Bài viết hướng dẫn và ví dụ thực tế cách sử dụng Nansen – một trong những công cụ phân tích on-chain cung cấp nhiều dữ liệu.
Phân tích dữ liệu on-chain là chủ đề chưa bao giờ lỗi thời. Nếu chúng ta biết sử dụng dữ liệu này hợp lý, việc kiếm lợi nhuận trong crypto trở nên dễ dàng hơn. Bài viết này hướng dẫn bạn cách sử dụng các chỉ số trong Nansen – công cụ tuyệt vời để phân tích dữ liệu các altcoin hoặc NFT.
1. Nansen là gì?
Nansen là công cụ phân tích dữ liệu on-chain trên blockchain. Điểm nổi bật so với các đối thủ như CryptoQuant, Glassnode là Nansen có kho dữ liệu chứa hàng triệu ví được dán nhãn. Các nhãn này giúp phân loại được ví dựa theo đặc tính như kiếm lợi nhuận nhiều từ NFT, airdrop hay thậm chí là gắn với từng tổ chức.
Từ một tổ chức chỉ 25 thành viên năm 2021, Nansen đã phát triển đến gần 150 thành viên vào tháng 6/2022. Qua đó cho thấy tổ chức phát triển mạnh chỉ vỏn vẹn trong một năm.
2. Giao diện chính của Nansen
Dưới đây là giao diện trang chủ Nansen:
[1] Nơi đăng ký plan Nansen.
[2] Nơi chứa các tài nguyên của Nansen, ví dụ như blog, hướng dẫn sử dụng…
[3] Cộng đồng đặc biệt của Nansen, nơi chứa các “alpha leak”. Nhưng bạn phải đăng ký gói cao cấp nhất mới được truy cập vào.
[4] Những tính năng cao cấp dành cho tổ chức.
[5] Giới thiệu về Nansen.
[6] Nơi đăng nhập khi đã đăng ký plan.
3. Các gói của Nansen
Nansen hiện có 4 gói trả phí như sau:
Với gói càng cao, sẽ mở khóa nhiều tính năng mới. Ở gói Standard, nhìn chung đã có đầy đủ các tính năng cần thiết. Điểm khác biệt lớn giữa gói VIP và Standard là có tất cả tính năng, cùng với download dữ liệu và bộ lọc. Với gói Alpha, bạn được tham gia cộng đồng gồm riêng, nhiều report độc quyền…
4. Các nhãn trên ví của Nansen là gì?
Nansen nổi tiếng với các nhãn trên ví. Các ví này không chỉ trên Ethereum, mà còn ở blockchain khác như Solana, BNB Smart Chain… Các nhãn này có thể là hình ảnh, hoặc tên như hình dưới.
Mục đích của các nhãn này là giúp người dùng định vị nhanh được các thuộc tính của ví. Cấu trúc của nhãn là có các nhóm nhãn lớn, trong đó chia ra những nhãn cụ thể hơn. Nhóm nhãn này bao gồm:
- Smart Money Wallet Labels: Chỉ những ví có lợi nhuận lớn dựa trên hành vi đặc biệt như cung cấp thanh khoản, mua bán NFT, nhận airdrop…
- High Value Wallet Labels: Chỉ những ví có giá trị lớn. Có thể là chứa đa dạng token, hoặc ETH…
- Trader Type Wallet Labels: Nói về hành động giao dịch của ví. Ví dụ như chuyên giao dịch ở DEX, từng là nạn nhân của Sandwich Attack của MEV…
- NFT Collector Wallet Labels: Chỉ các ví chứa những dạng NFT.
- Unique Identifiers Labels: Các ví này có tên đặc trưng. Có thể là tên trên ENS, hoặc Opensea…
- Token Sale Labels: Chỉ các ví có tham gia các đợt bán token.
- Fund Storage Wallet Labels: Chỉ các contract chứa token của dự án.
- Administrative Wallet Labels: Chỉ các contract có mục đích của dự án.
- Misc. Wallet Labels: Chỉ các ví có thuộc tính khác.
Để tìm hiểu kĩ hơn, bạn có thể truy cập bài viết giải thích ý nghĩa các nhãn của Nansen tại đây.
5. Hướng dẫn đọc giao diện trang phân tích Nansen
Lưu ý: Bài viết hướng dẫn gói Standard vì phù hợp với ngân sách đa phần người dùng Việt Nam (và cả người viết), nên có một số tính năng không được mở khóa.
Giao diện mục phân tích của Nansen khá phức tạp. Do đó chúng ta sẽ đi từ các mục chính đến các mục nhỏ hơn bên trong. Dưới đây là các đề mục lớn:
Quick Access: Đây là khu chứa thông tin nhiều người tìm kiếm, bao gồm:
- [1] Chọn blockchain để xem dữ liệu
- [2] Home: Trang chủ chứa một số dữ liệu thường dùng.
- [3] Hot Contracts: Chứa các contract đang được sử dụng nhiều nhất.
- [4] Smart Money: Thông tin về các Smart Money (những ví thuộc Smart Money Wallet Labels).
- [5] Token God Mode: Cung cấp thông tin về altcoin mà bạn chọn.
- [6] Wallet Profiler: Kiểm tra thông tin ví mà bạn chọn.
- [7] NFT Paradise: Tổng quan thông tin thị trường NFT.
Ở phần dưới là thông tin nhóm theo chủ đề lớn hơn. Trong đó ngoài thành phần nhỏ được lấy ra ở Quick Access, còn rất nhiều thông tin thú vị khác. Những chủ đề này bao gồm:
- [8] Discovery: Chứa các thông tin liên quan đến tổng quan thị trường.
- [9] Diligence: Chứa các thông tin liên quan đến ra quyết định đầu tư.
- [10] Defense: Chứa các thông tin về tổn thất.
- [11] NFT: Chứa các thông tin về NFT.
- [12] Projects: Chứa các thông tin về một số dự án cụ thể.
- [13] Multichain: Chứa các thông tin về multichain và từng blockchain.