Chắc chắn bạn đã học và áp dụng giá hỗ trợ – kháng cự trong giao dịch từ những ngày đầu tiên học phân tích kỹ thuật. Có nhiều cách xác định, giao dịch khác nhau với kháng cự hỗ trợ. Trong bài viết sau mình sẽ giới thiệu với các bạn toàn tập về cách xác định & giao dịch với hỗ trợ – kháng cự.
- 1. Kháng cự – Hỗ trợ là gì?
- 2. Tính chất Hỗ trợ – Kháng cự
- 3. Cách vẽ kháng cự – hỗ trợ
- Bước 1: Xác định xu hướng chính của giá
- Bước 2: Xác định các đỉnh đáy trên Chart
- Bước 3: Lọc lại bớt các đỉnh đáy không có giá trị nhiều trên biểu đồ
- Bước 4: Vẽ vùng kháng cự – hỗ trợ
- Lưu ý khi vẽ kháng cự – hỗ trợ
- 4. Chiến lược giao dịch với Hỗ trợ – Kháng cự
- Giá bật lại khi chạm hỗ trợ kháng cự
- Giao dịch khi giá breakout tại hỗ trợ – kháng cự
- Giao dịch khi giá quay lại backtest tại vùng hỗ trợ – kháng cự
- 5. Lưu ý khi áp dụng chiến lược giao dịch với Hỗ trợ – kháng cự
- 6. Tổng kết
1. Kháng cự – Hỗ trợ là gì?
Vùng giá hỗ trợ
Vùng giá hỗ trợ là mức giá mà áp lực mua chiếm ưu thế so với áp lực bán, có thể coi là vùng giá phù hợp để mở vị trí mua. Phần lớn các trader ưa thích vai trò là người mua hơn là người bán, khi giá tiệm cận vùng giá hỗ trợ.
Vùng giá kháng cự
Vùng giá kháng cự là mức giá mà áp lực bán ở đó chiếm ưu thế so với áp lực mua, có thể coi là vùng giá phù hợp để mở vị trí bán. Phần lớn các trader sẽ mở vị trí bán khi giá tiệm cận vùng giá kháng cự.
2. Tính chất Hỗ trợ – Kháng cự
Vùng giá hỗ trợ-kháng cự là vùng giá có ý nghĩa quan trọng trong giao dịch. nếu bạn nắm bắt rõ chúng thì tăng khả năng giao dịch thành công lên rất nhiều.
“Vùng giá hỗ trợ thành vùng giá kháng cự khi bị vượt qua dứt khoát và ngược lại”
Tính chất của hỗ trợ – kháng cự là: Vùng giá hỗ trợ sẽ trở thành vùng giá kháng cự khi giá vượt dứt khoát và ngược lại.
Biểu đồ dưới đây là một ví dụ cho việc vùng giá kháng cự chuyển thành vùng giá hỗ trợ khi bị vượt qua một cách dứt khoát.
Bạn có thể quan sát, cây nến phá vỡ rất dứt khoát và sau đó giá tăng mạnh. Sau đó giá có backtest 2 lần và lực mua đều khiến giá tăng trở lại rất nhanh sau đó.
Ở ví dụ khác, sau cây nến phá vỡ ô cùng mạnh mẽ với lực bán mạnh, vùng giá trước đó là hỗ trợ đã bị phá vỡ và trở thành kháng cự sau đó. Giá đã không thể vượt qua và tiếp tục giảm.
3. Cách vẽ kháng cự – hỗ trợ
Trước khi tiến hành vẽ hỗ trợ kháng cự, bạn cần hiểu rõ rằng: Hỗ trợ – kháng cự không phải là một giá cụ thể mà là vùng giá mà tại đó xảy ra tranh chấp giữa bên mua và bên bán.
Mình sẽ hướng dẫn các bạn cách vẽ Kháng cự hỗ trợ đơn giản (Lưu ý là có nhiều cách thức khác nhau để xác định, đây chỉ là cách mình thấy khá đơn giản và áp dụng)
Bước 1: Xác định xu hướng chính của giá
Để xác định hỗ trợ kháng cự một cách chính xác, bạn cần xác định được xu hướng chính của giá, việc này giúp bạn không bị rối và dễ dàng xác định được đỉnh, đáy quan trọng cần chú ý.
Với xu hướng chính, bạn nên xác định trên khung lớn như khung Daily, weekly để tránh bị nhiễu và note ra xu hướng chính.
Bước 2: Xác định các đỉnh đáy trên Chart
Trong bước này, bạn hãy list ra các đỉnh đáy trên vùng giá mà bạn muốn xác định hỗ trợ hoặc kháng cự.
Bước 3: Lọc lại bớt các đỉnh đáy không có giá trị nhiều trên biểu đồ
Trong bước này, bạn cần xác định các đỉnh đáy cực đại trên biểu đồ . Nếu bạn đã xác định được xu hướng chính ở bước 1 thì sẽ dễ dàng tìm ra những đỉnh đáy quan trọng.
Bước 4: Vẽ vùng kháng cự – hỗ trợ
Bạn sẽ vẽ các vùng giá dựa vào râu nến và giá đóng cửa của một số cây nến tại vùng đỉnh đáy ở bước 3.
Sau đó bạn xoá bớt các vùng giá không cần thiết chỉ chừa lại các vùng giá quan trọng.
Lưu ý khi vẽ kháng cự – hỗ trợ
- Chúng ta sử dụng dữ liệu giá quá khứ để vẽ các vùng giá kháng cự-hỗ trợ cho hiện tại, khi giá đã chạy thì chúng ta hạn chế thay đổi. Mỗi vị trí có sự phản ứng giá khác nhau thì chúng ta có chiến lược giao dịch khác nhau.
- Nếu vùng giá kháng cự hỗ trợ quá rộng thì việc tìm điểm vào sẽ càng khó, điểm cắt lỗ cũng quá xa và không tối ưu lợi nhuận. Một vùng giá k quá lớn và cũng k quá nhỏ là phù hợp để chúng ta quan sát phản ứng giá và xác định entry-stop loss
- Khi giá chạy, chúng ta cần quan sát phản ứng giá tại đó. Nếu giá đã bị phá vỡ thì chúng ta nên cắt lỗ ngay dưới râu nến trước đó.
- Không nên vẽ quá nhiều vùng giá trên biểu đồ. chỉ nên vẽ từ 2-4 vùng giá. Quá nhiều vùng giá sẽ gây nhiễu và không xác định được đâu là vùng giá quan trọng.
4. Chiến lược giao dịch với Hỗ trợ – Kháng cự
Tuỳ vào phản ứng giá khi chạm vùng hỗ trợ – kháng cự mà chúng ta có chiến lược giao dịch phù hợp, dưới đây là 3 phương pháp cực đơn giản mà vô cùng hiệu quả áp dụng trong giao dịch với kháng cự – hỗ trợ:
Giá bật lại khi chạm hỗ trợ kháng cự
Phương pháp này áp dụng bởi lý thuyết khi khi giá chạm hỗ trợ – kháng cự sẽ bật ngược trở lại. Thông thường tại các vùng kháng cự lực bán thường áp đảo lực mua vì vậy giá có xu hướng quay đầu.
Nhưng nếu vào lệnh ngay tại đây chắc chắn bạn sẽ gặp trường hợp lực mua quá mạnh, phá vỡ kháng cự ngay lập tức và chắc chắn sẽ thua lỗ hoặc ngược lại với hỗ trợ
Giao dịch như vậy sẽ có rủi ro khá cao. Nếu bạn muốn giao dịch chắc chắn bằng cách này, tốt nhất là đợi 1 sự bật lại từ các vùng này trước khi vào lệnh. Như vậy sẽ tránh được rủi ro là giá sẽ phá vỡ các vùng hỗ trợ kháng cự.
Giao dịch khi giá breakout tại hỗ trợ – kháng cự
Cách giao dịch này dựa trên việc giá phá kháng cự hỗ trợ và tiếp tục xu hướng trước đó một cách mạnh mẽ mà không có một cú hồi rõ ràng nào.
Cách giao dịch Breakout phổ biến là đặt limit dưới đáy hoặc đỉnh của cây nến vừa đục kháng cự với kỳ vọng là khi giá phá hỗ trợ hoặc kháng cự thì giá sẽ chạy mạnh mẽ mà không có một cú hồi đáng kể nào.
Như ví dụ dưới đây:
Giá tiếp cận kháng cự và điều chỉnh nhẹ rồi lại bật lên test lại kháng cự lần nữa, lực bán ở kháng cự lúc này đã yếu dần, rất có thể có một cú Break mạnh mẽ lên phía trên.
Nếu là một người giao dịch theo trường phái Breakout thì bạn có thể đặt một lệnh Buy limit ở đỉnh của cụm nến hiện tại và Stop Loss cách đáy của cụm nến này một chút.
Giao dịch khi giá quay lại backtest tại vùng hỗ trợ – kháng cự
Đây cũng là một cách giao dịch phá ngưỡng nhưng khác với cách 2 là phá vỡ mạnh bạo thì cách này dè dặt hơn. Giá sau khi phá vỡ hỗ trợ kháng cự cũ thì có xu hướng Test lại vùng giá này trước khi đi tiếp tục xu hướng trước đó.
Muốn giao dịch được theo phương pháp này bạn cần sự kiên nhẫn. Thay vì vào lệnh ngay sau khi giá phá vỡ, bạn cần đợi cho giá “hồi lại” đến vùng hỗ trợ hoặc kháng cự đã vỡ và vào lệnh khi giá bật trở ra.
Trong ví dụ trên, giá sau khi phá vỡ kháng cự đã có 1 lần quay lại backtest. Việc cần làm là đặt lệnh Buy Limit tại kháng cự đã bị phá vỡ.
5. Lưu ý khi áp dụng chiến lược giao dịch với Hỗ trợ – kháng cự
Khi giao dịch với Kháng cự – hỗ trợ các bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
- Hiệu quả sẽ phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm xử lý tính huống của bạn bởi khi giao dịch thị trường hành động giá diễn biến vô cùng khôn lường.
- Bạn cần phải bắt buộc phải có kiến thức tốt về việc đọc hành động giá thông qua các cây nến và các kiến thức khác liên quan đến xác định vùng giá kháng cự, vùng giá hỗ trợ.
6. Tổng kết
Bài viết vừa rồi mình đã giới thiệu cơ bản về kháng cự – hỗ trợ; Cách xác định và giao dịch cơ bản với vùng giá này. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao nhất không có cách nào khác chính là bạn cần liên tục quan sát thị trường, giao dịch nhiều lần để kiểm nghiệm chiến lược giao dịch với kháng cự – hỗ trợ.