Đơn giản nhưng hiệu quả luôn chính là mục đích mà nhà đầu muốn đạt được trong quá trình đầu tư. Các chỉ báo đơn giản và thường đem lại tín hiệu hiệu quả kể đến như: MACD, RSI, Stochastic… Cùng mình tìm hiểu về chỉ báo phân tích kỹ thuật này qua bài viết sau nhé.
- 1. Chỉ báo dao động là gì?
- 2. Stochastic là gì?
- 3. Công thức và cách hoạt động
- 4. Cài đặt chỉ số trên Chart
- 5. Cách giao dịch với Stochastic
- Sử dụng Stochastic với tín hiệu QUÁ MUA – QUÁ BÁN
- Sử dụng Stochastic kết hợp với Moving Average (đường trung bình động)
- Phương pháp kết hợp Stochastic Oscillator với mô hình nến đảo chiều
- Kết hợp Stoch với RSI
- 6. Lưu ý khi giao dịch với Stochastic
- 7. Tổng kết
1. Chỉ báo dao động là gì?
Trước hết, Stochastic là một chỉ báo dao động, các chỉ báo thuộc nhóm này(bao gồm Stochastic) đều hình thành dải băng tại 2 đáy của đồ thị. Dự vào các công thức tính nhất định, dải băng này sẽ di chuyển đến điểm cực đại ở biên trên hoặc biên dưới. Thông qua đó chúng ta có thể tìm kiếm thông tin về lực mua, lực bán mà thông thường chính là chỉ báo về sự quá mua/quá bán.
Các tín hiệu đó cho thấy tốc độ thay đổi của giá so với kỳ vọng của trader, hình thành nên các yếu tố gọi là Phân kỳ, hội tụ quá mua và quá bán,v.v.
2. Stochastic là gì?
Stochastic Oscillator (hay còn gọi đơn giản là Stochastic) là một chỉ báo động lượng, so sánh giá đóng cửa cụ thể với một phạm vi giá của nó trong một khoảng thời gian nhất định, được phát minh bởi tiến sĩ George Lane vào những năm 1950 và đang được sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay.
Về hình thức trên biểu đồ, Stochastic hiển thị giống với RSI. Về mặt thông tin, Chỉ báo Stochastic Oscillator sẽ cho chúng ta thấy thông tin về động lượng và cường độ xu hướng đồng thời cũng xác định vùng giá tốt để mua và bán hoặc xác định xu hướng của giá khi đi vào vùng quá mua và quá bán.
3. Công thức và cách hoạt động
Công thức tính toán tổng quát của Stoch được diễn dãi là:
%K = SMA[100 x [ Close(k) – Lowest(k) ] / [ Highest(k) – Lowest(k) ] , SmoothK]
%D = SMA ( % K , periodD )
- PeriodD là tham số để làm mượt.
- k là chu kỳ được áp dụng để tính toán và làm mượt.
4. Cài đặt chỉ số trên Chart
Để cài đặt chỉ báo Stoch trên biểu đồ của sàn FTX bạn:
- Chọn biểu tượng thêm chỉ báo trên biểu đồ và tìm kiếm Stochastic
- Chọn vào tên chỉ báo là đã thêm vào biểu đồ.
Sàn giao dịch FTX còn có sẵn chú thích trên bản đồ các chỉ báo để thuận tiện theo dõi:
- %K là đường chính nét liền trên chart
- %D là đường trung bình động của %K
Chỉ báo stochastic oscillator luôn dao động trong khung từ 0 đến 100, chúng ta có giá trị mặc định theo lý thuyết như sau:
- Stochastic trên 80: Quá mua (Overbought)
- Stochastic dưới 20: Quá bán (Oversold)
5. Cách giao dịch với Stochastic
Sử dụng Stochastic với tín hiệu QUÁ MUA – QUÁ BÁN
Thông thường, khi có dấu hiệu quá mua/quá bán bạn sẽ nghĩ ngay đến việc tiến hành giao dịch, vào lệnh khi thị trường quá mua ở 80 và quá mua ở 20:
Tuy nhiên, để giao dịch với tín hiệu quá mua/quá bán, chúng ta cần kết hợp với các tín hiệu khác để tăng hiệu quả, bởi theo mình thấy tín hiệu này khá nhiễu.
Sử dụng Stochastic kết hợp với Moving Average (đường trung bình động)
Trong phân tích kỹ thuật, Đường trung bình động MA đem lại tín hiệu khá hiệu quả, để nâng cao hiệu suất của Stochastic, chúng ta có thể có phương pháp kết hợp như sau:
Cách sử dụng cụ thể của phương pháp này là gì, chúng ta sẽ kết hợp Stochastic Oscillator với đường MA200:
Nếu xu hướng chính đang được duy trì, giá thường sẽ di chuyển trên MA200 nếu trong xu hướng tăng và dưới MA200 nếu trong xu hướng giảm; và đây được coi là mức hỗ trợ động.
Chúng ta có thẻ kết hợp với MA để tăng hiệu quả giao dịch:
Chiến lược Stochastic kết hợp MA. Với 198 lệnh, tỉ lệ thắng 59%
- Vào lệnh BUY khi giá nằm trên đường MA200, khi Stochastic chạm quá bán.
- Vào lệnh SELL khi giá nằm dưới MA200 và chạm Stochastic chạm vùng quá mua.
Phương pháp kết hợp Stochastic Oscillator với mô hình nến đảo chiều
Nến đảo chiều là công cụ giao dịch vô cùng hữu hiệu với trader, chúng ta có thể kết hợp với nhiều công cụ khác nhau để tạo ra tín hiệu giao dịch chuẩn xác. Cùng kết hợp với Stochastic xem sao nhé:
- Bước 1: Xác định xu hướng chính: Tất nhiên, khi sử dụng bất kỳ tín hiệu nào, việc bạn phân tích và đi theo hướng chính đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn, tránh đu đỉnh.
- Bước 2: Quan sát chờ xuất hiện mô hình nến đảo chiều
- Bước 3: Khi có mô hình nến đảo chiều và Stochastic có tín hiệu quá bán/quá mua chúng ta có thể thực hiện giao dịch.
Ở ví dụ trên, quan sát thấy khung D1 LTC đang trong xu hướng tăng, và vào khung nhỏ hơn là H4 xuất hiện nến đảo chiều kết hợp Stoch xuống dưới 20. Chúng ta có thể thực hiện lệnh Buy tại đây.
Kết hợp Stoch với RSI
Phương pháp này cũng dựa theo lý thuyết Dow, đó là giá cả cần phải có sự đồng thuận nhất định, RSI và Stochastic Oscillator đều là các chỉ báo động lượng, chính vì thế nếu cả 2 đều cho các tín hiệu quá bán hoặc quá mua sẽ là cơ hội tốt để tăng xác suất giao dịch lên mức cao hơn.
Ở ví dụ trên, chúng ta vào lệnh SELL khi cả RSI và Stoch đạt quá bán. Đồng thời vào lệnh BUY khi cả 2 chỉ báo đều đang đạt quá mua.
6. Lưu ý khi giao dịch với Stochastic
Chúng ta hiểu đơn giản %K như mối liên hệ giữa tỷ lệ giá đóng cửa và khoảng giá cao và thấp, còn %D như là đường trung bình của %D. Và %K nằm trên %D nghĩa là giá có xu hướng cao hơn mức trung bình nên sẽ có xu hướng tăng và chúng ta có thể thể vào lệnh Buy và ngược lại.
Khi xuất hiện QUÁ BÁN/ QUÁ MUA nếu chúng ta vội vàng tiến hành giao dịch thì sẽ dễ bị mắc sai lầm.
Như ví dụ trên, bạn có thể quan sát, nếu khi Stoch chạm quá mua chúng ta tiến hành vào lệnh giao dịch thì có thể chúng ta đã thua lỗ bởi giá không có sự biến động, đang sideway và sau đó tiếp tục tăng.
Ngoài ra, bạn cũng nên quan sát xu hướng chính, tránh vào lệnh ngược xu hướng để giảm thiểu rủi ro.
7. Tổng kết
Hãy nhớ rằng stochastic oscillator là một chỉ báo dẫn dắt, và đặc điểm chung của nhóm chỉ báo này là chúng thường chỉ hoạt động tốt trong điều kiện thị trường tích lũy và nếu bạn là một người mới, đang luyện tập cách sử dụng các chỉ báo giao dịch thì bài viết này dành cho bạn, giúp bạn hiểu một cách rõ ràng nhất ý nghĩa của Stochastic Oscillator là gì và làm cách nào để sử dụng Stochastic trong giao dịch.
Nếu bạn là một nhà giao dịch có kinh nghiệm và có kỹ năng xác định xu hướng thị trường tốt thì có thể bạn không cần sử dụng đến Stochastic, tuy nhiên trong trường hợp bạn quyết định lựa chọn Stochastic làm công cụ hỗ trợ cho việc giao dịch của mình thì bạn sẽ không phải hối hận vì Stochastic luôn là một công cụ hiệu quả.
Hãy tìm hiểu thêm các phương pháp giao dịch cùng các chỉ báo khác: MACD, RSI, MA, Fibonacci… và kết hợp chúng lại để tạo ra hệ thống giao dịch phù hợp với bản thân bạn.