Các dự án tiền điện tử liên tục triển khai các công nghệ và tính năng mới. Để thực hiện những triển khai mới đó thành công, trước tiên họ phải đảm bảo rằng chúng sẽ không gây hại cho hoạt động của blockchain. Để làm được điều đó, họ cần một phiên bản testnet trước khi đưa trực tiếp những tính năng mới vào hoạt động chính thức.

Sponsor

1. Testnet là gì?

Trong cryptocurrency, testnet có thể hiểu là một blockchain thay thế, một bản sao chính xác của blockchain gốc (mainnet). Testnet được sử dụng chủ yếu cho mục đích thử nghiệm các tính năng mới mà không lo lắng về việc có thể gây nguy hại cho mainnet.

Các thay đổi được thực hiện đối với mainnet sẽ không thể hoàn nguyên được nữa. Đây là lý do tại sao testnet được các nhà phát triển tích cực sử dụng để giới thiệu các tính năng mới, thử nghiệm các giao thức khác nhau và bất kỳ thay đổi lớn nào về chức năng trước khi cuối cùng đưa chúng lên mainnet.

Testnet có thể hiểu là một blockchain thay thế
Testnet có thể hiểu là một blockchain thay thế

Thông thường đối với các dự án startup, testnet thường được thực hiện trước khi ra mắt mainnet. Để đảm bảo mọi thứ chạy hoàn hảo thì bước thử nghiệm này rất quan trọng. Vì nếu testnet không thành công thì dự án không thể phát hành mainnet được.

Khái niệm testnet lần đầu tiên được đưa ra vào tháng 10/2010. Gavin Adresen, một trong những nhà phát triển Bitcoin, đã gửi một bản vá để triển khai chức năng mới được Satoshi Nakamoto chấp nhận. Bản vá này được coi là bản testnet đầu tiên.

Bitcoin không phải là đồng tiền điện tử duy nhất thực hiện testnet. Mạng thử nghiệm này cho phép bất kỳ nhà phát triển nào thực hiện và thử nghiệm các thay đổi trong giao thức mà không làm ảnh hưởng đến mạng chính. Đó là một bước đột phá của ngành công nghiệp tiền điện tử.

Mặc dù bản testnet đầu tiên đã thành công, ngày 03/02/2011, mạng đã được khởi động lại theo yêu cầu của David Francoise, người đã thêm một bản vá cho mã Bitcoin Core. Bản vá mới này được gọi là Testnet2.

Minh hoạt Testnet

Mặc dù người ta mong đợi rằng phiên bản này sẽ được cải thiện so với phiên bản đầu tiên, nhưng hóa ra nó lại có một vấn đề lớn: mạng lưới tăng độ khó khai thác khiến chi phí khai thác cao và cũng do độ khó cao, nhiều người dùng đã bắt đầu bán đồng tiền Testnet dưới dạng BTC thực.

Giải pháp cho vấn đề này được đưa ra vào ngày 12/04/2012 khi Andresen khởi động lại mạng. Điều này đã nhường chỗ cho testnet Bitcoin mới nhất, Testnet3 hiện tại. Nó đã sửa tất cả các lỗi của hai bản testnet đầu tiên. Hiện tại bản testnet thứ ba vẫn đang hoạt động.

2. Testnet hoạt động như thế nào?

Việc thêm các sản phẩm hoặc công cụ mới vào một blockchain đang hoạt động có thể rất rủi ro và gây ra những hậu quả không lường trước được. Bạn hãy thử tưởng tượng, nếu một blockchain được cập nhật với một bản cập nhật có lỗi, hàng triệu người dùng có thể bị ảnh hưởng chỉ trong vài giây.

Sponsor
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

Không chỉ vậy, người dùng có thể sẽ mất niềm tin vào công nghệ và đội ngũ phát triển, thậm chí là tiềm năng tương lai của dự án đó. Trong trường hợp xấu nhất, các lỗ hổng có thể xuất hiện, tạo điều kiện cho tin tặc tấn công và khiến người dùng thất thoát tài sản.

Do vậy, các nhà phát triển tạo ra testnet nhằm mục đích thực hiện các thử nghiệm mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động và hiệu suất bình thường của mainnet.

Ví dụ về Testnet của Kovan

Để kiểm tra các bản cập nhật/thử nghiệm liệu có hoạt động tốt trên mainnet hay không, trước tiên chúng sẽ được đưa lên testnet để chạy thử. Các nhóm phát triển sau đó sẽ tiến hành phân tích và theo dõi để phát hiện các lỗi phần mềm hoặc xem cập nhật mới ảnh hưởng như thế nào đến testnet. Họ cũng có thể khuyến khích người dùng dùng thử bản testnet và phát hiện lỗi để nhận phần thưởng.

Sau khi tìm ra các lỗi có thể xảy ra và sửa lỗi, khi các nhà phát triển đã chắc chắn rằng các cập nhật/thử nghiệm là an toàn và không gây hậu quả tiêu cực nào trên testnet, những cập nhật này có thể được triển khai trên mainnet.

3. Tầm quan trọng của Testnet

Đối với các nhà phát triển

Testnet rất quan trọng để đảm bảo rằng các nhà phát triển cảm thấy yên tâm khi triển khai các thay đổi hoặc khởi chạy chức năng trên mainnet. Theo cách này, testnet hoạt động như một bản beta công khai và cung cấp môi trường kiểm tra cho các nhà phát triển. Testnet thường có hệ thống ví riêng để kiểm tra các giao dịch và các faucet để phân tán token testnet cho người dùng mới, giúp họ có thể sử dụng các tiện ích trên testnet như thể họ đang sử dụng token thực trên mainnet.

Sponsor

Các nhà phát triển quan tâm đến một blockchain cụ thể thường tận dụng tối đa tính khả dụng của testnet để thử các ý tưởng của họ.

Ví dụ: Trên Ethereum Testnet, các nhà phát triển có thể muốn kiểm tra các smart contract và triển khai dApp của họ trước khi chạy chúng trên mainnet. Bằng cách này, các nhà phát triển có thể hưởng lợi từ việc hiểu giao thức của blockchain trước khi quyết định xây dựng ứng dụng cho nó.

Kiểm tra các tính năng trước khi thực hiện mainnet

Đối với các Miner

Các miner (thợ đào) cũng được hưởng lợi từ việc sử dụng testnet vì nó cho phép họ thử nghiệm các phương pháp và cấu hình khai thác khác nhau trên blockchain trước khi thực hiện chiến lược khai thác có khả năng tốn kém trên mainnet. Các node trên testnet cũng có thể nhận được các ưu đãi để thử nghiệm các tính năng mới cho mạng. Testnet đặc biệt quan trọng đối với những miner đang làm việc với các blockchain mới chưa khởi chạy mainnet vì testnet cho phép miner chuẩn bị trước cho việc khởi chạy.

Đối với người dùng

Testnet không chỉ là một môi trường thử nghiệm cho các kỹ sư hoặc lập trình viên, nó còn phục vụ cho người dùng muốn thử nghiệm. Cụ thể hơn, nó cung cấp một công cụ mô phỏng có giá trị cho phép người dùng tìm hiểu thêm về cách thức hoạt động và cách sử dụng của các sản phẩm, dịch vụ của giao thức trước khi có mainnet chính thức. Ngoài ra, một số bản testnet có cơ chế thưởng cho những người dùng đóng góp cho sự phát triển của giao thức thông qua việc trải nghiệm testnet và phát hiện các lỗi/sự cố của nó.

4. Sự khác biệt giữa testnet và mainnet

Testnet và Mainnet có nhiều sự khác biệt
Sponsor
  • Testnet là phiên bản thử nghiệm, trong khi mainnet là blockchain chức năng chính của một dự án.
  • Testnet và mainnet là hai blockchain hoàn toàn độc lập và sử dụng đồng token riêng của chúng.
  • Trong một số bản testnet, các token không có giá trị thương mại và không có chức năng như một đơn vị tiền tệ. Ngược lại, trong mainnet, mọi hoạt động được thực hiện trên blockchain đều yêu cầu một khoản phí dưới dạng token có giá trị nhất định.
  • Mainnet và testnet có ID network khác nhau. Ví dụ: ID network chính của Ethereum là 1, trong khi các testnet được sử dụng phổ biến nhất khác có ID mạng là 3, 4 và 42.
  • Trên testnet, các lập trình viên tạo ra các khối genesis hơi khác một chút so với thông thường. Cụ thể, một điểm đánh dấu được tạo ra trong các khối và các token. Điều này ngăn chúng được thêm vào mainnet và giúp tách biệt hai blockchain với nhau. Do đó, người dùng không thể chuyển token từ mainnet sang testnet và ngược lại.
  • Testnet cho phép người dùng chạy node của mình trên blockchain thử nghiệm. Điều này giúp quá trình khai thác tiền điện tử dễ dàng hơn nhiều. Trong khi đó, trên mainnet, việc khai thác khó khăn hơn do có nhiều thợ đào và cạnh tranh là rất cao.
  • Tần suất giao dịch của testnet nhỏ hơn mainnet.

5. Ví dụ về testnet

Ethereum là một nền tảng mã nguồn mở, phi tập trung, sử dụng smart contract để cho phép các nhà phát triển tạo các ứng dụng phi tập trung (dApps) chạy trên nó một cách an toàn mà không có bất kỳ sự kiểm soát nào từ bên trung gian hoặc bên thứ ba.

Ropsten là bản testnet phổ biến nhất của Ethereum và thường được sử dụng làm mạng thử nghiệm cho các nhà phát triển tạo dApp của riêng họ trên Ethereum blockchain. Sử dụng Ropsten, các nhà phát triển có thể thử nghiệm các chức năng trên dApp đồng thời tránh việc phải sử dụng ETH cần thiết cho phí giao dịch và triển khai hợp đồng thông minh. Khi họ tự tin rằng dApp của mình hoạt động tốt và thử nghiệm hoàn tất, họ có thể triển khai nó trên mạng chính là Ethereum

Mainnet và testnet của Ethereum

Sự khác biệt giữa mainnet và testnet của Ethereum nằm ở 2 yếu tố sau:

  • ID network: ID network là một số nhận dạng cho một mạng, tương tự như ID card đại diện cho danh tính của bạn. Nếu một node mới muốn tham gia vào Ethereum blockchain, họ sẽ cần tham gia vào mainnet có ID mạng là 1. Nếu họ muốn tham gia vào mạng thử nghiệm, họ có thể tham gia vào Ropsten bằng cách sử dụng ID mạng là 3.
  • Khối Genesis: Vì mainnet và tesnet tách biệt với nhau nên chúng cũng có khối genesis khác nhau. Tuy nhiên, nội dung của các khối genesis có thể tương đồng.

6. Tổng kết

Bản chất phi tập trung của các blockchain khiến chúng khó thay đổi và sửa chữa nếu có bất cứ lỗi nào xảy ra với các giao thức đang hoạt động trên nó. Đó là lý do tại sao testnet rất quan trọng đối với sự thành công của các blockchain nói riêng và ngành công nghiệp tiền điện tử nói chung.

Nếu không có môi trường thử nghiệm, các nhà phát triển sẽ phải chấp nhận rủi ro tốn kém để thử thay đổi hoặc viết các chức năng mới. Rất nhiều dự án tiền điện hiện nay đều đã và đang hướng tới việc tung ra bản testnet trong tương lai gần.

Sponsor
Theo dõi tin tức mới nhất về Blockchain trên các kênh của XGems Capital

Bạn ơi, bài này ok không?
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Share.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
wpDiscuz