Theo số liệu từ Bộ Lao động Mỹ được công bố vào ngày 10/01/2021, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ đã tăng 6,2% trong tháng 10 so với năm ngoái, mức tăng cao nhất kể từ năm 1990. Liệu điều này có dẫn đến lạm phát ở Mỹ và nhiều quốc gia khác? Giới đầu tư sẽ tìm đến vàng và Bitcoin như một hàng rào chống lạm phát. Vậy lạm phát là gì? Bitcoin và tiền điện tử có vai trò như thế nào trong thời kỳ lạm phát? Hãy cùng XGems tìm hiểu qua bài viết sau.
Đại dịch Covid 19 bùng nổ khiến nền kinh tế toàn cầu tê liệt. Có lẽ vì thế mà chính phủ ở các nước đều phải “bơm” vào nền kinh tế để kích cầu và giảm bớt sự trì trệ. Ở nước ta, trong năm 2021 chính phủ đã tung ra gói kích thích trị giá 350,000 tỷ đồng với kỳ vọng đẩy nhanh tốc độ phục hồi kinh tế.
Theo số liệu từ Bộ Lao động Mỹ được công bố vào ngày 10/01/2021, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ đã tăng 6,2% trong tháng 10 so với năm ngoái, mức tăng cao nhất kể từ năm 1990. Liệu điều này có dẫn đến lạm phát ở Mỹ và nhiều quốc gia khác?
Giới đầu tư sẽ tìm đến vàng và Bitcoin như một hàng rào chống lạm phát. Vậy lạm phát là gì? Bitcoin và tiền điện tử có vai trò như thế nào trong thời kỳ lạm phát? Hãy cùng XGems tìm hiểu qua bài viết sau.
1. Lạm phát là gì?
Lạm phát (inflation) là tình trạng một đơn vị tiền tệ bị giảm giá trị dẫn đến giá trị hàng hoá và dịch vụ bị tăng cao theo thời gian. Bạn có thể hiểu đơn giản lạm phát là hiện tượng đồng tiền bị mất giá.
Đối với một quốc gia thì lạm phát là sự giảm giá trị tiền tệ của quốc gia này so với các loại tiền tệ của quốc gia khác. Ví dụ: Đồng Rúp của Nga giảm 30% so với Đồng USD của Mỹ => Nga đang bị lạm phát.
Khi mức giá chung trên thị trường tăng cao, cùng một số tiền sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước. Vì thế lạm phát phản ánh cho thấy sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ.
Lạm phát là một hiện tượng kinh tế tự nhiên, được tính theo đơn vị % và lạm phát được chia làm 03 mức độ. Trong đó:
- Lạm phát tự nhiên (0 – 10%): Nền kinh tế vẫn hoạt động bình thường, ít rủi ro và đời sống của người dẫn vẫn ổn định.
- Lạm phát phi mã: (10% – 1,000%): Nền kinh tế bị biến động trầm trọng.
- Siêu lạm phát (trên 1,000%): Tình trạng siêu lạm phát để lại hậu quả vô cùng lớn. Khi một quốc gia xảy ra siêu lạm sẽ khó khắc phục nền kinh tế trở lại về tình trạng như lúc ban đầu.
2. Nguyên nhân dẫn đến lạm phát
Để dễ hình dung, bạn dễ coi đồng tiền của một quốc gia như một loại hàng hoá. Và việc mua bán giao dịch như thời còn hàng đổi hàng. Vì thế, món hàng càng giá trị thì sẽ đổi được nhiều hơn những món hàng khác.
Chẳng hạn như Đô la Mỹ là một đồng tiền rất có giá. Khi đi du lịch, ngoài cầm đồng tiền của đất nước đó thì chúng ta thường đem theo Đô la Mỹ để dễ dàng trong việc chuyển đổi để không bị mất giá.
Ngược lại, đối với những quốc gia kém phát triển về kinh tế, sản xuất kém, hàng hóa khan hiếm (cung < cầu) thì giá cả hàng hoá sẽ tăng => Giá tăng thì phải bỏ ra nhiều tiền hơn mới mua được => Bất tiện, nhà nước sẽ in tiền có mệnh giá lớn để tiện cho việc lưu thông => Lạm phát xảy ra.
Ví dụ: Hungary và Zimbabwe là hai quốc gia đã trải qua những lần siêu lạm phát lớn nhất trong lịch sử thế giới khi đồng tiền gần như vô giá trị và biến mất khỏi lưu thông.
Một số nguyên nhân dẫn đến lạm phát
- Lạm phát do cầu kéo
Lạm phát do nhu cầu trên thị trường tăng cao được gọi là “lạm phát do cầu kéo”.
Khi thị trường có nhu cầu cao về một mặt hàng nào đó sẽ khiến giá của mặt hàng đó tăng theo. Giá cả của các mặt hàng khác cũng leo thang tăng giá theo, dẫn đến sự tăng giá của hàng loạt mặt hàng trên thị trường.
Ví dụ: Khi giá xăng tăng lên sẽ kéo theo giá taxi, tiền ship (giao hàng) tăng theo.
- Lạm phát do chi phí đẩy
Một sản phẩm được doanh nghiệp sản xuất và bày bán trên thị trường sẽ bao gồm nhiều loại chi phí khác nhau như: tiền lương cho nhân viên, giá cả nguyên liệu đầu vào, máy móc, thuế… Khi giá cả một trong những chi phí này tăng => tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp cũng sẽ tăng => giá thành sản phẩm cũng tăng nhằm đảm bảo mức lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Khi đó, mức giá chung của toàn bộ nền kinh tế tăng lên được gọi là “lạm phát do chi phí đẩy”.
Với bất kỳ người lao động làm việc tại các công ty, doanh nghiệp đều sẽ tăng lương theo thâm niên. Với những doanh nghiệp với nhóm ngành không mang lại lợi nhuận cao, nhưng doanh nghiệp buộc phải tăng tiền công cho người lao động.
Vì kinh doanh không hiệu quả nhưng lại phải tăng lương cho người lao động => Bắt buộc phải tăng giá sản phẩm để đảm bảo mức lợi nhuận và làm phát sinh lạm phát.
Ngoài ra, lạm phát còn do một số yếu tố sau:
- Lạm phát do xuất khẩu: xuất khẩu tăng (cầu tăng cao hơn tổng cung) => sản phẩm được thu gom cho xuất khẩu => lượng hàng cung cho thị trường trong nước giảm => tổng cung trong nước thấp hơn tổng cầu => Giá tăng.
- Lạm phát do nhập khẩu: giá hàng hóa nhập khẩu tăng => giá bán sản phẩm đó trong nước sẽ phải tăng theo.
- Lạm phát tiền tệ: cung lượng tiền lưu hành trong nước tăng (do ngân hàng trung ương mua ngoại tệ hoặc mua công trái theo yêu cầu của nhà nước).
3. Ảnh hưởng của lạm phát đến nền kinh tế
Tích cực
Lạm phát không phải lúc nào cũng mang ý nghĩa tiêu cực. Khi tỉ lệ lạm phát ở mức vừa phải từ 2-5% ở các nước phát triển và dưới 10% ở các nước đang phát triển sẽ mang lại một số mặt tích cực như sau:
- Kích thích nền kinh tế của một quốc gia: khi có nhiều tiền hơn trong lưu thông => nhiều tiền hơn cho chi tiêu => tạo ra cầu nhiều hơn. Vay nợ và đầu tư để giảm bớt tình trạng thất nghiệp trong xã hội.
- Chính phủ sẽ có thể lựa chọn một số công cụ kích thích đầu tư vào những lĩnh vực tiềm năng thông qua hình thức mở rộng tín dụng. Giúp phân phối lại thu nhập và các nguồn lực trong xã hội theo các định hướng mục tiêu và trong khoảng thời gian nhất định
Tiêu cực
Tác động trực tiếp lên lãi suất
- Khi tỷ lệ lạm phát tăng cao, nếu ngân hàng muốn lãi suất thực ổn định và ở mức dương thì lãi suất danh nghĩa phải tăng tỉ lệ thuật theo tỷ lệ lạm phát.
- Việc tăng lãi suất danh nghĩa sẽ dẫn đến hậu quả mà nền kinh tế phải gánh chịu là suy thoái kinh tế và thất nghiệp gia tăng.
Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa – Tỷ lệ lạm phát
Thu nhập thực tế của người dân bị giảm
Lạm phát làm giá cả hàng hoá tăng lên nhanh chóng. Khi lạm phát tăng lên mà thu nhập danh nghĩa không thay đổi sẽ làm cho thu nhập thực tế của người dân giảm xuống.
Phân chia giai cấp – Giàu càng thêm giàu
Khi lạm phát tăng => Giá trị đồng tiền sẽ giảm xuống. Khi lạm phát xảy ra, những người giàu có và dư tiền sẽ thu gom, tích trữ hàng hoá, tài sản,… => Càng gây mất cân đối nghiêm trọng giữa cung và cầu trên thị trường => Giá cả hàng hoá càng tăng cao
=> Người nghèo ngày càng nghèo. Người giàu ngày càng giàu. Điều này sẽ gây rối loạn trong nền kinh tế và tạo ra khoảng cách lớn về mức sống và thu nhập của người giàu và nghèo.
Lạm phát và nợ quốc gia
Lạm phát sẽ làm tỷ giá giá tăng và đồng tiền trong nước mất giá nhanh hơn so với đồng tiền nước ngoài tính trên các khoản nợ.
4. Vai trò của Bitcoin trong thời kỳ lạm phát
Lạm phát là mối đe dọa lớn đối với tiền tệ trong nước. Thông thường với các nước phát triển và đang phát triển, tỷ lệ lạm phát sẽ nằm ở mức dưới 10% một năm. Bên cạnh đó, việc gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng không phải là lựa chọn an toàn với nhiều người. Vì khi lạm phát tăng cao, các nhà đầu tư sẽ bị lỗ khá nhiều từ khoảng tiền này.
Chỉ vì thế mà mọi người thường tự bảo vệ mình bằng cách lựa chọn đầu tư vào các tài sản có thể duy trì giá trị theo thời gian. Trong lịch sử, vàng là lựa chọn hàng đầu như một công cụ chống lạm phát hiệu quả.
Bên cạnh đó, khi lãi suất thực tế giảm có thể thúc đẩy các mọi người đầu những tài sản rủi ro hơn, chẳng hạn tiền điện tử hay Bitcoin.
Bitcoin là hàng rào chống lạm phát
Không giống như tiền fiat (pháp định) dễ bị lạm phát, có thể bị thao túng bằng việc thay đổi lãi suất hoặc tăng cường in tiền. Về cơ bản, Bitcoin là tài sản chống lạm phát. Bởi nguồn cung giới hạn không bao giờ vượt quá 21 triệu BTC.
Sau mỗi 4 năm Bitcoin sẽ Halving 1 lần – số phần thưởng thợ đào nhận được sẽ giảm đi một nửa => Bitcoin càng trở nên khan hiếm và tăng giá trị. Đó cũng là lý do phần lớn sau mỗi lần Halving BTC đều tăng giá.
Đó là lý do vì sao người dân ở các quốc gia có nguy cơ lạm phát cao, bất ổn về chính trị thường lựa chọn Bitcoin hay tiền điện tử là nơi trú ẩn cho tài sản của mình.
Thật vậy, vào cuối năm 2021 vừa qua, Bloomberg đã có một báo cáo chia sẻ rằng “Bitcoin có thể là công cụ phòng hộ lạm phát hiệu quả nhất với tỷ lệ giảm phát 99,99%”.
“Không giống như Đồng đô la hoặc bất kỳ loại tiền tệ truyền thống nào khác, đồng tiền kỹ thuật số được thiết kế để có nguồn cung hạn chế, vì vậy nó không thể bị phá giá bởi chính phủ hoặc ngân hàng trung ương phân phối quá nhiều”.
Theo đó, Bloomberg đã đưa ra dẫn chứng bằng biểu đồ giá của Hoa Kỳ so với Bitcoin.
John Authers của Bloomberg Opinion đã thực hiện một phép toán: Trong 10 năm qua, chỉ số giá tiêu dùng hàng đầu (CPI) đã tăng khoảng 28%. Trong khi đó Bitcoin đã đạt mức giảm phát 99,996%. Nói cách khác, giá trị của Bitcoin trong năm 2011 giờ đây chỉ chiếm 0,004% so với giá trị của Bitcoin vào cuối năm 2021 trong khi CPI tăng 28%
5. Tiền điện tử có bị lạm phát không?
Như mình đã trình bày ở trên, lạm phát là hiện tượng đồng tiền bị mất giá. Vì thế, tiền điện tử hoàn toàn có thể bị lạm phát. Tuy nhiên, tiền điện tử vận hành không theo quy tắc thông thường.
Hãy cùng xét ví dụ Axie Infinity – game play-to-earn thành công nhất trong thời gian vừa qua để hiểu hơn về quy tắc vận hành của một dự án cũng như vì sao tiền điện tử hoàn toàn có thể bị lạm phát.
Sử dụng công nghệ NFT, cùng với model dual token SLP và AXS. Axie đã thiết kế ra một nền kinh tế hoàn chỉnh.
NFT đóng vai trò là VÉ VÀO CỔNG… SLP đóng vai trò tiền tệ để mua bán/trao đổi và nhận reward, còn AXS là token để capture lại value trong game.
=> Lạm phát xảy ra khi tiền được in ra nhiều hơn năng suất lao động. Năng suất ở đây đến từ việc breeding, mua vé vào cổng,…
Do đó, về lâu về dài, nếu doanh thu từ người mới ít hơn, số SLP tạo ra bởi những người cũ nhiều hơn, LẠM PHÁT sẽ xảy ra. Đó là lý do tại sao SLP giảm giá và tại sao lại là model dual token.
Đầu tư NFT để chơi game kiếm tiền, bản chất cũng không khác mấy với việc bỏ tiền ra đi farm, staking. Nhưng khác với trend Farm năm 2020, lạm phát diễn ra nhanh, giá tăng thì bị Impermanent Loss (tổn thất vô thường).
6. Tổng kết
Như vậy, XGems đã chia sẻ đến bạn về lạm phát là gì cũng như vai trò của Bitcoin trong thời kỳ lạm phát