Proof of Authority (PoA) được xem là một giải pháp thay thế cho cơ chế Proof of Work (PoW) và Proof of Stake (PoS) vì giúp giảm thiểu tiêu tốn tài nguyên và tính nghiêm ngặt hơn trong quá trình lựa chọn Validators. PoA được cựu CTO của Ethereum – Gavin Wood đồng thời là nhà sáng lập Polkadot đề xuất lần đầu vào năm 2017. PoA cũng được xem là một giải pháp cho vấn đề bảo mật trong việc xây dựng nền tảng blockchain tư nhân hay các doanh nghiệp, tổ chức.
1. Proof of Authority – PoA là gì ?
Khác với PoW – cơ chế đồng thuận công việc khi càng nhiều nodes tham gia và xác thực thì càng phi tập trung và tính bảo mật cao nhưng tiêu tốn quá nhiều nguồn tài nguyên. Trong khi PoS – cơ chế đồng thuận cổ phần cần nhiều máy tính hay các thiết bị riêng biệt để xác thực Blocks.
Proof of Authority là một cơ chế đồng thuận dựa vào các Validators có uy tín để xác thực các khối và do đó cung cấp sức mạnh tính toán cho mạng lưới. Cơ chế này cho phép các giao dịch tương đối nhanh hơn bằng cách sử dụng thuật toán Byzantine Fault Tolerance (BFT) với danh tính là tiền đặt cọc.
Proof of Authority là cơ chế đồng thuận phù hợp với doanh nghiệp, tổ chức vì dựa vào danh tính của người xác thực và hoàn toàn khép kín khi không muốn bất kì cá nhân bên ngoài nào tham gia vào mạng lưới.
Quá trình lựa chọn
Danh tính của người xác thực: Người được chọn xác thực, ngoài các bước KYC, còn phải vượt qua được kì thi công chức với kết quả không tiền án tiền sự và tư cách đạo đức tốt.
Ngoài ra, các ứng cử viên xác thực phải đảm bảo đáp ứng đủ các tiêu chí nhất định bao gồm các điều khoản rủi ro khi đầu tư và có thể tổn hại về mặt danh tính, có quan hệ tốt với tổ chức, và cam kết hoàn thành việc tuân thủ các quy trình đã xác định cần thiết để tạo ra các khối và xác thực.
2. Proof of Authority hoạt động như thế nào ?
Các ứng cử viên xác thực được chọn sau quá trình tuyển chọn gắt gao sẽ được phân thành một nhóm nhỏ và thực hiện quá trình xác thực các khối giao dịch và phần thưởng thường sẽ là phí giao dịch trong các khối như cơ chế PoS
Khả năng tấn công mạng lưới
Một nhóm các Validators uy tín tham gia quá trình xác thực sẽ đảm bảo được tính bảo mật của chuỗi khối nên các hình thức tấn công mạng lưới 51% sẽ bị hạn chế. Nhưng vì danh tính được công khai nên người xác thực hoàn toàn có thể bị hối lộ hoặc tống tiền cho các hành vi sai phạm phá hoại hệ thống.
3. Ưu điểm và nhược điểm của Proof of Authority
Ưu điểm:
- Tính bảo mật cao: Do được xác thực bởi một nhóm Validators uy tín.
- Phí giao dịch thấp: Do không phải trả cho các thợ đào (PoW) nên chi phí giao dịch được giảm đáng kể.
- Tốc độ xử lý giao dịch nhanh: Do chỉ một nhóm nhỏ xác thực giao dịch, quá trình xác thực được rút ngắn
- Hệ thống khép kín mang lại tính hiệu quả cao: Do quá trình lựa chọn dựa vào danh tính người xác thực nên các tổ chức, doanh nghiệp hoàn toàn có thể tin tưởng vào hệ thống chuỗi khối nếu được xác thực bởi những người có uy tín tốt trong công ty.
- Thân thiện với môi trường
Nhược điểm:
- Tính phi tập trung: Quá tính xác thực hoàn toàn phụ thuộc vào một nhóm nhỏ các Validators, điều này hoàn toàn trái ngược với chỉ tiêu ban đầu của tiền điền tử là tính phi tập trung – không phụ thuộc vào bất kỳ một cá thể nào.
4. Tổng kết
Proof of Authority – PoA có thể xem là giải pháp khá mới mẻ trong quá trình ứng dụng công nghệ chuỗi khối vào thực tiễn nhờ vào tính năng đồng thuận bởi danh tính người xác thực và quá trình nghiêm ngặt
PoA cho phép người dùng có thể hoàn toàn tin tưởng vào hệ thống. Mặc cho những ưu điểm được kể trên nhưng tính phi tập trung buộc phải hy sinh để nhường đường cho khả năng mở rộng và hiệu suất cao trong hệ thống.