Bài viết cung cấp chi tiết cách USDC, hay chính xác hơn là công ty Circle hoạt động & cách USDC mang lại giá trị cho Circle

Sponsor

Sau hàng loạt tin xấu về nhiều dự án stablecoin, USDC là một trong những cái tên lớn vẫn giữ nguyên được vị thế. Đứng sau USDC có phải là Circle? USDC mang lại lợi ích gì cho Circle? Bài viết này giúp bạn trả lời những câu hỏi trên.

1. Tổng quan về USDC và Circle

USDC là gì?

USDC (USD Coin) là một trong những stablecoin phổ biến trong crypto, thường dùng như phương tiện mua bán thông qua ghép cặp giao dịch với tài sản khác trên sàn CEX hoặc DEX. Ngoài ra, USDC cũng được dùng như tài sản thế chấp, phương tiện thanh toán…

USDC là một trong những sản phẩm chủ lực của tập đoàn Centre Consortium, một sự hợp tác giữa Circle và Coinbase vào năm 2018. Công nghệ và khuôn khổ quản lý được phát triển bởi Center, trong khi Circle và Coinbase là những nhà phát hành thương mại đầu tiên của USDC. Dưới đây là vài thông số của USDC:

phan tich mo hinh hoat dong circle usdc1 - Phân tích mô hình hoạt động Circle (USDC), - altcoin, Bitcoin, Blockchain, BTC, Circle USDC, Crypto, defi, đầu tư, ETH, Ethereum, giao dịch, tài chính, Thị trường, tiền điện tử - XGems Capital

Coinbase là một trong những sàn giao dịch lớn nhất trong thị trường crypto, còn Circle là công ty công nghệ tài chính toàn cầu, với mục tiêu là trung gian của tài chính truyền thống và blockchain thông qua các sản phẩm của họ.

Dù vậy, USDC vẫn được biết đến nhiều nhất thông qua Circle. Nên để hiểu rõ cách hoạt động của USDC, ta cần hiểu về những sản phẩm của Circle.

Các sản phẩm của Circle

Circle có 3 sản phẩm chính là: Circle Account, Payment & Payouts, Circle Yield.

  1. Circle Account

Đây là trung tâm của những hoạt động trên Circle. Người sở hữu tài khoản có thể mint USDC trực tiếp tại đây thông qua gửi tiền từ ngân hàng. Tuy nhiên, Circle hiện chỉ cho các tổ chức tạo tài khoản. Những tổ chức này có thể là:

  • Nền tảng NFT.
  • Nền tảng Crypto Gaming.
  • Sàn giao dịch, ví tiền điện tử.
  • Nhà giao dịch của tổ chức.
  • Ngân hàng

Ngoài USDC, tổ chức cũng có thể mint EUROC (Euro coin) – đồng tiền ít phổ biến hơn của Circle.

  1. Payment & Payouts

Payment là sản phẩm giúp việc thanh toán của tổ chức và đối tác của họ dễ dàng hơn. Khách hàng có thể thanh toán thông qua nhiều hình thức truyền thống như chuyển qua ngân hàng, thẻ thanh toán (Mastercard, Visa…),… hay thậm chí là ví tiền crypto. Sau đó, các khoản này sẽ trở thành USDC và vào Circle Account.

Payouts cũng hoạt động đơn giản giống Payment, đó là hỗ trợ tổ chức gửi thông tin thanh toán (hóa đơn, nợ…) cho khách hàng. Khi khoản thanh toán được trả, chúng được gửi về tài khoản ngân hàng hoặc Circle Account.

Không nhất thiết tổ chức phải sử dụng sản phẩm Payment của Circle thì Payouts mới hoạt động tốt. Các tổ chức có thể sử dụng riêng lẻ các sản phẩm này.

Sponsor
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
  1. Circle Yield

Circle Yield là chương trình giúp người dùng kiếm thu nhập thụ động thông qua USDC. Điều đặc biệt là lãi suất nhận về sẽ cố định, nhưng kỳ hạn được chọn linh hoạt. Tuy nhiên, Circle Yield chỉ áp dụng cho cấp tổ chức.

2. Phân tích mô hình hoạt động Circle và USDC

Ở đây mình chia thành hai nhóm:

  • Nhóm 1: Circle Account, Payment và Payouts.
  • Nhóm 2: Circle Yield.

Mô hình hoạt động Circle Account, Payment và Payouts

Nhóm này mục đích là đưa USDC đến gần các tổ chức thông qua tích hợp vào các hoạt động bên ngoài.

(1) Payment: Người dùng thanh toán bằng tiền pháp định thông qua ngân hàng, thẻ,… hoặc USDC thông qua ví tiền điện tử. Số tiền này được gửi vào Circle Account.

(2) Payouts: Số tiền thanh toán khi về Circle Account, có thể gửi qua ví điện tử người dùng khác, hoặc gửi về tài khoản ngân hàng (hỗ trợ hơn 87 quốc gia) hoặc ACH – một dạng thanh toán tại Hoa Kỳ.

Từ hình trên, có thể thấy Circle Account đóng vai trò trung tâm, luân chuyển tiền từ các sản phẩm Payment và Payounts. Do tính tiện dụng, các tổ chức muốn hợp tác với Circle cần tạo Circle Account.

Mô hình hoạt động Circle Yield

Nhóm 2, hay Circle Yield, hoạt động như sau:

(1) Người dùng gửi tiền vào Circle Yield.

(2) Số tiền này đưa cho Circle Bemuda và các đối tác vay.

Sponsor

(3) Lợi nhuận thu được mang về Circle.

(4) Lợi nhuận gửi về người dùng.

Nói thêm về Circle Bemuda. Đây là kết quả của sự hợp tác được Circle thông báo vào tháng 7/2021. Circle là công ty fintech đầu tiên trên thế giới nhận được giấy phép DABA Hạng F (“Full”) của BMA (Bermuda Monetary Authority – cơ quan tiền tệ của Bermuda).

Bemuda từ lâu được xem như thị trường vốn rủi ro sáng tạo với hơn 100 tỉ USD vốn mạo hiểm. Số tiền gửi vào Circle được đem qua Bemuda để đầu tư.

Cụ thể, ban đầu Circle đầu tư 100,000 USD cho việc chuyển giao kĩ năng và phát triển tài năng tại Bemuda. Bên cạnh đó, người dân Bermuda có thể đăng ký làm việc ở các lĩnh vực mà Circle đang tuyển. Trong tương lai sẽ có thêm các hoạt động khác.

Trao đổi USDC và tiền pháp định

Như đã nói, người dùng có thể đổi tiền pháp định qua USDC thông qua tính năng trong Circle Account không tốn phí. Tuy nhiên, chỉ có tổ chức mới

Một cách khác để người dùng tiếp cận với USDC, đó là đăng ký tài khoản trên sàn giao dịch hỗ trợ USDC, sau đó mua bằng tiền pháp định.

Nhưng ngược lại, khi đổi USDC sang tiền pháp định, người dùng phải trả phí (phí này của sàn . Cụ thể, người dùng yêu cầu redeem một lượng USDC. Số USDC này được gửi vào USDC smart contract để đổi thành tiền pháp định, đồng thời xóa lượng USDC này ra khỏi lưu thông. Phí này thuộc về nền tảng thứ ba hỗ trợ redeem USDC.

Sponsor

3. Treasury của Circle có gì?

Ngoài tiền pháp định dùng để mint USDC, dự trữ của Circle còn có trái phiếu chính phủ ngắn hạn. Tether có gần 15% dự trữ sử dụng để mua trái phiếu rủi ro hoặc đầu tư, còn 100% dự trữ của Circle đều là tài sản tương đương tiền hoặc có thể quy đổi ra tiền trong thời gian ngắn.

Trái phiếu nói trên còn gọi là tín phiếu Kho bạc (T-Bill) hay một nghĩa vụ nợ ngắn hạn do Bộ Tài chính Hoa Kỳ hậu thuẫn với thời gian đáo hạn từ một năm trở xuống. Do đó chất lượng tài sản backed cho USDC là cao.

Một bảo chứng khác cho Circle, đó là New York Community Bank trở thành cơ quan quản lý tài sản dự trữ của USDC vào cuối tháng 6/2022. Đây là lần đầu tiên ngân hàng cộng đồng ở kinh tế truyền thống đóng vai trò giám sát dự trữ cho stablecoin.

Ngoài ra, cả BlackRock và ngân hàng New York Mellon cũng tham gia với vai trò giám sát tương tự. Riêng trường hợp của BlackRock, Đây là thỏa thuận của BlackRock khi nằm trong vòng gọi vốn 400 triệu USD được công bố vào tháng 5/2022 của Circle.

Hành động này cho thấy Circle muốn kết nối với bên thứ ba trong thế giới thực nhằm củng cố niềm tin về tài sản thế chấp, và sẽ không đi vào “vết xe đổ” như trường hợp UST. Trong thời điểm fud USDC sụp đổ, Circle khẳng định rằng người dùng có thể redeem tất cả USDC cùng lúc, và giới hạn ở đây chỉ là thời gian xử lý giao dịch của ngân hàng.

Có một điều khó hiểu là trang chủ của Circle nói rằng đối tác mượn nợ trên Circle Yield sẽ thế chấp BTC. Nhưng báo cáo dự trữ của Circle chỉ nói đến tiền mặt và trái phiếu, không hề có BTC. Ngoài ra, mình cũng không kiếm được tỉ lệ thế chấp BTC để đi vay là bao nhiêu. Do đó, tài liệu liên quan đến BTC dự trữ của Circle vẫn còn mập mờ.

Sponsor

4. USDC mang lợi ích cho Circle như thế nào?

Theo những gì thu thập được phía trên, doanh thu của Circle đến từ cho vay, cũng như mua trái phiếu. Và USDC không mang lại tiền trực tiếp cho Circle mà là thứ khác.

Network Effect

Lợi nhuận về tiền không hẳn là thứ quan trọng. USDC mang lại lợi ích khác lớn hơn nhiều cho Circle – Network Effect (hiệu ứng mạng lưới).

Khi có nhiều nhà phát triển xây dựng ứng dụng tích hợp USDC, stablecoin này có nhiều tiện ích hơn. Điều này tạo ra nhiều nhu cầu lưu thông hơn.

Khi nhu cầu lưu thông nhiều, chúng đồng thời tạo động lực cho nhiều nhà phát triển xây dựng và tích hợp với USDC hơn nữa. Đây là flywheel đơn giản nhưng hiệu quả để xây dựng hiệu ứng mạng lưới.

Để giải thích, có thể hình dung 1 tỉ USD trong tay bạn sẽ trở nên vô dụng nếu thế giới không ai dùng USD. Nhưng nếu nhiều người sử dụng USD, chúng trở nên giá trị hơn nhiều. Do đó, càng nhiều USDC trong lưu thông, sức mạnh của USDC càng lớn. Và khi sức mạnh USDC càng lớn, Circle – người “nắm chuôi” phí sau USDC càng có nhiều quyền lực.

Doanh thu gián tiếp

Dù USDC không mang lại doanh thu ngay cho Circle, chúng đóng góp quan trọng trong việc tạo ra dự trữ hiện tại. Và số tiền này tạo doanh thu trực tiếp bằng việc mua trái phiếu.

Sponsor

Trong Treasury của Circle hiện đang có khoảng 25% tiền mặt chưa sử dụng, còn lại đang dùng để mua trái phiếu. Và tất cả tiền này hầu hết đến từ việc người dùng mint USDC.

Theo báo cáo của Circle, trái phiếu họ mua thường là ngắn hạn (khoảng 3 tháng). Trái phiếu này có lãi suất khoảng 2.46% mỗi năm. Nếu trừ đi 0.5% lãi suất trả cho khách hàng gửi tiền vào Circle Yield, Circle vẫn lãi khoảng 2% mỗi năm. Đó là chưa tính lãi suất đến từ Circle Bermuda và đối tác mượn tiền từ Circle Yield.

5. Thách thức của USDC

Đối thủ mạnh hơn cả USDT và BUSD là ai?

Bên cạnh những đối thủ như USDT, BUSD và nhiều dự án stablecoin khác, CBDC là thứ mà USDC cần quan tâm trên con đường phát triển.

CBDC là stablecoin đến từ các quốc gia. Việc thay thế tiền mặt bằng CBDC còn giúp giảm thiểu chi phí vận hành, tăng quyền kiểm soát của chính phủ để hạn chế các hoạt động tội phạm và rửa tiền, dễ dàng hơn trong việc thanh toán quốc tế.

Lợi thế lớn nhất của CBDC so với USDT hay BUSD là chúng được đảm bảo và phát triển bởi chính phủ. Mà crypto hiện tại đang bắt đầu đi đến ngưỡng cửa được chấp nhận rộng rãi. Do đó sẽ có những bộ luật riêng cho crypto, hay cụ thể hơn là stablecoin.

Một ví dụ là sau sự cố UST, chính phủ Nhật Bản ra mắt bộ luật dành cho stablecoin. Trong đó quy định chỉ có ngân hàng và đại lý được cấp phép mới có thể phát hành stablecoin.

Sponsor

Do đó, nếu các nước muốn ngăn chặn sự phát triển của Circle, họ chỉ cần ra luật để giới hạn quyền lực của USDC. Rất khó để Circle đối phó khi cấp độ tấn công ở mức chính phủ.

Sự tập trung quyền lực quá mức của Circle

Vào đầu tháng 8/2022, Tornado Cash đã bị chính phủ Mỹ trừng phạt do cho rằng dự án tiếp tay cho hacker rửa tiền với tổng số tiền hơn 7 tỉ USD từ năm 2019 đến nay. Sự việc dẫn đến nhiều hệ lụy như dYdX khóa những ví liên quan đến Tornado Cash, tất cả tài khoản Github liên quan đến Tornado Cash cũng bị xóa…

Nhưng sự việc lớn hơn là Circle đóng băng 75 nghìn USD trong các ví cho rằng liên quan đến Tornado Cash. Điều này dấy lên sự tập trung quyền lực của Circle khi có thể đóng băng USDC bất kì lúc nào mà không cần thông qua ai.

Sau đó, MakerDAO – một trong những bên nắm nhiều USDC cân nhắc việc loại USDC ra khỏi PSM – module cân bằng giá của DAI. Và dĩ nhiên, MakerDAO có lẽ không phải người duy nhất sau sự cố Tornado Cash muốn làm việc này.

Do đó, nếu Circle đang cho cộng đồng thấy sự tập trung quyền lực của mình với USDC, khả năng cao sẽ là “mũi dao” lớn tấn công ngược lại họ

6. Tổng kết

Nhìn chung vẫn là một trong những stablecoin có sự bảo chứng lớn nhất crypto. Dù có một số thách thức lớn, nhưng chưa phải quá gấp rút để giải quyết. Do đó, USDC vẫn còn nhiều thời gian để giải quyết các vấn đề trên. Tuy nhiên, nếu họ lơ là, cái giá phải trả có thể là bị mất lượng lớn “miếng bánh thị phần” stablecoin mà họ mất nhiều thời gian để có được.

Sponsor
Theo dõi tin tức mới nhất về Blockchain trên các kênh của XGems Capital

Bạn thấy bài này thế nào?
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Share.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
wpDiscuz