Năm 2021 là một năm mang tính bước ngoặt đối với hệ sinh thái tiền mã hóa, với khối lượng giao dịch tăng 38.000% , NFT trở thành cơn sốt toàn cầu và niềm hi vọng “đổi đời” cho các nhà đầu tư tiền mã hóa
Đáng buồn thay, giữa sự quan tâm ngày càng tăng đối với không gian NFT lại xuất hiện nhiều hành vi đen tối đáng lo ngại. Lợi dụng sự FOMO của thị trường, những kẻ lừa đảo thông minh sử dụng khe hỡ để tạo nên những giao dịch giả tạo nhằm thao túng thị trường. Hành động tai hại này được gọi là NFT Wash Trade (giao dịch rửa NFT), điều này đang gây tổn hại cho cả các cá nhân và không gian NFT nói chung.
Mọi người hãy cùng XGems nghiên cứu sâu hơn và cùng đưa ra những giải pháp để phòng tránh trong bài phân tích này nhé!
1. NFT Wash Trade là gì?
Wash Trade (giao dịch rửa) là khi người mua và người bán trong một giao dịch là cùng một người hoặc hai người thông đồng với nhau. Vấn đề này bị cấm trong thị trường tài chính thông thường vì nó đánh lừa về mức độ thực sự của nhu cầu, làm sai lệch giá cả và lôi kéo người khác giao dịch trên thông tin giả mạo.
Với NFT, Wash trade là hình thức thực hiện một giao dịch mà trong đó người bán và mua cùng vẽ ra bức tranh sai lệch về giá trị, tính thanh khoản của tài sản NFT, làm cho NFT bất kỳ có giá trị cao hơn bằng cách bán nó cho một “chiếc ví mới” mà chủ sở hữu ban đầu cũng là người đứng sau chiếc ví đó.
Một số nền tảng giao dịch NFT cho phép người dùng giao dịch đơn giản bằng cách kết nối ví của họ với nền tảng mà không cần xác minh danh tính. Điều này có nghĩa là một người dùng có thể tạo và liên kết nhiều ví trên cùng một nền tảng. Đây chính là kẽ hở để hiện tượng Wash Trade xảy ra.
Sau đó, người dùng có thể kiểm soát cả hai bên của giao dịch NFT, bán NFT từ ví này và mua nó từ ví khác. Khi nhiều giao dịch như vậy được thực hiện, khối lượng giao dịch sẽ tăng lên. Điều này làm cho tài sản cơ bản có vẻ được săn đón nhiều.
Mục tiêu của NFT Wash trade là:
- Rửa tiền bằng NFT
- Giao dịch mua để tạo ra ảo tưởng về nhu cầu giả tạo cho một dự án cụ thể
- Các giao dịch mua để tạo ra sự cường điệu hoặc sai lệch đối với một nội dung, nhà xuất bản, nghệ sĩ hoặc một nền tảng cụ thể
- Mua NFT với mục đích thổi phồng các chỉ số công khai một cách không chính xác.
- Mua NFT để nhận phần thưởng giao dịch.
2. Cách phát hiện một NFT Wash Trade
Một số dấu hiệu của một NFT Wash trade cần chú ý:
- Giá: Nếu NFT bạn đang tìm mua có giá cao hơn đáng kể so với giá sàn của bộ sưu tập, đặc biệt nếu NFT có ít hoặc không có các thuộc tính hiếm thì có thể NFT đã được làm giá
- Lịch sử giao dịch: Các công cụ như Etherscan và BscScan có thể được sử dụng để kiểm tra lịch sử giao dịch của một NFT. Một số thị trường, như OpenSea , cũng hiển thị thông tin này. Giá NFT đột ngột tăng vọt mà không có bất kỳ hoạt động nào trước đó có thể là dấu hiệu của Wash Trade.
- Chủ sở hữu trước đây: Để ý các địa chỉ ví hiển thị nhiều lần trong lịch sử giao dịch. Nếu cùng một ví đã mua NFT nhiều lần, thì đó có thể là dấu hiệu của Wash Trade. Bạn cũng có thể xem các địa chỉ ví riêng lẻ để xem liệu chúng có tương tác với các địa chỉ ví khác được liệt kê trong lịch sử giao dịch hay không – một dấu hiệu tiềm năng khác cho thấy các ví có thể được liên kết chặt chẽ với nhau.
3. Ví dụ về NFT wash trade
Những ví dụ đáng chú ý về các giao dịch thổi phồng giá NFT được sử dụng để thao túng giá thị trường:
Vào ngày 28 tháng 10 năm 2021, CryptoPunk#9998 đã được giao dịch giữa hai ví với giá 124.457 ETH, trị giá khoảng 532 triệu đô la tại thời điểm đó. Việc giao dịch của NFT này được công khai bởi CryptoPunks Bot, một công cụ tự động theo dõi và thông báo các giao dịch CryptoPunks trên Twitter.
Punk 9998 bought for 124,457.07 ETH ($532,414,877.01 USD) by 0x9b5a5c from 0x8e3983. https://t.co/dmT6jDRC1W #cryptopunks #ethereum pic.twitter.com/UQlmm1oqkj
SponsorCÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH Đang nạp...Nạp dữ liệu bị lỗi :(— CryptoPunks Bot (@cryptopunksbot) October 28, 2021
Theo Etherscan , người mua đã sử dụng khoản vay nhanh từ nhiều nguồn để trả 124.457 ETH cho smart contract của CryptoPunk, sau đó được chuyển vào ví của người bán. Người bán sau đó đã gửi lại 124.457 ETH cho người mua để hoàn trả các khoản vay – một dấu hiệu của một giao dịch đáng ngờ.
This is so good 🙂
– Flash loan as much as you can
– List your punk for an insane amount of $ETH
– Buy it
– Other account gives you the ETH back
– Repayhttps://t.co/nlo24twyEx https://t.co/7CLhYAHKb8— mariano.eth
ᕙ༼ຈل͜ຈ༽ᕗ | (@nanexcool) October 28, 2021
Cuối cùng, nhóm CryptoPunks đã tweet rằng giao dịch này không có giá trị và tuyên bố “Ai đó đã mua món đồ này từ chính tiền đã vay của mình và hoàn trả khoản vay trong cùng một giao dịch.”
PSA: This transaction (and a number of others) are not a bug or an exploit, they are being done with “Flash Loans” (https://t.co/Q5bDL1QkWP). In a nutshell, someone bought this punk from themself with borrowed money and repaid the loan in the same transaction. 1/2 https://t.co/EgS7aiga3j
— CryptoPunks (@cryptopunksnfts) October 29, 2021
Nói một cách dễ hiểu, CryptoPunk 9998 trước đó giá từ 300.000 đến 400.000 đô la. Sau khi sự cố xảy ra giao dịch NFT này đã được niêm yết với giá 250.000 ETH, tương đương khoảng 1 tỷ đô la. Đây là một ví dụ điển hình cho giao dịch rửa tiền bằng NFT.
Một số thị trường NFT cũng đã bị buộc tội tạo môi trường cho Wash Trade. Dữ liệu được ghi nhận bởi trình theo dõi NFT CryptoSlam cho thấy 18 tỷ đô la trong khối lượng giao dịch ngày đầu tiên trên LooksRare, có khoảng 95% tổng số hoạt động nghi ngờ.
Thời điểm vừa ra mắt, giao thức có chương trình phần thưởng giao dịch cho người mua và người bán bao gồm 2.866.500 LOOKS token (hơn 10 triệu đô la) mỗi ngày dựa trên khối lượng giao dịch và sẽ tiếp tục phân bổ như trong 30 ngày tới trước khi dần dần cắt giảm lượng khí thải.
Các bộ sưu tập không tính phí bản quyền, chẳng hạn như Meebits của Larva Labs, là một trong những bộ sưu tập phổ biến nhất được giao dịch trên LooksRare lúc bấy giờ, khối lượng giao dịch Meebits tăng đột biến với giá sàn giao động từ 3,5 ETH đến 30 ETH=> Wash Trader đã nhúng tay vào để nhận được phần thường giao dịch từ LooksRare.
of course its wash trading no one would ever voluntarily buy a meebit lol pic.twitter.com/5ZqlrHowGA
— 찌 G 跻 じ 𝙎𝙚𝙣𝙥𝙖𝙞 of the 𝙃𝙚𝙣𝙩𝙖𝙞 (@DegenSpartan) January 11, 2022
4. Cách Wash trade thu về lợi nhuận
Bằng cách sử dụng phân tích on-chain, đội ngũ Chainalysis đã xác định được 262 người dùng đã bán NFT cho một địa chỉ được tự cấp vốn hơn 25 lần.
Điều thú vị là hầu hết các nhà giao dịch theo phương pháp Wash trade đều không kiếm được lợi nhuận từ các giao dịch này. Trên thực tế, trong số 262 người dùng thực hiện các giao dịch mua bán, có 152 người dùng đã chịu khoản lỗ khoảng 400 nghìn đô la Mỹ, lý do là lợi nhuận của họ không bù đắp cho phí gas mà họ đã chi cho mỗi giao dịch trên Ethereum.
Tuy nhiên, 110 người dùng còn lại đã thu về lợi nhuận khoảng 8 triệu đô la. Và đây chính là cách để Wash trader có thể thu về khoản lợi nhuận khổng lồ đến từ hành vi gian lận của mình.
5. NFT rửa tiền bằng cách nào
Một khía cạnh khác của NFT Wash trade đó là có hành động rửa tiền bằng NFT.
Ta được biết khái niệm rửa tiền là biến một thu nhập phi pháp thành một tài sản hợp phát mà cơ quan quản lý không thể truy ra nguồn gốc phi pháp của nó. Một quy trình chuyển hóa như vậy, thường sẽ trải qua ba bước:
- Đưa tiền vào hệ thống tài chính (placement). Bước này nghĩa là làm sao để số tiền có mặt trong nền kinh tế hợp pháp (ở đây đó là sàn giao dịch NFT )
- Ngụy trang số tiền để nó dường như là hợp pháp (layering). Bước này được kẻ rửa tiền thực hiện qua các giao dịch thành công, các lần chuyển tiền từ nơi này sang nơi khác. (mua bất kì bức tranh NFT nào đó trên thị trường bằng nguồn tiền sạch với giá rẻ trên OpenSea )
- Tiền bẩn trở thành sạch và đem vào lưu thông (integration). Lúc này, tiền đã “sạch”. Kẻ rửa tiền sử dụng để làm điều mình thích một cách an toàn. (tự mua lại bức tranh NFT của mình bằng một ví ẩn danh khác với số tiền bẩn).
Cuối cùng, tài khoản sạch kia báo cáo đã bán được NFT với số tiền tương đương, NFT thì chuyển sang tay trái còn tiền thì chuyển sang tay phải. Họ sẽ báo cáo nguồn gốc số tiền đến từ lợi nhuận bán NFT cho cán bộ ngân hàng, rất sạch sẽ phải không nào. Cán bộ ngân hàng hay cơ quan thuế sẽ không điều tra người mua kia, và cũng không thể điều tra vì tất cả đều là ẩn danh. Giá của NFT đó cũng không ai có thể lý giải “tại sao nó lại có giá đó”. Quy trình rửa tiền hoàn tất.
Trong báo cáo thị trường NFT năm 2021 của Chainalysis, giá trị được gửi đến các thị trường NFT bởi các địa chỉ bất hợp pháp đã tăng đáng kể trong quý 3 năm 2021, vượt qua 1 triệu đô la tiền điện tử. Con số này đã tăng trở lại trong quý 4, đứng đầu chỉ dưới 1,4 triệu USD. Trong cả hai quý, phần lớn hoạt động đến từ các địa chỉ liên quan đến hành vi rửa tiền đáng ngờ trong thị trường giao dịch NFT
Có lẽ điều đáng quan tâm nhất là trong quý 4, lượng tiền mã hóa trị giá khoảng 284.000 đô la được gửi đến các thị trường NFT từ các địa chỉ bị gắn cờ, được ghi nhận do chuyển khoản từ nền tảng giao dịch P2P Chatex , được thêm vào danh sách SDN của OFAC (Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài) vào năm ngoái.
Chúng ta có thể xem ví dụ về các loại tội phạm khác nhau mua NFT trong biểu đồ bên dưới.
Tại đây, chúng ta có thể thấy các địa chỉ được liên kết với một số loại tội phạm mạng khác nhau tương tác với thị trường NFT , bao gồm các nhà khai thác phần mềm độc hại, kẻ lừa đảo và Chatex. Hoạt động rửa tiền này cần được giám sát chặt chẽ bởi các cơ quan quản lý, thị trường và cơ quan thực thi pháp luật.
6. Tại sao NFT Wash Trade là một vấn đề?
Giao dịch bất hợp pháp này tác động tiêu cực đến những người có liên quan: dự án, các nhà đầu tư, nhà sưu tập, và cộng đồng những người đam mê NFT trên toàn cầu
- Dự án: không có số liệu thống kê chính xác về độ tăng trưởng và phạm vi tiếp cận của nền tảng. Tốn thời gian làm sạch dữ liệu, hỗ trợ cộng đồng khi bị cung cấp thông tin sai thay vì tập trung vào sản phẩm.
- Nhà đầu tư: buộc phải dựa vào số liệu thống kê có thể đo lường khiến cho quá trình thẩm định trở nên khó khăn hơn nhiều. Họ yêu cầu các chuyên gia phân tích dữ liệu để tìm ra sự khác biệt giữa giao dịch bình thường và NFT Wash trade.
- Nhà sưu tập: không thể đưa ra quyết định sáng suốt. Nếu họ thích một tác phẩm nghệ thuật hoặc đồ sưu tầm, họ có thể trả quá nhiều, bán với giá quá thấp hoặc nếu không sẽ đưa ra quyết định thiếu sót do thống kê và lịch sử gây hiểu lầm.
- Cộng đồng NFT: Là người chịu ảnh hưởng nhiều nhất, Wash trade với sự thổi phồng về giá vô tình kéo dãn khoảng cách giữa cộng đồng và dự án, hạn chế sự tham gia của các người dùng mới, điều này cuối cùng có tác động bất lợi đối với một thị trường mới nổi
7. Giải pháp chống lại NFT Wash trade ?
Hoạt động liên quan đến NFT Wash trade có thể sẽ trở nên phổ biến hơn trong thời gian tới. Điều này chủ yếu đến từ lý do người dùng có thể dễ dàng tạo nhiều ví Ethereum và mua bán NFT. Một số giải pháp phòng tránh NFT Wash trade được đưa ra bao gồm:
- Phí cao: Mặc dù đây không giải pháp tốt nhưng phí nền tảng đóng một vai trò lớn trong việc ngăn chặn giao dịch rửa. NFT Wash trader sẽ ngần ngại tấn công nếu họ đang mất một tỷ lệ phần trăm lợi nhuận so với mỗi cuộc tấn công.
- Phần thưởng giao dịch phải nhỏ hơn chi phí tấn công . Ẩn danh và miễn trừ trách nhiệm khiến mọi người làm những điều điên rồ, hãy đóng vai trò tích cực trong việc loại bỏ hành vi tiêu cực.
- Kiểm toán: các dự án nên xem xét kiểm toán mô hình kinh tế . Thao tác và hành vi của các hoạt động bất hợp pháp ẩn danh và rủi ro cần được xem xét chặt chẽ với mỗi tính năng và bản cập nhật thường xuyên, những cuộc tấn công này sẽ ngày càng tinh vi và khó lường hơn.
- Các nền tảng thống kê cần phát triển các phương pháp để phát hiện giao dịch rửa và gắn cờ “khối lượng rửa” và “doanh số rửa” cho phù hợp . Điều cực kỳ quan trọng là mọi khách hàng tiềm năng kiểm tra các hồ sơ này đều nhận thức được các vấn đề để họ đưa ra quyết định đầy đủ thông tin dựa trên dữ liệu chính xác.
- Sàn giao dịch NFT: có quy định KYC / AML, tập trung vào việc loại bỏ các vấn đề về lỗ hổng bảo mật trước khi người dùng chân chính gặp phải trường hợp tiền mất tật mang. Đồng thời tạo ra các giải pháp hạn chế giao dịch Wash trade cũng như cải thiện tính bảo mật tổng thể của nền tảng NFT nói chung.
8. Tổng kết
NFT vẫn chưa được các nhà quản lý quan tâm đúng mức. Đúng hơn, nó chưa có một cơ chế kiểm soát chặt chẽ để kiểm soát danh tính hay truy thu thuế với các giao dịch giá trị cao. Khi các quy định còn đang bỏ ngỏ thì đây cũng là thời cơ vàng cho kẻ lừa đảo.
Tất nhiên, NFT không được tạo ra với mục đích để rửa tiền, giá trị mà NFT đem lại trong việc phát triển một thế giới ngày càng phẳng hơn, tôn trọng quyền cá nhân nhiều hơn. Đặc biệt khi NFT được đặt trong bối cảnh sự phát triển của Metaverse, vậy nên, có thể nói NFT vừa là một trào lưu cũng vừa là xu hướng. NFT có thể là trào lưu nhất thời khi không được quan tâm, phát triển đúng nghĩa và cũng sẽ trở thành tương lai khi đảm bảo được sự bền vững, tính hợp pháp.