Hệ sinh thái trong Crypto là một hệ thống gồm nhiều sản phẩm kết nối và hỗ trợ lẫn nhau bên trong một Blockchain, mỗi Blockchain lúc này cũng giống như một công ty cung cấp cơ sở hạ tầng, họ cũng sẽ muốn phát triển một hệ sinh thái đầy đủ của bản thân.
1. Định nghĩa về hệ sinh thái trong các lĩnh vực khác nhau
Hệ sinh thái trong tự nhiên là gì?
Hệ sinh thái trong tự nhiên là một hệ thống mở hoàn chỉnh gồm các thành phần sống (quần xã) và các thành phần không sống như không khí, nước và đất khoáng (gọi chung là sinh cảnh).
Hệ sinh thái trong kinh doanh là gì?
Hệ sinh thái trong kinh doanh là một hệ thống chuỗi giá trị bao gồm nhiều sản phẩm kết nối với nhau trong 1 lĩnh vực kinh doanh nhất định.
Ví dụ như:
(1) Hệ sinh thái của Vingroup, một chuỗi giá trị từ bất động sản đến nhu cầu cơ bản như ăn uống, giao dục, đến các dịch vụ cấp cao như khu du lịch,v.v.
(2) Hệ sinh thái của Apple, bao gồm một chuỗi giá trị trong ngành công nghệ, từ điện thoai, máy tính bảng, tai nghe, đồng hồ,v.v.
Ý nghĩa của hệ sinh thái trong kinh doanh
Không phải ngẫu nhiên mà tất cả các đế chế kinh doanh lớn hiện nay đều muốn xây dựng hệ sinh thái của riêng mình. Nó sẽ đem lại nhiều lợi ích cho cả người dùng và công ty đó:
Với người dùng:
- Một hệ sinh thái sẽ phục vụ đầy đủ tất cả các nhu cầu của họ.
- Các sản phẩm trong 1 hệ sinh thái sẽ được đồng bộ hóa, tương tác với nhau, tạo nên sự thuận tiện và dễ dàng khi sử dụng.
Với dự án:
- Hệ sinh thái sẽ giúp dự án mở rộng quy mô kinh doanh, xây dựng được chuỗi giá trị của công ty, từ đầu vào đến đầu ra.
- Tận dụng được những mảnh ghép đã có sẵn ví dụ như cơ sở hạ tầng, dữ liệu từ người dùng,v.v.
Đặc biệt, khi dự án đã phát triển một hệ sinh thái đầy đủ, người dùng sẽ ở mãi với họ, họ không cần hoặc không có nhu cầu phải sử dụng gì ngoài hệ sinh thái đó. Khi đã có người dùng, công ty có thêm các Insight, qua đó có thể cải thiện và tiếp tục mở rộng hệ sinh thái của mình.
Ở đây mình lấy ví dụ về hệ sinh thái Apple, với các sản phẩm bao gồm: iPhone, iPad, iMac, MacBook, Apple Watch, AirPods, Apple TV.
Có thể thấy, Apple đã phát triển đầy đủ các sản phẩm, phục vụ hầu hết nhu cầu của người dùng công nghệ, từ điện thoại, máy tính bảng, tai nghe, đồng hồ, TV,…
Các sản phẩm này đều chạy trên hệ điều hành iOS và được kết nối với iCloud, nhờ tất cả các sản phẩm này đều có khả năng tương tác nhau, người dùng sử dụng 1 sản phẩm có thể quản lí dữ liệu ở các sản phẩm khác.
Vì vậy, người dùng khi đã sử dụng sản phẩm của Apple, sẽ có xu hướng chỉ sử dụng sản phẩm của hãng, vì nếu đổi qua hãng khác sẽ rất bất tiện.
Qua đó, Apple phát triển được 1 hệ sinh thái hoàn chỉnh, gắn kết với nhau, người dùng sử dụng Apple không cần phải sử dụng sang hãng khác vì Apple đã cung cấp đầy đủ các sản phẩm phục vụ nhu cầu người dùng.
Nếu một đối thủ khác muốn cạnh tranh với Apple, họ không thể cạnh tranh 1 sản phẩm và cần phải xây dựng cả 1 hệ sinh thái, một điều rất khó khăn.
Hệ sinh thái trong Crypto là gì?
Tương tự như vậy, hệ sinh thái trong Crypto là một hệ thống gồm nhiều sản phẩm kết nối và hỗ trợ lẫn nhau bên trong một Blockchain, mỗi Blockchain lúc này cũng giống như một công ty cung cấp cơ sở hạ tầng, họ cũng sẽ muốn phát triển một hệ sinh thái đầy đủ của bản thân.
Những mảnh ghép chính để hoàn thiện 1 hệ sinh thái trong Crypto sẽ là:
- Transactions & Payment Services: Nhu cầu cơ bản nhất của một Blockchain chính là giao dịch và thanh toán. Những mảnh ghép nhỏ bên trong sẽ bao gồm: Token, Smart contracts, Wallet.
- DeFi: Đây là mảnh ghép được tập trung nhất hiện nay, đa phần Blockchain đều đang cố gắng phát triển đầy đủ mảnh ghép này, DeFi cung cấp cho người dùng nhu cầu về giao dịch, vay, cho vay, gửi tiết kiệm,… mà không cần 1 bên trung gian thứ 3. Các thành phần chính của DeFi sẽ bao gồm Stablecoin, DEX, Lending/Borrowing, Synthetic,v.v.
- Social, Entertainment: Nhu cầu tiếp theo sẽ là tương tác cộng đồng và giải trí, những thành phần chính hiện nay trong mảng này là NFT, Games, Gambling,v.v.
- Enterprise blockchain solutions: Cuối cùng là những ứng dụng của Blockchain vào thực tế, vào một số lĩnh vực như Finance, Supply Chain, Healthcare, Education,v.v.
2. Các hệ sinh thái nổi bật trong Crypto hiện nay
Nhìn chung, thì các Blockchain hiện nay được chia làm 3 tier chính:
- Top Tier 1: Bao gồm Ethereum và BSC, đây là hai hệ sinh thái lớn mạnh hiện tại, đã tích hợp khá đầy đủ các mảnh ghép và chúng ta sẽ lấy đó làm tiêu chuẩn để so sánh những dự án nhỏ khác.
- Top Tier 2: Bao gồm Solana, Avalanche và Polkadot, đầy là những hệ sinh thái tiềm năng nhưng vẫn còn thiếu một vài ghép để phát triển hoàn chỉnh.
- Top Tier 3: Các hệ sinh thái rất mới, hầu như chưa có gì, bao gồm Near, Cardano, Dfinity.
Dưới đây là hình ảnh về một số hệ sinh thái để anh em có thêm góc nhìn về từng hệ
4. Cơ hội đầu tư ở các hệ sinh thái
Các bạn chắc được nhắc rất nhiều đến đến thuật ngữ hệ sinh thái trong thời gian gần đây, bởi khi cuộc chơi bắt đầu phát triển sang nhiều Chain, 1 hệ sinh thái vững mạnh chính là vũ khí để các Chain cạnh tranh với nhau.
Chỉ những Blockchain phát triển đầy đủ những mảnh ghép cần thiết, phục vụ đầy đủ nhu cầu của người dùng và giữ chân được người dùng, mới là những người chiến thắng cuối cùng.
Cơ hội cũng đến với những Blockchain chưa hoàn thiện, đầu tư vào những mảnh ghép còn thiếu cũng là một chiến lược được nhiều người áp dụng hiện nay.
5. Tổng kết
Từ khi Ethereum trở nên quá tải và cơ hội đến với những Blockchain khác, cuộc chiến giữa các Blockchain đã trở nên rất khốc liệt, các Blockchain cạnh tranh với nhau từ người dùng, dòng tiền, đến cả các dự án, ai cũng muốn xây dựng một hệ sinh thái cho bản thân.
Trên đây là bài viết giải thích về Hệ sinh thái trong Crypto và lí giải vì sao mỗi Blockchain khi phát triển cần phải có một hệ sinh thái của riêng mình.