khoản gas fee mà Boba Network ứng trước có vẻ không bao nhiêu.
Nếu mức độ hoạt động của Boba Network đạt tới mức độ mà mức phí ETH thanh toán mỗi ngày cho Ethereum là hàng trăm nghìn đô thì đó là một rắc rối thật sự vì hàng ngày giao thức sẽ chi tiêu rất nhiều ETH cho phí giao dịch, liệu giao thức có đủ ETH để dự trữ ETH để trợ cấp cho người dùng.
Nếu giao thức lựa chọn giao dịch BOBA ra ETH thì vấn đề lại liên quan đến thanh khoản của BOBA? Sự phức tạp này lớn lên theo quy mô của Boba network, mức độ hoạt động on-chain trên Boba Network càng cao thì áp lực bán BOBA trên thị trường càng lớn.
Trường hợp tương tự là Chainlink (LINK), khi data providers trả phí bằng ETH để cập nhật giá lên on-chain và nhận lại khoản thanh toán bằng LINK token. Mặc dù Chainlink là một trong các dự án đứng đầu về Oracle và TVL secured bởi Chainlink lớn dần trong năm 2021 nhưng giá LINK lại có xu hướng sideway trong giai đoạn đó.
5. Tổng kết
Về mặc công nghệ và sản phẩm đã ra mắt trên mainnet, Boba network không khác nhiều với Optimism. Tuy nhiên, Boba network đang chú trọng vào việc tăng cường các trường hợp sử dụng xung quanh BOBA mà quên đi những giá trị cốt lõi tạo nên giá trị cho một optimistic rollup platform.