Liquid Staking là keyword đã bắt đầu được nhắc đến từ mùa hè 2020, và gần đây chúng ta bắt đầu chứng kiến một vài dự án thuộc sector này vươn lên. Trong bài viết này, hãy cùng Coin98 tìm hiểu Liquid Staking là gì? Liệu đây có phải là một sector bền vững và có thể phát triển trong tương lai?
1. Liquid Staking là gì?
Liquid Staking được sử dụng để mô tả các giao thức (protocol) cho phép tạo ra các tài sản tổng hợp (synthetic assets) dưới dạng fungible token của các tài sản được stake trong một mạng lưới phi tập trung.
Qua đó, các Liquid Staking Protocol cho phép các tài sản được staking có thể mua & bán, thanh khoản được trên những thị trường khác, đồng thời có thể sử dụng các tài sản tổng hợp để làm tài sản thế chấp trong các ứng dụng tài chính phi tập trung (DeFi).
Ví dụ: Tính năng “Staking Liquidity” của Acala cho phép người dùng Staking KSM và nhận lại LKSM.
Ngoài việc nhận được staking reward từ số KSM đã stake, người dùng còn có thể sử dụng LKSM trong các protocol khác trên Acala để mint kUSD, hoặc tham gia cung cấp thanh khoản & Liquidity farming.
2. Tại sao Liquid staking có cơ hội phát triển mạnh trong tương lai?
Proof of Stake (PoS) hiện đã trở thành một tiêu chuẩn phổ biến để bảo mật các mạng phi tập trung, PoS có nhiều lợi thế so với PoW – Proof of Work, bao gồm thời gian tạo block nhanh hơn, chi phí hoạt động thấp hơn, thông lượng cao hơn và tác động sinh thái thấp hơn,…
Coin98 đã có một bài viết lý giải vì sao Proof of Stake lại có tính bảo mật cao hơn và được sử dụng rộng rãi hơn so với Proof of Work, anh em có thể tham khảo để hiểu rõ hơn nhé!
Xem ngay: 3 lý do chứng tỏ Proof of Stake bảo mật tốt hơn Proof of Work
Do đó, phần lớn các blockchain mới lựa chọn PoS, hoặc các tùy chỉnh của PoS để bảo mật mạng. Dành cho các bạn không biết, mạng phi tập trung lớn thứ hai thế giới là Ethereum cũng đang trong kế hoạch chuyển dần từ PoW sang PoS và trở thành Ethereum 2.0.
Trong mạng PoS và hầu hết các tùy chỉnh PoS, native token được sử dụng làm tài sản thế chấp để xác định những người tham gia (“validator”) trong quy trình đồng thuận (“staking”).
Để đảm bảo các Validator không gian lận trong việc xác nhận & xác thực giao dịch, các giao thức PoS sẽ khóa số native token được staking, và có thể tịch thu hoặc burn số token mà validator đã staking trong trường hợp phát hiện hành vi gian lận.
Liquid Staking cho phép các Validator hoặc các Delegator sử dụng vốn hiệu quả hơn. Khi người dùng deposit native assets vào các staking protocol, người dùng có thể tham gia bảo mật mạng và nhận phần thưởng khối.
Ngoài ra, người dùng còn nhận lại synthetic assets dưới dạng fungible token tượng trưng cho staked token, người dùng có thể sử dụng chúng để sử dụng trong các giao thức được hỗ trợ để kiếm thêm lợi nhuận.
Ví dụ: Deposit ETH vào Lido nhận về stETH và phần thưởng block reward. Sau đó, dùng stETH cung cấp thanh khoản trong Curve hoặc Saddle để nhận về thêm phần thưởng Liquidity Mining.
Tóm lại:
- Khi chưa có Liquid Staking Protocol, người dùng có thể lựa chọn: staking trong giao thức để tham gia bảo mật mạng và nhận về block reward, hoặc tham gia DeFi kiếm lợi nhuận ⇒ chọn 1 trong 2.
- Khi có Liquid Staking Protocol, người dùng có thể thực hiện 2 ⇒ 2 trong 1.
3. Các dự án Liquid Staking Protocol nổi bật
Hiện tại, Liquid staking đã phát triển ở một số hệ sinh thái nổi bật, trong đó đáng chú ý là Ethereum, Polkadot & Kusama.
Ethereum
Ethereum là cái nôi của DeFi và hiện tại cũng là một trong những nơi DeFi phát triển mạnh mẽ nhất. Điều này khiến số lượng lớn ETH bị khóa trong các DeFi Protocol.
Liquid Staking Protocol giúp mở khóa một số lượng lớn thanh khoản bị khóa trong các giao thức DeFi & Staking trong PoS ETH 2.0, giúp dòng vốn được sử dụng hiệu quả hơn.
Lido được xem là Liquid Staking Protocol phát triển mạnh mẽ nhất trên Ethereum, Dự án có xu hướng mở rộng theo chiều ngang khi hỗ trợ thêm hệ Terra và sắp tới là Solana.
Kusama & Polkadot
Tokenomic của Kusama & Polkadot làm cho các dự án cần rất nhiều KSM & DOT để đấu giá parachain slot, khiến Liquid Staking trở thành giải pháp vô cùng thích hợp cho hệ sinh thái này.
Do các giới hạn kỹ thuật từ nền tảng Kusama & Polkadot, nên hiện tại các dự án trên chưa thể launch mainnet trên relay-chain của Kusama & Polkadot. Nhưng trong 6 – 12 tháng tới, bức tranh về Liquid Staking trên hệ sinh thái này có thể sẽ phát triển mạnh mẽ hơn hiện tại rất nhiều. Một vài dự án nổi bật có thể kể đến như: Karura & Acala, Bifrost, Stafi,v.v.
4. Cách Liquid Staking đem lại lợi ích bền vững cho các bên liên quan
Mô hình kinh doanh trong Crypto không khác nhiều khi so sánh với tài chính truyền thống, nó là một framework mô tả một cách ngắn gọn, trực quan và có hệ thống về cách đem lại giá trị lâu dài cho một dự án, người sử dụng và capture value thông qua các chiến lược kiếm tiền hợp lý.
Đối với Liquid Staking Protocol, mình nhận thấy nhóm dự án này đang cung cấp một sản phẩm mạng lại lợi ích cho nhiều bên, bao gồm:
- User: Trực quan nhất, giúp người dùng có thể kiếm thêm lợi nhuận từ cả hai nguồn: block reward + incentive từ DeFi Protocol ⇒ Tăng hiệu quả sử dụng vốn.
- Network: Khi nhiều người dùng staking token vào Liquid Staking Protocol, đồng nghĩa với việc gia nhập mạng lưới chung, gián tiếp gia tăng bảo mật mạng và giúp mạng phân quyền hơn.
- Other DeFi protocol: Người dùng sử dụng các synth token từ Liquid Staking Protocol làm tăng TVL & Volume cho các dự án đó.
⇒ Nhìn chung, khi gia tăng sử dụng từ user thì ích lợi cho các bên liên quan cũng gia tăng. Đây là hiệu ứng mạng tích cực (positive network effect).
Hiện tại, ứng dụng duy nhất được sử dụng cho nhóm dự án này là Governance – tham gia quản trị hệ sinh thái của dự án Liquid Staking. Nhưng có 2 ứng dụng khác đáng chú ý hơn nhiều mà rất có thể trong tương lai các dự án thuộc nhóm này sẽ apply vào mainnet:
- Chia sẻ protocol fee.
- Governance – Tham gia quản trị hệ sinh thái của dự án Liquid Staking và các L1 liên quan.
Chia sẻ Protocol Fee
Đa phần các dự án Liquid Staking tính protocol fee bằng cách tính một phần phí trên lợi nhuận mà users thu được, theo mình đây là cách tính phí hợp lý, dựa trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi.
Dự án có thể chia sẻ tất cả hoặc một phần protocol fee cho token holder hoặc stakers bằng phương pháp nào đó.
Ví dụ: Người dùng Staking 1,000 ETH vào Lido với APR là 4.4%. Sau một năm, người đó rút vốn ra khỏi Lido thì họ sẽ nhận lại vốn cộng với lợi nhuận từ block reward, tương đương:
1,000 + 1,000*4.4%*90% = 1039.6 ETH
Về phía Lido, dự án nhận lại protocol fee:
1,000*4.4%*10% = 4.4 ETH
Trong thực tế, sản phẩm Liquid Staking của Lido đang launch trên hai L1 là Ethereum và Terra, làm một phép tính nhanh với số liệu ở trên (giả sử TVL & APR không thay đổi), thì Protocol fee mà Lido thu được hằng năm rơi vào tầm $25M.
4,085,572,316*0.44% + 1,994,361,835*0.34% = $ 24,757,348.4294
Governance
Về cơ bản, do nắm giữ một lượng token staking trong các mạng, các Liquid Staking Protocol có quyền tham gia vào quá trình quản trị của dự án L1 đó.
Giả sử các Liquid Staking Protocol trao quyền hạn này cho LDO holder thì mình nghĩ đây là một use case nổi bật của nhóm dự án. Khi đó việc nắm giữ native token của Liquid Staking Protocol tương đương với việc có thể tham gia quản trị các hệ sinh thái liên quan.
5. Tương lai của Liquid Staking
Theo ý kiến cá nhân, mình nghĩ Liquid Staking sẽ phát triển khá mạnh ở những hệ sinh thái sau đây:
Kusama / Polkadot
Parachain Slot Auction sẽ khiến một lượng rất lớn KSM & DOT được khóa lại và không làm gì cả, Liquid staking là sản phẩm rất phù hợp hệ sinh thái Kusama / Polkadot khi nó giải phóng một lượng tài sản lớn ra thị trường thứ cấp.
Các L1 có DeFi hoạt động sôi nổi
Một số L1 có các dự án DeFi hoạt động sôi nổi có thể kể đến như Ethereum, Terra, Solana.
Trên lý thuyết, tất cả các PoS blockhain đều là thị trường tiềm năng cho Liquid Staking phát triển, nhưng nếu bản thân hệ sinh thái DeFi của các blockchain đó không phát triển thì làm sao để sử dụng các Synthetic Assets được phát hành?
Vì vậy, trên thực tế chỉ có các blockchain có hệ sinh thái DeFi phát triển mạnh thì nhóm Liquid Ztaking mới có thể phát triển bền vững, dựa trên các mảnh ghép DeFi nền tảng như AMM, lending,…
6. Cơ hội đầu tư với Liquid Staking
Trong crypto, khi một xu hướng mới xuất hiện thì ngoài những dự án cốt lõi định hướng phát triển lâu dài cùng sector đó, cũng sẽ có những dự án mới mọc lên để ăn theo, làm short-term. Vậy làm thế nào để xác định được các dự án tiềm năng có thể đem lại ROI cao trong nhóm dự án làm về Liquid Staking? Đâu là điểm mấu chốt?
Ở góc độ của một người sử dụng Liquid Staking Protocol, thì họ sẽ muốn tận dụng nguồn vốn của mình tốt hơn để kiếm càng nhiều yield càng tốt. Trong khi lãi suất từ block reward khá thấp, thường dưới 10%, phần yield còn lại đến từ các DeFi protocol (Liquidity mining, one-side staking,…).
Vì vậy, khi một synth assets được phát hành bởi một Liquid Staking Protocol được càng nhiều DeFi protocol chấp nhận, thì càng có nhiều lựa chọn và chiến thuật cho người dùng kết hợp.
Vì vậy, theo ý kiến cá nhân mình, việc chấp nhận & ứng dụng của các synthetic assets là một trong những điểm mấu chốt cho thành công lâu dài của các dự án trong nhóm Liquid Staking Protocol.
Tổng quan, khi xem xét đầu tư một dự án thuộc Liquid Staking thì các bạn cần xem xét 3 yếu tố sau:
- Hoạt động trên hệ sinh thái nào? – Có phải các hệ sinh thái DeFi phát triển mạnh mẽ như Ethereum, Terra, Solana,…
- Cách dự án capture value cho native token? – Use case hiện tại và trong tương lai, cách capture value cho Native token.
- Các synthetic assets được issue từ dự án được sử dụng trong các DeFi protocol & hệ sinh thái nào?
7. Tổng kết
Như vậy, XGems đã giới thiệu với anh em về Liquid Staking là gì, liệu Liquid Staking có phát triển trong tương lai, và các điểm mấu chốt để tìm ra một dự án Liquid staking xuất sắc
Theo dõi tin tức mới nhất về Blockchain trên các kênh của XGems Capital
Lưu ý : Nội dung bài viết dựa trên phân tích từ nhiều nguồn dữ liệu và là các quan điểm riêng của đội ngũ XGems Capital, bạn cần cẩn trọng khi đưa ra các quyết định đầu tư cá nhân. XGems Capital chúc bạn có những quyết định đầu tư đúng đắn và đạt được nhiều thành công.
Sponsor