Sàn giao dịch trong lĩnh vực tiền điện tử được hình thành với mục đích giúp việc trao đổi mua bán các đồng coin trở nên đơn giản hơn. Tuỳ vào phương thức giao dịch cũng như nhu cầu khác nhau của nhà đầu tư dẫn đến nhiều sàn giao dịch ngày càng ra đời trên thị trường. DEX, CEX là 2 trong số những sàn giao dịch mà nhà đầu dễ bắt gặp nhất hiện nay. Bài viết này, XGems sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ về CEX nhé.
1. CEX là gì ?
CEX hay còn gọi là sàn giao dịch tập trung (viết tắt của Centralized Exchange). Tính đến thời điểm hiện tại, đây vẫn được xem là sàn giao dịch phổ biến nhất hiện nay. Đa phần lượng tiền giao dịch hàng ngày hiện nay đều đến từ những sàn CEX.
Về cơ bản CEX là một sàn giao dịch để mọi người thực hiện mua/bán tiền điện tử một cách tin cậy.
Một sàn giao dịch CEX thường bao gồm hai yếu tố chính dễ nhận biết nhất là: Không ẩn danh và Sàn nắm quyền kiểm soát quỹ.
- Không ẩn danh: Người dùng tạo đăng kí tài khoản trên sàn sẽ bắt buộc phải xác thực người dùng (Know Your Customer – KYC) theo quy định để ngăn chặn việc rửa tiền xảy ra cũng như truy soát dấu vết khi việc lừa đảo xảy ra ngay trên sàn của họ
- Quyền kiểm soát quỹ: Tiền của bạn khi nạp vào sàn sẽ do sàn quản lý. Lúc này sàn giao dịch đóng vai trò như một ngân hàng trung gian truyền thống. Nó cũng đồng nghĩa với việc rủi ro bị tấn công có thể xảy đến bất cứ lúc nào.
2. Cách thức hoạt động
Mô hình sàn giao dịch CEX cũng khá đơn giản. Đầu tiên, bạn sẽ cần phải tạo một tài khoản tại sàn. Đây cũng chính là ví nóng mà sàn cấp cho bạn. Trong ví nóng đó sẽ lưu trữ tất cả những đồng tiền điện tử mà sàn hỗ trợ.
Khi bạn cần giao dịch mua hoặc bán một đồng tiền điện tử nào đó (giả sử là đồng BTC). Bạn sẽ tìm kiếm các cặp tiền tương ứng để thực hiện giao dịch (giả sử bạn đang có USDT và dự tính mua BTC bằng đồng coin này). Lúc này bạn sẽ đặt một mức giá nhất định và lệnh của bạn sẽ được tạo trên sàn.
Vì CEX sử dụng Order Book, bắt buộc người dùng phải tạo lệnh, nếu lệnh mua/bán của bạn trùng với lệnh ngược lại bán/mua của người khác trên thị trường, thì lệnh đó mới khớp. nếu không bạn phải tiếp tục chờ cho đến khi khớp lệnh trên thị trường, tạo nên sự cân bằng giá giữa người mua và người bán.
3. Ưu nhược điểm của sàn CEX
So với sàn DEX thì sàn CEX lớn nhất mà ta dễ thấy nhất là cex dễ dàng bị hack hơn. Ngoài ra nó có còn một số nhược điểm khác nữa.
Ưu điểm:
- Đa dạng hình thức mua bán: Với sàn CEX, bạn có nhiều hình thức và cách đặt lệnh đa dạng như OCO, Stop Limit, Lệnh Market, Limit Order, Market Order,v.v.
- Đa dạng hoạt động: So với các sàn DEX thì CEX sẽ hỗ trợ nhiều hoạt động khác nhau hơn như IEO, Margin, Future, hay các giao P2P, mua bán tiền tệ Fiat,v.v.
Nhược điểm:
- Dễ bị hack: Phần này thì sàn giao dịch CEX cũng tương tự như sàn truyền thống. Do việc sàn đứng ra quản lý tập trung tài sản của NĐT nên nó luôn tiềm ẩn rủi ro về việc có thể bị hack. Vụ hack 3 tỷ đô của sàn Bitfinex đã minh chứng cho điều này cùng nhiều vụ hack lớn nhỏ khác từ các CEX khác nhau.
- Phức tạp: Đa dạng đầu hình thức đầu tư nhưng cũng là điều bất cập đối với người mới. Khi họ mới bước vào thị trường, truy cập vào một CEX sẽ bị choáng ngợp vì sẽ không biết đầu từ đầu, và cần phải làm gì.
Binance, Huobi Global, OKEx hay KuCoin là những sàn CEX lớn và uy tín bậc nhất trong thị trường Crypto mà chúng ta dễ bắt gặp nhất. Đồng thời CEX có rất nhiều hoạt động đa dạng như Spot, Margin, Future,v.v. để nhà đầu tư có thể linh hoạt trong việc sử dụng
4. Ai phù hợp với sàn giao dịch CEX
Với nhiều đặc trưng cơ bản của CEX cung cấp nhiều công cụ cũng như nhiều phương thức đầu tư khác nhau như trading, margin, future,v.v. đòi hỏi người dùng phải có kiến thức vững về thị trường crypto cũng như phương pháp đầu tư hiệu quả.
5. Tổng kết
Như vậy XGems đã đưa đến các bạn những thông tin hữu ích về CEX, mong những thông tin trên sẽ hữu ích đối với các bạn trên con đường đầu tư trong thị trường này