Etherscan chắc hẳn đã rất quen thuộc với các anh em từ khi bắt đầu tham gia thị trường Cryptocurrency. Dù tự tìm hiểu Crypto hay được bạn bè hoặc trường lớp nào hướng dẫn thì Etherscan chắc chắn sẽ là 1 trong những công cụ đầu tiên anh em được hướng dẫn để sử dụng.
Etherscan chắc hẳn đã rất quen thuộc với các anh em từ khi bắt đầu tham gia thị trường Cryptocurrency. Dù tự tìm hiểu Crypto hay được bạn bè hoặc trường lớp nào hướng dẫn thì Etherscan chắc chắn sẽ là 1 trong những công cụ đầu tiên anh em được hướng dẫn để sử dụng.
Etherscan thường được sử dụng cho một số mục đích như kiểm tra số dư ví, kiểm tra lịch sử giao dịch ví, check Txn Hash… Đây đều là những tính năng rất cơ bản dành cho người chơi Crypto. Tuy nhiên, Etherscan còn nhiều tính năng thú vị và hữu ích hơn nữa.
Trong bài viết hôm nay, mình sẽ chia sẻ chi tiết đầy đủ về Etherscan và cách sử dụng nó để tối ưu khi tham gia đầu tư Crypto.
1. Etherscan là gì?
Etherscan là một Ethereum Blockchain Explorer, hay là một công cụ tìm kiếm, tra cứu các giao dịch đã diễn ra trên mạng lưới Blockchain của Ethereum. Mục tiêu của Etherscan.io là tạo nên tính minh bạch cho Ethereum Blockchain bằng cách cho phép người dùng kiểm tra mọi thông tin một cách rõ ràng và tường minh.
Có thể hiểu đơn giản như sau: Ethereum là Blockchain nền tảng. Các hoạt động bên trong của Ethereum như thông tin giao dịch, tạo khối,… sẽ được Etherscan đưa lên website của Etherscan để người dùng có thể check bất cứ lúc nào.
Truy cập Etherscan tại: etherscan.io
Tuy nhiên, anh em cần lưu ý là Etherscan không thuộc quyền quản lý của Ethereum Foundation mà thuộc sở hữu của một bên thứ 3. Bên cạnh đó, Etherscan cũng không phải là dịch vụ cung cấp ví hay quản lý portfolio. Anh em chỉ đơn giản là check thông tin trên mạng lưới Blockchain của Ethereum, không liên quan tới private key hay kiểm soát giao dịch.
Về bản chất, Etherscan tương tự như trình Explorer của rất nhiều Blockchain nền tảng khác. Các trình explorer này cung cấp thông tin thời gian thực về hoạt động của Blockchain đó gồm thông tin giao dịch, tạo khối, token…
Ví dụ:
- NEO Blockchain có Neoscan.
- Ontology Blockchain có Ont Explorer.
- Binance Chain có Binance Explorer.
- Monero Blockchain có Monero Block.
2. Mục đích sử dụng Etherscan
Etherscan là 1 website cung cấp các thông tin chi tiết về hoạt động của Ethereum Blockchain. Vậy, với vai trò là người dùng cuối, anh em có thể sử dụng Etherscan cho các mục đích như sau:
- Kiểm tra ví ETH: Đây là một trong những mục đích sử dụng rất phổ biến của Etherscan. Anh em chỉ cần có địa chỉ ví mình muốn check (có thể là địa chỉ ví của chính anh em hoặc của người khác). Sau đó, search trong ô tìm kiếm là đã có thể check các thông tin cơ bản của ví đó như: các loại token đang có trong ví, số dư của cả ví theo USD, số dư từng loại.
- Kiểm tra giao dịch ETH.
- Truy xuất lại thông tin ví khi có Txn Hash.
- Kiểm tra Smart Contract của token dự án.
- Check số dư ví của dự án.
Với các mục đích sử dụng kể trên, một số trường hợp cụ thể để anh em sử dụng Etherscan.io như sau:
- Check số dư ví của chính mình hoặc người khác.
- Check ETH transaction, theo dõi giao dịch token đang pending trên hệ thống.
- Check biến động số dư của dự án.
- Check tình hình giao dịch khi có tranh chấp trong quá trình giao dịch chuyển nhận token trên Ethereum.
- Tạo Watchlist để theo dõi biến động token trong ví khi làm Airdrop Bounty.
- Kiểm tra Smart Contract của token dự án để tìm hiểu về dự án ICO hay IEO.
Ngoài ra, Etherscan còn cung cấp API. Anh em nào là developers các dự án dApp có thể sử dụng API này cho ứng dụng của mình. Hoặc các anh em có website riêng, muốn show dữ liệu hoạt động trên mạng lưới Ethereum Blockchain thì có thể sử dụng API để hiển thị trên website.
3. Các tính năng của Etherscan
Hình bên dưới là giao diện cơ bản của Etherscan khi anh em truy cập vào etherscan.io.
Giao diện cơ bản
[1] Ô tìm kiếm: Tại đây, anh em có thể paste Address, Txn Hash, Block, Token hoặc Ens để trực tiếp tìm kiếm thông tin.
[2] Các thông tin cơ bản về đồng Ether (ETH): Anh em có thế thấy giá cả, biến động giá trong 24h và tổng Market cap của ETH.
[3] Các thông tin thời gian thực về hoạt động bên trong mạng lưới Blockchain của Etherscan.
Một số thông tin anh em có thể quan tâm:
- Transactions: Tổng lượng giao dịch được thực thi.
- Med Gas Price: Giá gas trung bình hiện tại trên mạng lưới Ethereum.
- Difficulty: Độ khó khi đào coin.
- Hash Rate: Tỷ lệ hàm băm.
- Ethereum Transaction History in 14 Days: Đây là đồ thị thể hiện sự thay đổi của lượng giao dịch trên Ethereum Blockchain trong 14 ngày gần nhất.
Blockchain
Giao trang chủ cho phép chúng ta nhìn tổng quan về hoạt động của Ethereum Blockchain. Thì nút Blockchain sẽ cho phép anh em xem chi tiết hơn tất cả các thông tin quan trọng về Block, tx, top account:
- View Txns: Xem tất cả các giao dịch đã hoàn thành trên Ethereum.
- View Pending Txns: Xem các giao dịch đang pending.
- View Contract Internal Txns: Xem các giao dịch ETH.
- View Blocks: Các Pool đào tạo khối.
- Top Accounts: Danh sách các ví chứa nhiều ETH nhất.
- Các phần còn lại không quan trọng thì anh em có thể tự khám phá thêm nhé: Forked Blocks (Reorges), View Uncles, Verified Contracts,…
Tokens
Tại đây chứa các thông tin về 2 loại token phổ biến của Ethereum là ERC-20 và ERC-721, bao gồm:
- Top Tokens: Danh sách các token.
- Views Transfers: Xem giao dịch của 2 loại token này.
Resource
Các mục trong Resource bao gồm:
- Charts And Stats: Đây là phần mình muốn giới thiệu chi tiết hơn cho anh em. Trong đó gồm các đồ thị và số liệu thống kê trong mạng lưới Ethereum Blockchain.
- Top Statistics: Thống kê dữ liệu của các giao dịch, token,… hàng đầu
- Developer APIs: Tạo APIs dựa trên API của Etherscan.io
- Ethereum Directory: Chứa thông tin một số dự án, website, sàn giao dịch liên quan cung cấp dịch vụ liên quan tới Ethereum.
- Explore dApps: Nơi khám phá các ứng dụng phi tập trung (dApp).
- Yield Farms: Các dự án cho phép người dùng Yield Farming kiếm tiền.
- Airdrops: Các dự án đang tổ chức Airdrops cho người dùng.
Một số đồ thị thống kê anh em nên quan tâm trong phần Charts And Stats:
- Ethereum Transaction History: Thể hiện lượng giao dịch trong Blockchain Ethereum. Dựa vào đây anh em có thể phần nào nắm được xu hướng vận động của thị trường.
- Ether Supply Growth Chart: Thể hiện tổng cung của đồng Ether ra ngoài thị trường. Dựa vào đây anh em có thể biết được xu hướng và tốc độ lạm phát của đồng Ether.
- Transactions fee: chi phí cho giao dịch trên mạng lưới Ethereum.
More
Trong đó gồm có:
- Developers: Chứa các thông tin về API, Decode… mà các lập trình viên có thể sử dụng cho các mục đích phát triển của mình. Đồng thời tìm kiếm các hợp đồng (contract) dựa trên Similar Codes.
- DeFi: Kiểm tra các thông tin liên quan tới các dự án DeFi và sàn giao dịch phi tập trung DEX trên Ethereum.
- Explore: Kiểm tra các thông tin về phí gas, Node, kết nối Etherscan, các khoản tiền gửi vào Beacon Chain của Ethereum 2.0 và tìm kiếm tên miền đuôi .eth
- Mics: Kiểm tra các thông tin về tính toán trong mining, các thông tin liên quan tới dịch vụ lưu trữ phân tán SWARM và xác minh chữ ký,v.v.