Dollar Index (hay U.S Dollar Index) là một chỉ số đo lượng giá trị của đồng USD, so sánh với một rổ chỉ số được cấu thành bởi nhiều đồng tiền khác. Rổ chỉ số kể trên được cấu thành bởi 6 loại tiền tệ khác nhau, bao gồm EUR, GBP, JPY, CAD, SEK và CHF. Đây là tiền tệ của các quốc gia/vùng lãnh thổ có mối quan hệ thương mại lớn với Mỹ.
1. Dollar Index là gì?
Dollar Index (hay U.S Dollar Index) là một chỉ số đo lượng giá trị của đồng USD, so sánh với một rổ chỉ số được cấu thành bởi nhiều đồng tiền khác. Rổ chỉ số kể trên được cấu thành bởi 6 loại tiền tệ khác nhau, bao gồm EUR, GBP, JPY, CAD, SEK và CHF. Đây là tiền tệ của các quốc gia/vùng lãnh thổ có mối quan hệ thương mại lớn với Mỹ.
2. Phương pháp đo lường chỉ số Dollar Index
U.S. Dollar Index được tính dựa trên giá của các loại tiền tệ kể trên với USD kết hợp các tỷ trọng kể trên.
Công thức cụ thể:
USDX = 50.14348112 × EURUSD-0.576 × USDJPY0.136 × GBPUSD-0.119 × USDCAD0.091 × USDSEK0.042 × USDCHF0.036
Đồng EUR chiếm tỷ trọng lớn nhất do có sự hợp nhất tiền tệ của 5 quốc gia khác.
3. Lịch sử hình thành và phát triển của Dollar Index
Sau sự sụp đổ của hệ thống Bretton Woods (cố định đồng USD theo tỷ lệ 35 USD/1 ounce vàng), Mỹ và các quốc gia khác cần phải thống nhất các chính sách để quy định tỷ giá tiền. Kết quả, rất nhiều chính phủ đã chọn chính sách thả nổi tỷ giá.
Ngay sau đó, U.S. Dollar Index được phát triển để theo dõi sức mạnh của đồng USD khi các quốc gia thực hiện chính sách tỷ giá thả nổi.
Vào thời điểm ra mắt, Dollar Index có giá trị bằng 100.
Dollar Index khởi điểm với sự cấu thành từ 10 loại tiền tệ khác nhau. Sau khi các quốc gia châu Âu thành lập Liên minh châu Âu với tiền tệ chung là EUR, thì các đồng tiền của Đức, Pháp, Ý, Hà Lan và Bỉ được loại bỏ khỏi rổ chỉ số và được thay thế bằng đồng EUR. Đây cũng là nguyên nhân khiến đồng EUR chiếm tỷ trọng đến 57.6%.
4. Ý nghĩa và các yếu tố tác động tới chỉ số Dollar Index
Ý nghĩa của Dollar Index
U.S. Dollar Index mang ý nghĩa là công cụ để đánh giá sức mạnh của đồng USD so với các đồng tiền trong rổ chỉ số. Khi chỉ số Dollar Index tăng, đồng USD cũng có xu hướng tăng so với các loại tiền tệ trong rổ.
Trên thực tế, các đối tác thương mại lớn của Mỹ hiện tại như Trung Quốc hay Mexico không cấu thành nên chỉ số Dollar Index, do đó chỉ số này hiện không còn phản ánh chính xác thực trạng của đồng USD trong mối quan hệ thương mại quốc tế.
Các tổ chức lớn cũng đã sử dụng những bộ chỉ số khác cải tiến hơn để có thể theo dõi và đánh giá chính xác sức mạnh của đồng USD.
Ví dụ, FED hiện nay đã những bộ chỉ số như AFE Dollar Index hay EME Dollar Index:
- AFE Dollar Index (Advanced Foreigh Economies): Đo lường sức mạnh đồng USD so với các nền kinh tế phát triển.
- EME Dollar Index (Emerging Market Economies): Đo lường sức mạnh đồng USD so với các nền kinh tế mới nổi.
Tuy vậy, U.S. Dollar Index vẫn được các nhà đầu tư sử dụng rộng rãi như một công cụ mang tính chất đánh giá tương đối. Nguyên do là các loại tiền tệ trong rổ vẫn chiếm tỷ trọng cao trong dự trữ ngoại hối của nhiều quốc gia, cũng như được chấp nhận nhiều trong hoạt động thanh toán quốc tế.
Các yếu tố tác động lên Dollar Index
Sự biến động trong giá cả của 6 loại tiền tệ kể trên với USD sẽ tác động tới Dollar Index. Theo đó, những thay đổi trong nền kinh tế tài chính của Mỹ hay các quốc gia kể trên sẽ gây ảnh hưởng lên chỉ số này.
Có thể kể tới một vài yếu tố như:
- Chính sách tiền tệ: Các động thái tăng lãi suất sẽ làm chỉ số Dollar Index tăng, bởi vì khi đó dòng vốn sẽ đổ về USD do nó có mức lợi suất lớn hơn và ngược lại.
- Cán cân thương mại: Cán cân thương mại phản ánh nhu cầu về tiền tệ của một quốc gia. Theo đó, nếu các quốc gia khác có nhu cầu cao với hàng hoá dịch vụ của Mỹ, điều này đồng nghĩa với việc nhu cầu với USD cao thì chỉ số Dollar Index sẽ tăng và ngược lại.
- Sức mạnh của nền kinh tế Mỹ: Việc nền kinh tế Mỹ khỏe mạnh và xuất hiện nhiều cơ hội đầu tư sẽ thúc đẩy dòng vốn đầu tư chảy vào quốc gia. Bên cạnh đó, do USD là đồng tiền dự trữ quốc tế và là nơi trú ẩn trong các sự kiện bất ổn, nên sức mạnh của nền kinh tế nói chung đóng vai trò không nhỏ trong việc củng cố vị thế này của Mỹ.
5. Ảnh hưởng của chỉ số Dollar Index
Ảnh hưởng lên nền kinh tế nói chung
Các biến động của Dollar Index tuy không phản ánh chính xác nhưng sẽ tác động tới xu hướng tỷ giá của hầu hết các quốc gia. Đối với một quốc gia bất kỳ, khi Dollar Index có xu hướng tăng, khả năng cao đồng tiền của quốc gia đó sẽ bị giảm giá so với USD.
Sự tăng hoặc giảm giá của đồng USD sẽ ảnh hưởng tới nền kinh tế trên phạm vi toàn cầu. Khi đồng USD có xu hướng tăng giá mạnh, nó sẽ tác động trực tiếp đến thương mại quốc tế do Mỹ là nền kinh tế có quy mô đứng đầu thế giới.
Bên cạnh thương mại, sự biến động tỷ giá còn ảnh hưởng tới nhiều yếu tố vĩ mô khác của quốc gia như lạm phát, tăng trưởng GDP, chính sách tiền tệ, dòng tiền đầu tư…
Lấy ví dụ cụ thể với Việt Nam, việc đồng USD tăng giá so với VND sẽ gây ra các tác động sau:
- Các loại hàng hóa nguyên liệu đầu vào nhập khẩu sẽ tăng giá, góp phần làm gia tăng lạm phát.
- Các doanh nghiệp xuất khẩu tại Việt Nam sẽ được hưởng lợi do giá hàng hoá xuất sang Mỹ sẽ giảm, tạo ra lợi thế cạnh tranh về giá.
- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (bằng đồng USD) tại Việt Nam sẽ bị giảm lợi nhuận. Điều này sẽ giảm động lực để các công ty khác đầu tư vào Việt Nam.
- Và rất nhiều khía cạnh khác bị ảnh hưởng.
Ảnh hưởng lên các lớp tài sản
Bên cạnh việc ảnh hưởng sâu sắc tới kinh tế, Dollar Index còn có tác động đến thị trường tài chính, vì Mỹ cũng là quốc gia có quy mô thị trường tài chính lớn nhất trên thế giới.
Khi Dollar Index có xu hướng tăng mạnh thì giá cả của các loại tài sản giao dịch theo đồng USD sẽ có xu hướng giảm theo. Ví dụ cụ thể có thể kể tới cổ phiếu (thông qua chỉ số S&P500).
Doanh thu đến từ thị trường quốc tế của các công ty S&P500 chiếm 29%, tỷ lệ này đối với các công ty công nghệ (như Apple, Microsoft, Meta, Google…) là 59% (theo Goldman Sachs). Do đó, sự biến động tăng của chỉ số Dollar Index gây ảnh hưởng tiêu cực đến doanh số trên thị trường quốc tế, từ đó gây tác động trực tiếp lên giá cổ phiếu.
Bitcoin và crypto trong thời gian gần đây có mối tương quan mật thiết với S&P500, do đó chúng cũng sẽ chịu sự tác động của Dollar Index.
Hàng hoá là một ví dụ khác về ảnh hưởng của Dollar Index lên các lớp tài sản.
USD là tiền tệ chiếm tỷ trọng lớn trong dự trữ ngoại hối của nhiều quốc gia và được chấp nhận trong hầu hết các giao dịch thương mại quốc tế. Do đó, Dollar Index cũng có tác động tới giá cả hàng hoá.
Thông thường, mối quan hệ này có tính chất ngược chiều, việc Dollar Index có xu hướng tăng sẽ gây tác động tiêu cực lên giá hàng hoá và ngược lại. Tuy nhiên, một nghiên cứu của Citibank đã chỉ ra rằng mối liên kết giữa USD và giá cả hàng hoá hiện nay đang trở nên kém chặt chẽ.
Nhìn chung, nắm được sự biến động của Dollar Index và các nguyên nhân xung quanh sẽ giúp nhà đầu tư có được cái nhìn tổng quan về dòng tiền trên thị trường.
6. Tổng kết
Dollar Index là một bộ chỉ số đo lường sức mạnh của đồng USD so với các loại tiền tệ khác. Tuy không còn phản ánh chính xác thực trạng này nhưng Dollar Index vẫn được nhiều nhà đầu tư sử dụng như công cụ tương đối để xác định xu hướng dòng tiền trên thị trường tài chính.
Vì Mỹ là quốc gia đứng đầu về kinh tế tài chính nên đồng USD có ảnh hưởng tới nhiều loại tài sản khác nhau. Do đó, việc theo dõi Dollar Index sẽ giúp chúng ta tăng hiệu suất đầu tư của bản thân.