Ngoài biểu đồ nến Nhật thường xuyên được nhắc đến trong phân tích kỹ thuật thì còn có thêm một biểu đồ khác, đó chính là Nến Heiken Ashi
1. Nến Heiken Ashi là gì?
Nến Heiken Ashi (tên tiếng Nhật là “Average Bar”) nghĩa là thanh giá trung bình thể hiện xu hướng và giá của một tài sản. Sẽ dễ dàng hơn khi sử dụng biểu đồ nến này để phát hiện xu hướng thị trường và dự đoán giá trong tương lai. Nó hữu ích để làm cho biểu đồ hình nến dễ đọc hơn và xu hướng dễ phân tích hơn.
Mô hình nến Heiken Ashi sử dụng dữ liệu đóng cửa của giai đoạn trước và dữ liệu mở-cao-thấp-đóng từ giai đoạn hiện tại để tạo ra một hình nến kết hợp. Hình nến kết quả lọc bỏ một số nhiễu trong nỗ lực nắm bắt xu hướng tốt hơn.
Ví dụ: Các nhà giao dịch có thể sử dụng biểu đồ Heikin Ashi để biết khi nào nên tiếp tục giao dịch trong khi xu hướng vẫn tồn tại nhưng thoát ra khi xu hướng tạm dừng hoặc đảo chiều. Hầu hết lợi nhuận được tạo ra khi thị trường đang có xu hướng, vì vậy việc dự đoán xu hướng một cách chính xác là cần thiết.
So sánh giữa biểu đồ Heiken Ashi và nến Nhật cổ điển
Qua biểu đồ, ta có thể nhận thấy được vài điều khác nhau cơ bản. Thoáng nhìn thì ta có thể thấy biểu đồ nến HA nhìn có vẻ mượt hơn vì chúng lấy trung bình giá của nến. Biểu đồ nến HA có xu hướng chuyển đen đang downtrend và chuyển cam khi đang uptrend trong khi trong biểu đồ nến Nhật cơ bản màu sắc nến sẽ xen lẫn cam và đen lẫn lộn mặc dù vẫn đang trong một xu hướng uptrend mạnh.
Tiếp theo đến về giá, với biểu đồ nến Nhật cơ bản thì giá hiển thị chính là giá hiện tại của một tài sản. Nhưng vì Nến Heiken Ashi được lấy trung bình giá nên giá đang được hiển thị không phải là giá đang được giao dịch. Vì thế nên thường biểu đồ nến Heiken Ashi hiển thị hai giá cùng một lúc – một giá hiện tại và một giá được tính theo công thức.
2. Ưu và nhược điểm của biểu đồ nến Heiken Ashi
Lợi thế chính khi sử dụng biểu đồ HA chính là loại bỏ những yếu tố gây nhiễu ra khỏi xu hướng và giúp trader xác định được xu hướng dễ dàng hơn. Nến HA kết hợp trung bình giữa hai nến nên giúp làm giảm biên độ giao động của giá.
Điểm bất cập lớn nhất của biểu đồ HA là khi Trader chuẩn bị vào lệnh thì giá đã chạy xong rồi khiến lợi nhuận bị giảm sút. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng với khung nhỏ, nếu ta áp dụng với khung lớn hơn như M30, H1. Thực sự nếu bạn có thể kết hợp các loại biểu đồ khác nhau thì nến Heiken Ashi sẽ trở thành một công cụ vô cùng hiệu quả.
3. Cài đặt nến Heiken Ashi trên Tradingview
Nếu bạn đã hiểu được biểu đồ nến Heiken Ashi là gì rồi thì hãy đến bước cài đặt biểu đồ nến Heiken Ashi trên Tradingview.
Để cài đặt nến Heiken Ashi trên Tradingview, điều đầu tiên bạn cần làm là tạo tài khoản, đăng nhập và vào chart!
Sau khi tìm hiểu về Tradingview và đăng ký tài khoản xong thì bạn click vào “Biểu đồ” để vào chart phân tích.
Khi đã vào chart, bạn hãy làm theo 2 bước sau:
- Click vào biểu tượng “nến” ở thanh trên cùng.
- Sau đó, click vào dòng thứ tư “Mô hình Heiken Ashi”.
4. Công thức chiến thuật Heiken Ashi
Mỗi nến Heiken Ashi cũng có 4 thành phần bao gồm: giá mở cửa, đóng cửa, giá cao nhất và thấp nhất. Tuy nhiên, công thức để tính 4 giá này không giống với cách tính trong nến Nhật.
Giá mở cửa:
(Giá mở cửa nến trước + Giá đóng cửa nến trước) / 2
Giá đóng cửa:
(Giá mở cửa + Giá đóng cửa + Giá cao nhất + Giá thấp nhất) / 4
Giá cao nhất:
Mức cao nhất trong 3 mức: Cao nhất, mở nến HA, đóng nến HA.
Giá thấp nhất:
Mức thấp nhất trong 3 mức: Thấp nhất, mở nến HA, đóng nến HA
Chính vì các mức giá của mô hình nến Heiken Ashi phụ thuộc vào 2 chỉ số của nến trước đó nên nến Heiken Ashi có độ trễ nhất định do với giá.
5. Cách đọc biểu đồ nến Heiken Ashi
Để sử dụng hiệu quả thì bạn cùng xem cách sử dụng nến Heiken Ashi sau đây. Biểu đồ nến Heiken Ashi có 2 màu cơ bản là màu cam đại diện cho xu hướng tăng và màu đen đại diện cho xu hướng giảm. (Bạn có thể tuỳ chọn màu sắc của nến ở phần cài đặt.) Trong đó:
- Nến cam là nến tăng và không có bóng dưới => dấu hiệu xu hướng tăng vẫn còn tiếp tục.
- Nến màu đen là nến giảm và không có bóng trên => dấu hiệu xu hướng giảm vẫn còn tiếp tục.
- Nến có cả bóng trên và bóng dưới cho thấy thị trường đang có sự do dự => có thể đảo chiều xu hướng.
6. Ứng dụng trong giao dịch với nến Heiken Ashi
Nhận biết xu hướng
Xu hướng tăng: Heiken Ashi tăng giá giống như một xu hướng nến Nhật bình thường. Tuy nhiên, xu hướng Heikin Ashi được xây dựng chủ yếu bằng nến tăng (cam). Ngoài ra, một xu hướng tăng giá mạnh trên biểu đồ Heikin Ashi có rất ít hoặc không có bóng nến phía dưới.
Xu hướng giảm: Xu hướng giảm Heiken Ashi tương tự như xu hướng tăng nhưng theo hướng ngược lại. Nó được xây dựng chủ yếu bằng nến giảm giá (đen). Ngoài ra, một xu hướng giảm giá mạnh trên biểu đồ Heikin Ashi có rất ít hoặc không có bóng nến phía trên.
Thị trường không có xu hướng rõ ràng (sideways): Nến có cả bóng trên và bóng dưới và chuyển màu liên tục => cho thấy thị trường đang có sự do dự báo hiệu thị trường đang sideways và có thể đảo chiều xu hướng.
Các mô hình giá cơ bản
Mô hình Tam Giác (Triangle): được hình thành khi giá “hội tụ” giữa một đường xu hướng tăng và một đường xu hướng giảm.
- Khi giá break đường xu hướng tăng sẽ tăng 1 đoạn bằng chiều cao của tam giác.
- Khi giá break đường xu hướng giảm sẽ giảm 1 đoạn bằng chiều cao của tam giác.
Thông thường, mô hình tam giác sẽ xuất hiện ở giai đoạn điều chỉnh của giá báo hiệu sự tiếp diễn hoặc đảo chiều xu hướng.
Mô hình Cái Nêm (Wedge): Báo hiệu một sự tạm dừng xu hướng hiện tại. Giá có xu hướng “hội tụ” trước khi đột phá ra khỏi Nêm, tạo điều kiện cho những trader kiếm lợi nhuận ở giai đoạn này. Mô hình Cái Nêm có 2 loại là:
- Mô hình Cái Nêm tăng
- Mô hình Cái Nêm giảm
7. 04 lưu ý khi sử dụng biểu đồ nến Heiken Ashi
- Ở giai đoạn sideways bạn có thể kết hợp với các mô hình giá để tín hiệu chắc chắn hơn.
- Mô hình nến Heiken Ashi còn được dùng để xác định sóng Elliott.
- Giá hiện thị ở mô hình nến Heiken Ashi luôn có 2 giá trị: giá hiện tại của cặp giao dịch và giá được tính bằng nến Heiken Ashi. Bạn nên lưu ý để tránh nhầm lẫn 2 giá trị này.
- Sai lầm thường gặp nhất khi sử dụng mô hình nến Heiken Ashi đó là ra hoặc vào vị thế dựa vào màu sắc của nến. Bạn nên chú ý thêm cái đặc điểm về thân và bóng nến để xác định chính xác xu hướng.
8. Tổng kết
Vừa rồi mình đã giới thiệu với các bạn tất cả kiến thức về biểu đồ nến Heiken Ashi là gì rồi. Những nến tăng mà không có bóng nến dưới thể hiện một xu hướng tăng mạnh. Bạn có thể vào vị thế mua hoặc thoát bớt vị thế bán.
Một nến nhỏ có bóng nến trên và dưới thể hiện sự do dự của thị trường và có khả năng thay đổi xu hướng. Bạn có thể vào vị thế tại lúc này đợi xu hướng được xác nhận. Những nến đỏ mà không có bóng nến trên thể hiện một xu hướng giảm mạnh. Bạn có thể vào vị thế bán hoặc thoát bớt vị thế mua.
Hy vọng các bạn có thể áp dụng cách sử dụng nến Heiken Ashi hiệu quả cũng như phương pháp giao dịch với mô hình nến này. Đây chính là tài liệu nến Heiken Ashi mà bạn nên bổ sung vào vào hành trang chinh phục trading.
Theo dõi tin tức mới nhất về Blockchain trên các kênh của XGems Capital
Lưu ý : Nội dung bài viết dựa trên phân tích từ nhiều nguồn dữ liệu và là các quan điểm riêng của đội ngũ XGems Capital, bạn cần cẩn trọng khi đưa ra các quyết định đầu tư cá nhân. XGems Capital chúc bạn có những quyết định đầu tư đúng đắn và đạt được nhiều thành công.