Xin chào anh em! Hôm nay mình sẽ giới với anh em một số nguyên tắc và khái niệm quan trọng liên quan đến các trường phái giao dịch khác nhau trong Trading là nguyên tắc Polarity và khái niệm Momentum, Breakout và hai cách áp dụng nó vào Trading thực tế

Sponsor

1. Polarity

Nguyên tắc Polarity là nguyên tắc liên quan đến việc chuyển đổi giữa hỗ trợ và kháng cự.

Nguyên tắc Polarity

  • Vùng giá kháng cự cũ bị phá vỡ sẽ trở thành vùng giá hỗ trợ mới.
  • Vùng giá hỗ trợ cũ bị phá vỡ sẽ trở thành vùng giá kháng cự mới.

Anh em có thể lý giải nguyên tắc polarity bằng sự thay đổi cung cầu ở những vùng giá kháng cự và hỗ trợ.

Như vùng giá kháng cự cũ là vùng giá mà trước kia có lực bán xuống mạnh ở vùng giá đó. Nhưng khi giá break lên có nghĩa là có một lực mua lên mạnh lên, đánh dấu sự chuyển biến giữa cung – cầu ở vùng giá đó.

Một số ví dụ trong thực tế

Ví dụ 1:

Anh em quan sát chart dưới đây:

Chart vùng giá kháng cự cũ bị vượt quá
Chart vùng giá kháng cự cũ bị vượt quá

Sau khi vùng giá kháng cự cũ bị vượt quá thì đánh giá sự thay đổi về cung cầu ở vùng giá đó. Nói nôm na là vùng giá trên từ vùng bán nhiều thành vùng mua nhiều.

Vì vậy sau khi giá Test lại vùng giá đó thì xuất hiện lực mua mạnh lên, tương tự ở điểm Test thứ 2.

Ví dụ 2:

Vùng giá hỗ trợ cũ thành vùng giá kháng cự mới

Đây là ví dụ cho lý thuyết vùng giá hỗ trợ cũ thành vùng giá kháng cự mới.

Giá sau khi phá xuống vùng hỗ trợ cũ thì vùng giá đó đã trở thành một vùng giá kháng cự mới. Nên khi giá test lại vùng giá đó thì sẽ xuất hiện một lực bán mạnh mẽ bán xuống.

Một số lưu ý

Nguyên tắc Polarity không quá hiệu quả khi giá không có xu hướng rõ ràng.

Anh em nhìn vào Chart ở dưới:

Giao động không có xu hướng rõ ràng
Sponsor
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

Giá đi rất khó chịu, thường khi giao động không có xu hướng rõ ràng (giao động trong Range) thì thường nguyên tắc Polarity sẽ ít hiệu quả hơn.

Vì vậy anh em nên xác định xu hướng tổng quan của giá ở những khung cao hơn để giao dịch thành công hơn với nguyên tắc Polarity.

2. Khái niệm Momentum

Khái niệm Momentum là dịch ra tiếng Việt tạm hiểu là động lực hay động lượng. Nếu áp dụng từ momentum vào thị trường thì có nhiều cách hiểu như: Momentum là sức mạnh của Trend.

Anh em cứ hình dung như việc chúng ta chạy xe trên đường, nếu tăng tốc thì tốc độ của chiếc xe sẽ dần cao hơn và xe chạy càng ngày càng nhanh hơn. Giống như khi anh em nói Momentum có giá đang Bullish có nghĩa là đà giá đang tăng và ngược lại.

Đà giá đang tăng mạnh

Giờ anh em thử nghĩ, xe đang chạy nhanh và anh em bóp thắng lại thì xe có dừng ngay lập tức hay không? Câu trả lời tất nhiên là không mà thường nó tiếp tục di chuyển thêm một chút do quán tính, rồi vận tốc sẽ giảm xuống từ từ rồi mới dừng lại.

Sponsor

Cái này tương tự trong Trading, giá sẽ thường không chuyển trạng thái ngay lập tức từ tăng sang giảm mà thường giá sẽ tiếp tục tạo một đỉnh mới cao hơn đỉnh cũ nhưng đồng thời động lượng (Momentum) của giá sẽ giảm.

Anh em có thể phát hiện điều này thông qua một số Setup giá đảo chiều hay tín hiệu phân kỳ từ một số Indicator.

3. Khái niệm Breakout

Breakout là hiện tượng giá tăng (giảm) vượt qua đỉnh cũ (đáy cũ) hoặc vùng giá kháng cự (vùng giá hỗ trợ) trước đó trên đồ thị giá.

Những người giao dịch theo trường phái breakout thì kỳ vọng sau khi giá phá vỡ những vùng giá quan trọng sẽ thay đổi cung cầu ở vùng giá đó và sẽ tiếp tục di chuyển theo quan tính theo xu hướng phá vỡ.

Giá phá vỡ những vùng giá quan trọng

Nhưng trong thực tế hiện tượng False Break (phá vỡ giả) xảy ra rất nhiều. Nôm na, anh em có thể hiểu phá vỡ giả là 1 cú phá vỡ của giá lên 1 vùng kháng cự, hoặc xuống dưới 1 vùng hỗ trợ (và đóng cửa trên hoặc dưới vùng đó), và đi sau nó là 1 sự đảo chiều ngay lập tức.

Sponsor

Nếu anh em Trade theo trường phái Breakout thì việc gặp phá vỡ giả sẽ cực kỳ đau đầu và gây ra thua lỗ nhiều cho anh em.

Như vậy mình đã giới thiệu với anh em 2 khái niệm và 1 nguyên lý quan trọng trong trading. Vậy làm sao để kết hợp chúng để tìm kiếm lợi nhuận?

4. Cách kết hợp để tìm kiếm lợi nhuận trong Trading

Cách 1: Kết hợp khái niệm Momentum của giá với kháng cự và hỗ trợ

Khi giá tiếp xúc các mức kháng cự hỗ trợ quan trọng thì anh em xem xét Momentum của giá xem đà tăng (giảm) của giá có còn mạnh nữa không. Nếu Momentum còn mạnh thì giá có xu hướng đục kháng cự hoặc hỗ trợ rồi bay tiếp.

Nếu Momentum đã yếu đi, xuất hiện các tín hiệu phân kỳ thì anh em có thể tìm kiếm các tín hiệu giao dịch đảo chiều hoặc giao dịch False Break.

Giống như BTC khung H1 trên hình, giá đà tăng của giá đã suy yếu và xuất hiện dấu hiệu phân kỳ, volume đục kháng cự cũng không cao (nhìn chung có xu hướng giảm như trên hình).

Như trường hợp trên anh em có thể tìm kiếm các tín hiệu giao dịch đảo chiều để giao dịch.

Sponsor

Cách 2: Kết hợp nguyên tắc polarity và Momentum hoặc hành động giá

Một cách kết hợp khác cũng rất hiệu quả đó là kết hợp nguyên tắc Polarity với Momentum của giá hoặc với hành động giá.

Khi giá đục thành công kháng cự, giá có xu hướng Test lại vùng giá đó một lần nữa. Lúc này anh em chờ khi giá Test lại vùng giá đó lần nữa và quan sát Momentum của giá xem còn mạnh hay đã yếu đi.

  • Nếu còn mạnh (biểu hiện bằng các cây nến giảm lớn, không râu) thì có khả năng giá sẽ đục luôn thành công kháng cự cũ.
  • Nếu đã yếu đi (xuất hiện các tín hiệu phân kỳ, xuất hiện các mẫu hình nến hoặc mô hình giá đảo chiều) thì anh em canh mua lên như trên hình.

5. Tổng kết

Như vậy mình đã giới thiệu với anh em và nguyên tắc Polarity và khái niệm Momentum, Breakout và hai cách áp dụng nó vào Trading thực tế

Theo dõi tin tức mới nhất về Blockchain trên các kênh của XGems Capital

Bạn thấy bài này hay không?
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Share.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
wpDiscuz