Pivot point là chỉ báo kĩ thuật không những giúp xác định các vùng cản đóng vai trò như các vùng kháng cự hỗ trợ chuẩn
1. Pivot Point là gì?
Pivot Point (điểm xoay Pivot) là chỉ báo kĩ thuật gồm các đường hỗ trợ kháng cự. Pivot Point thường được sử dụng để xác định xu hướng chung của thị trường ở đa khung thời gian. Các mức Pivot là giá trị trung bình của các mức cao nhất, thấp nhất và giá đóng cửa của phiên giao dịch trước đó.
Về cơ bản, nếu giá nằm trên đường trung tâm (P) cho thấy thị trường thiên về xu hướng tăng. Ngược lại, nếu giá nằm dưới đường trung tâm (P) thì thị trường thiên về xu hướng giảm giá. Vì thế, các mức này có thể dùng để xác định các mức cản tâm lý của các nhà giao dịch.
2. Cài đặt chỉ báo Pivot Point trên TradingView
Nếu bạn đã hiểu được Pivot Point là gì rồi thì hãy đến bước cài đặt chỉ báo Pivot Point trên các nền tảng giao dịch.
Để cài đặt chỉ báo Pivot Point trên bất kỳ nền tảng nào, điều đầu tiên bạn cần làm là tạo tài khoản, đăng nhập và vào chart!
Ở đây mình sẽ hướng dẫn bạn cài đặt chỉ báo Pivot Point trên Tradingview. Sau khi đăng ký xong bạn click vào “Biểu đồ” để vào chart phân tích.
Khi đã vào chart, bạn hãy làm theo 3 bước sau:
- Click vào biểu tượng Fx ở thanh trên cùng.
- Ở khung tìm kiếm, bạn hãy điền vào chữ “Pivot”.
- Click vào dòng thứ 2 “Điểm Pivot tiêu chuẩn”
Như vậy bạn đã cài xong chỉ báo Pivot Point. Khi tắt khung này chỉ báo sẽ xuất hiện dưới giá.
3. Cấu tạo Pivot Point
Khi nhìn vào chỉ báo Pivot Point bạn sẽ thấy khá phức tạp khi có quá nhiều đường trên hình. Ở chỉ báo Pivot Point chuẩn sẽ bao gồm 11 đường như sau:
- Đường trung tâm P hay còn được gọi là điểm xoay Pivot hoặc trục giữa.
- 5 đường kháng cự – Resistance nằm bên trên Đường trung tâm P lần lượt là R1, R2, R3, R4, R5 (hay còn gọi là điểm xoay kháng cự).
- 5 đường hỗ trợ – Support nằm bên dưới Đường trung tâm P lần lượt là S1, S2, S3, S4, S5 (hay còn gọi là điểm xoay hỗ trợ).
Thông thường, giá sẽ di chuyển từ đường S3 đến đường R3 và rất ít khi chạm cái đường 4 và 5. Trừ trường hợp với một số coin/token đang trong giai đoạn crazy (pump/dump mạnh). Vì thế, thể chỉ báo đơn giản hơn bạn có thể tắt bớt 4 đường S4, S5, R4, R5 => Pivot có 7 đường cơ bản.
4. Công thức tính Pivot Point
Như các bạn đã thấy ở hình bên dưới, với chỉ báo Pivot Point có nhiều tuỳ chỉnh khác nhau để bạn lựa chọn. Với mỗi tuỳ chỉnh sẽ cho ra các mức Pivot khác nhau. Ở bài viết này, mình sẽ trình bày công thức mặc định của chỉ báo khi các bạn vừa cài đặt nhé (Loại: Truyền thống. Pivots Timeframe: Tự động).
Sáu đường ngang được tính: ba mức kháng cự (R1-R3) và ba mức hỗ trợ trục (S1-S3). Công thức tính điểm Pivot của chứng khoán trung tâm là giá trị trung bình cộng của ba loại giá.
Pivot Point (P) đường trung tâm:
Pivot Point = [Giá cao nhất (nến trước) + Giá thấp nhất (nến trước) + Giá đóng cửa (nến trước)] / 3
Các đường S(n) – đóng vai trò là Hỗ trợ, nằm dưới Pivot Point:
- S1 = (2 x Pivot Point) – Giá cao nhất (nến trước)
- S2 = Pivot Point – (R1 – S1)
- S3 = Pivot Point – (R2 – S2)
- S4 = Pivot Point – (R3 – S3)
- S5 = Pivot Point – (R4 – S4)
Các đường R(n) – đóng vai trò là Kháng cự, nằm trên Pivot Point:
- R1 = (2 x Pivot Point) – Giá thấp nhất (nến trước)
- R2 = (Pivot Point – S1) + R1
- R3 = Pivot Point – (R2 – S2)
- R4 = Pivot Point – (R3 – S3)
- R5 = Pivot Point – (R4 – S4)
5. Ưu & nhược điểm của Pivot Point
Ưu điểm:
- Là chỉ báo được đa số các trader sử dụng vì thế sẽ mang tính chính xác khá cao ở các cột mốc khung Ngày hoặc Tuần – đó là các vùng cản tâm lý.
- Đóng vai trò là các đường hỗ trợ kháng cự vì thế giúp xác định các điểm đảo chiều tiềm năng. Hoặc các vùng tiếp diễn xu hướng (nếu giá break các vùng này).
- Có thể áp dụng Pivot ở mọi khung thời gian từ khung W, D đến khung M15, M5,…
- Chỉ báo Pivot được xếp vào chỉ báo nhanh, vì thế Pivot có thể dự đoán sớm xu hướng của thị trường.
Nhược điểm:
- Đôi khi giá sideways trong thời gian dài => các vùng giá gần nhau khiến tín hiệu bị nhiễu.
- Do Pivot có nhiều sự lựa chọn khi cài đặt chỉ báo (nhiều loại và nhiều khung thời gian khác nhau) khiến bạn khó lựa chọn được phương pháp phù hợp cho bản thân mình.
- Gây khó khăn cho Trader mới.
- Không thể sự dụng riêng lẻ, cần kết hợp với một số chỉ báo, yếu tố khác.
6. Giao dịch với Pivot Point
Giao dịch trong phạm vi điểm xoay
Đây là phương pháp giao dịch đơn giản nhất, các vùng này đóng vai trò như các đường kháng cự hỗ trợ:
- Đặt lệnh Sell khi giá tiến gần đến vùng kháng cự, Stoploss (dừng lỗ) ở kháng cự trên đó một bậc. (Sell ở R1 thì đặt Stoploss ở R2).
- Đặt lệnh Buy khi giá tiến gần đến vùng hỗ trợ, Stoploss (dừng lỗ) ở hỗ trợ dưới đó một bậc. (Buy ở S1 thì đặt Stoploss ở S2).
Lưu ý: Phương pháp này nên áp dụng khi khung lớn Sideways, vào khung nhỏ tìm entry nhé. Trong thị trường có xu hướng, hãy đánh thuận theo xu hướng. Hạn chế Buy khi giá đang giảm và Sell thì giá đang tăng.
Giao dịch theo điểm phá vỡ
Đây là phương pháp giao dịch thuận theo xu hướng chính của thị trường.
- Khi giá nằm trên đường trung tâm: Đặt lệnh Buy khi giá vừa phá vỡ R1.
- Khi giá nằm dưới đường trung tâm: Đặt lệnh Sell khi giá vừa phá vỡ S1.
Giao dịch dựa vào đường P
- BUY nếu giá vượt đường P và tiếp tục đi lên.
- SELL nếu giá giảm xuống cắt qua đường P.
Ví dụ: Hình dưới đây cho thấy giá phần lớn đang di chuyển trên đường P có dường như bị nhiễu khá nhiều khi giá liên tục đi qua đường này. Vậy, vì sao mình lại Sell ở vị trí này?
Lý do là vì ở giai đoạn trước, các thanh nến cắt qua vùng này đa phần đều là nến tiêu chuẩn (có cả râu nến và thân nến) cho thấy phe mua và bán đang cân bằng nhau.
Tuy nhiên, ở cây nến trước vị trí Sell tại là nến Marubozu – đây là nến bao trùm (nến cường lực) GIẢM, cho thấy lực bán mạnh, phe bán áp đảo hoàn toàn phe mua. Tiếp theo lại là nến Giảm. Như vậy, mình đã xác định được giai đoạn tích luỹ đã kết thúc, và giá đã giảm mạnh.
Ngoài ra, bạn cần kết hợp thêm một số yếu tố khác: ở khung lớn giá đang ở xu hướng giảm, hoặc bất cứ tín hiệu phân kỳ giảm giá hoặc giao cắt để tăng thêm xác suất đúng.
7. Lưu ý khi sử dụng Pivot Point
- Các mức P, S(n), P(n) sẽ luôn thay đổi theo ngày, các mốc ở hiện tại sẽ chính xác hơn ở quá khứ.
- Pivot Point ở khung thời gian lớn sẽ chính xác hơn ở khung nhỏ: Hãy vào khung W hoặc D để xác định kháng cự hỗ trợ chính. Sau đó vào khung nhỏ hơn để tìm entry hợp lý.
- Tuyệt đối không sử dụng Pivot riêng lẻ, cần kết hợp Pivot Point với các chỉ báo khác hoặc Price Action,…
- Các đường Pivot chỉ mang tính chất tương đối: Hãy chuẩn bị cho mình một chiến lược cụ thể khi giao dịch bằng Pivot (nếu không đi đúng kịch bản thì bạn sẽ làm gì? Tiếp tục giữ hay out lệnh?).
8. Tổng kết
Về cơ bản, các đường của chỉ báo Pivot Point được sử dụng như những vùng hỗ trợ, kháng cự quan trọng. Với cách giao dịch khá đơn giản, bất kì trader nào cũng có thể làm quen và dễ dàng sử dụng thành thạo. Chắc hẳn Pivot Point sẽ là chỉ báo hỗ trợ rất tốt giúp các bạn dễ dàng tìm điểm vào lệnh.
Như vậy mình đã chia sẻ về chỉ báo Pivot Point là gì và cách giao dịch cũng như một số lưu ý để tăng xác suất Trade thành công với chỉ báo Pivot Point.
Series học tập này dành cho các bạn vừa mới bắt đầu tìm hiểu về chỉ báo Pivot Point cũng như phân tích kỹ thuật có thể dễ dàng đọc hiểu và ghi nhớ.
Theo dõi tin tức mới nhất về Blockchain trên các kênh của XGems Capital
Lưu ý : Nội dung bài viết dựa trên phân tích từ nhiều nguồn dữ liệu và là các quan điểm riêng của đội ngũ XGems Capital, bạn cần cẩn trọng khi đưa ra các quyết định đầu tư cá nhân. XGems Capital chúc bạn có những quyết định đầu tư đúng đắn và đạt được nhiều thành công.