Phân kỳ là một tín hiệu thường xuất hiện trên các chỉ báo động lượng nhằm dự báo xu hướng của giá trong tương lai
1. Phân kỳ (Divergence) là gì?
Phân kỳ (Divergence) là hiện tượng chỉ báo kỹ thuật di chuyển theo hướng ngược lại theo giá. Chẳng hạn như giá vừa tạo đỉnh mới cao hơn đỉnh cũ nhưng chỉ báo kĩ thuật lại xuất hiện đỉnh mới thấp hơn đỉnh cũ. Phân kỳ cảnh báo về sự tiếp diễn hay đảo chiều xu hướng trong tương lai.
2. Các loại phân kỳ thường gặp
Về cơ bản, trong phân tích kĩ thuật có 2 loại phân kì thường gặp nhất là phân kỳ thường và phân kỳ ẩn. Hai loại phân kỳ này có rất nhiều điểm tương đồng và dễ lẫn lộn. Vì thế đối với những bạn mới bắt đầu với phân tích kĩ thuật nên tìm hiểu và sử dụng thành thạo loại đầu tiên là phân kỳ thường rồi mới tìm hiể qua phân kì ẩn để tránh nhầm lẫn nhé!
Phân kỳ thường
Phân kỳ thường là tín hiệu hiệu dự báo xu hướng hiện tại sắp kết thúc hay dự báo sự đảo chiều xu hướng. Thông trường tín hiệu phân kỳ này sẽ tín xác hơn khi thị trường đang ở giai đoạn có xu hướng rõ ràng.
- Ở xu hướng tăng – XÉT ĐỈNH: giá sẽ di chuyển theo hướng đỉnh sau cao hơn đỉnh trước nhưng chỉ báo cho tín hiệu ngược lại khi đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước => Đảo chiều tăng sang giảm.
- Ở xu hướng giảm – XÉT ĐÁY: giá sẽ di chuyển theo hướng đáy sau thấp hơn đáy trước nhưng chỉ báo lại cho tín hiệu ngược lại khi đáy sau thấp hơn đáy trước => Đảo chiều từ giảm sang tăng.
Phân kỳ ẩn
Phân kỳ ẩn là tín hiệu hiệu dự báo xu hướng tăng hoặc giảm hiện tại sẽ được tiếp diễn trong thời gian tới. Thông thường, tín hiệu phân kỳ ẩn có tỉ lệ đúng cao hơn phân kỳ thường. Bên cạnh đó, cần lưu ý là phân kỳ ẩn cũng chỉ đúng nếu trước đó là xu hướng tăng hoặc giảm rõ ràng.
- Ở xu hướng tăng – XÉT ĐÁY: giá sẽ di chuyển theo hướng đáy sau cao hơn đáy trước nhưng chỉ báo cho tín hiệu ngược lại khi đáy sau thấp hơn đáy trước => Dự báo sự tiếp diễn xu hướng tăng hiện tại.
- Ở xu hướng giảm – XÉT ĐỈNH: giá sẽ di chuyển theo hướng đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước nhưng chỉ báo cho tín hiệu ngược lại khi đỉnh sau cao hơn đỉnh trước => Dự báo sự tiếp diễn xu hướng tăng hiện tại.
3. Cách nhận biết phân kỳ
Để nhận biết tín hiệu phân kỳ bạn cần luyện tập thật nhiều mới có thể nhận biết các tín hiệu này mà sử dụng thành thạo. Ở bài viết này, mình sẽ hướng dẫn cách bạn cách nhận biết các tín hiệu này từ những chỉ báo đã có sẵn trên tradingview.
Để sử dụng chỉ báo này, bạn cần biết về Tradingview và đăng ký tài khoản. Sau khi đăng ký xong bạn click vào “Biểu đồ” để vào chart phân tích.
Khi đã vào chart, bạn hãy làm theo 3 bước sau:
- Click vào biểu tượng Fx ở thanh trên cùng.
- Ở khung tìm kiếm, bạn hãy điền vào chữ “Divergence“.
- Tradingview hiện có rất nhiều chỉ báo về Phân kỳ, bạn hãy lựa một trong các chỉ báo dưới đây và lựa chọn cái hợp với chiến lược giao dịch của mình nhé.
4. Cách giao dịch khi phân kỳ xuất hiện
Ở mỗi chỉ báo sẽ có cách giao dịch với tín hiệu phân kỳ khác nhau. Vì thế trong bài này mình sẽ tập trung vào việc nhận biết phân kỳ mà không đề cập quá chi tiết cách giao dịch.
Phân kì thường – đảo chiều xu hướng
- Ở xu hướng tăng – ưu tiên sell khi có tín hiệu phân kỳ thường giữa 2 đỉnh giá và chỉ báo.
- Ở xu hướng giảm – ưu tiên buy khi có tín hiệu phân kỳ thường giữa 2 đáy giá và chỉ báo.
Phân kì ẩn – tiếp diễn xu hướng
- Ở xu hướng tăng – ưu tiên buy khi có tín hiệu phân kỳ ẩn giữa 2 đáy giá và chỉ báo.
- Ở xu hướng giảm – ưu tiên sell khi có tín hiệu phân kỳ ẩn giữa 2 đỉnh giá và chỉ báo.
5. Một số chỉ báo có tín hiệu phân kỳ
Thông thường, tín hiệu phân kỳ sẽ xuất hiện thông qua các chỉ báo động lượng. Dưới đây là một số chỉ báo thông dụng mà bạn có thể sử dụng để tìm kiếm các tín hiệu phân kỳ.
MACD
MACD là viết tắt của Moving Average Convergence Divergence (đường trung bình động hội tụ phân kỳ). Đây là chỉ báo nhằm xác định những thay đổi về sức mạnh, hướng, động lượng và thời gian của một xu hướng.
Chỉ báo MACD còn được xem là một chỉ báo trễ (lagging indicator), được sử dụng phổ biến trong phân tích kỹ thuật và phát triển bởi Gerald Appel vào năm 1979.
RSI
RSI (Relative Strength Index) hay chỉ số sức mạnh tương đối là một chỉ báo động lượng đo lường tốc độ biến động của giá. Chỉ số RSI đi lên (tăng) cho thấy tài sản đó đang tích cực được mua trên thị trường. Chỉ số RSI đi xuống (giảm) cho thấy sự quan tâm của các nhà giao dịch đối với tài sản đó đang chậm lại và họ có xu hướng sẽ bán đi.
Stochastic
Stochastic là một chỉ báo động lượng trong phân tích kỹ thuật, so sánh giá đóng cửa cụ thể với một phạm vi giá của nó trong một khoảng thời gian nhất định.
Nhiệm vụ chính của Stochastic là dùng để xác định vùng giá tốt để mua và bán hoặc xác định xu hướng của giá khi đi vào vùng quá mua và quá bán. Stochastic là một chỉ báo sớm.
5. Lưu ý khi giao dịch với phân kỳ
Cũng như bất kỳ tín hiệu hay chỉ báo nào, khi giao dịch với phân kỳ bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Tín hiệu phân kỳ không phải lúc nào cũng cho tỉ lệ đúng cao, bạn nên cân nhắc khi áp dụng và nên kết hợp với các chỉ báo khác
- Với mỗi chỉ báo, tín hiệu phân kỳ sẽ được áp dụng và sử dụng khác nhau.
- Với các chỉ báo nhanh hoặc trong khi thị trường biến động quá mạnh, tín hiệu phân kì sẽ không chính xác ở lần đầu tiên (trong nhiều trường hợp lần kì lần thứ 3, 4 thì giá mới đảo chiều).
- Khi giá xuất hiện phân kì (thường) đảo chiều và theo sau là tín hiệu phân kì (ẩn) tiếp diễn, lúc này phân kì ẩn sẽ chính xác hơn, bạn nên ưu tiên đánh theo phân kì ẩn.
6. Tổng kết
Vừa rồi mình đã giới thiệu với các bạn tất cả kiến thức về Phân kỳ là gì? và cách nhận biết và áp dụng sao cho hiệu quả. Hy vọng các bạn có thể áp dụng được vào trong quá trình giao dịch của mình.
Series học tập này dành cho các bạn vừa mới bắt đầu tìm hiểu về phân kỳ cũng như phân tích kỹ thuật có thể dễ dàng đọc hiểu và ghi nhớ.