Tokenization là quá trình sử dụng mật mã học để mã hoá dữ liệu thành các ký hiệu nhận dạng duy nhất (thường là các dãy chữ số) để giữ lại tất cả thông tin cần thiết về dữ liệu mà không ảnh hưởng đến tính bảo mật của dữ liệu đó.
1. Tokenization là gì?
Tokenization là quá trình sử dụng mật mã học để mã hoá dữ liệu thành các ký hiệu nhận dạng duy nhất (thường là các dãy chữ số) để giữ lại tất cả thông tin cần thiết về dữ liệu mà không ảnh hưởng đến tính bảo mật của dữ liệu đó.
Mục đích của Tokenization là nhằm giảm thiểu lượng dữ liệu cần lưu giữ, tăng cường bảo mật cho các dữ liệu trong khi giảm thiểu chi phí và sự phức tạp trong việc lưu trữ và vận hành.
Ứng dụng Tokenization trong đời sống thực tế
Về lý thuyết, công nghệ Tokenization có thể được sử dụng để mã hoá gần như tất cả các loại dữ liệu cần thiết trong đời sống thực bao gồm:
- Tài liệu giao dịch ngân hàng.
- Hồ sơ y tế.
- Hồ sơ tội phạm.
- Thông tin tài xế xe.
- Giao dịch cổ phiếu.
- Phiếu bầu cử.
Trong cuộc sống hiện tại, tokenization thường được sử dụng để bảo vệ dữ liệu thẻ tín dụng, thông tin tài khoản ngân hàng và các dữ liệu nhạy cảm khác, một số trường hợp sử dụng dưới đây có thể bạn sẽ thấy quen thuộc:
- Ví thanh toán di động như Android Pay và Apple Pay.
- Thanh toán online trên các trang thương mại điện tử.
- Lưu trữ thông tin khách hàng ở các công ty.
2. Asset Tokenization trong Crypto
“Mã hóa tài sản – Asset Tokenization” chỉ việc sử dụng công nghệ blockchain để thể hiện quyền sở hữu hoặc quyền đối với tài sản dưới dạng tokens có thể giao dịch được.
Thông thường chúng ta chỉ thấy việc mã hóa các tài sản tài chính hoặc các tài sản có thể thay thế, chẳng hạn như cổ phiếu hoặc vàng.
Tuy nhiên, về lý thuyết chúng ta có thể mã hóa bất kỳ tài sản vật chất hoặc phi vật chất ngoài đời sống vào blockchain từ bằng sáng chế của một tác phẩm nghệ thuật đến một giờ làm việc của công nhân.
Do đó, Asset Tokenization là một trong những trường hợp sử dụng rất tiềm năng cho blockchain, bởi nó bao gồm gần như tất cả hoạt động kinh tế của con người, ước tính trị giá hơn một trăm nghìn tỷ mỗi năm.
3. Lợi ích của Asset Tokenization mang lại
Ngoài việc cung cấp một giải pháp thay thế phi tập trung và không đáng tin cậy, Asset Tokenization cũng tích cực cải thiện cách sử dụng và độ hữu dụng của tài sản theo nhiều cách khác nhau. Cụ thể, Asset Tokenization có thể giúp cho nhiều tài sản có giá trị hơn, dễ tiếp cận và hữu ích hơn.
Tăng thanh khoản
Asset tokenization có thể cho phép tăng thanh khoản của các tài sản truyền thống kém thanh khoản giúp chúng có khả năng tiếp cận cao hơn, dễ tiếp cận và minh bạch hơn về quyền sở hữu. Ngoài ra, asset tokenization còn giảm chi phí hành chính liên quan đến việc giao dịch các tài sản này như: phí quản lý, phí phát hành, các phí trung gian giao dịch.
Ví dụ: Một loại tài sản có giá trị cao nhưng cực kỳ kém thanh khoản chính là các tác phẩm nghệ thuật vì việc tìm kiếm thị trường cho chúng lại vô cùng khó khăn.
Chính vì vậy đã xuất hiện các ngành phụ trợ giúp việc giao dịch giữa các nhà sưu tập và giới nghệ sĩ có thể diễn ra thuận lợi hơn như: phòng trưng bày, đại lý, nhà đấu giá,… Nhưng qua các trung gian như vậy dẫn đến chi phí phát sinh cao hơn đáng kể.
Nhưng những hạn chế trên có thể được giải quyết phần nào nếu những tác phẩm nghệ thuật ngoài đời thật được tokenization thành các NFTs token trên các Blockchain. Sau đó, các NFT token có thể được phân chia thành hàng trăm nghìn mảnh (các fungible token). Sau đó, các mảnh có thể thanh khoản trên các permissionless AMM như Uniswap hay Sushiswap.
Khả năng tiếp cận
Bên cạnh tăng thanh khoản, asset tokenization còn giúp tăng khả năng tiếp cận của tài sản cho nhiều người hơn.
Cùng với ví dụ ở trên, giá trị của của một tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng có thể lên tới hàng triệu đô, với khoản giá cao như vậy chỉ có những nhà giao dịch giàu có mới có thể tham gia giao dịch mua & bán. Việc chia ra hàng trăm nghìn fungible token như vậy sẽ cho phép nhiều người có thể giao dịch và sở hữu một phần tác phẩm nghệ thuật đó.
Minh bạch
Một lợi ích khác của asset tokenization là nó cho phép theo dõi và kiểm tra công khai tất cả các thông tin liên quan do tính chất công khai của các public blockchain.
Sự minh bạch là một trong những điểm cực kỳ quan trọng trong các lĩnh vực liên quan đến mua bán các mặt hàng xa xỉ phẩm, vì việc theo dõi xuất xứ trên blockchain giảm đáng kể rủi ro tin tức giả bằng cách giảm thiểu sự tin tưởng vào các thông tin được cung cấp bởi bên thứ ba. Giảm thiểu nguy cơ hàng giả, hàng nhái của các mặt hàng xa xỉ có giá cao như rượu vang, thời trang và nghệ thuật.
Khả năng kết hợp
Một trong những lợi ích lớn nhất của asset tokenization mang lại là khả năng kết hợp với hệ sinh thái DeFi trong không gian Crypto.
Ví dụ: Các money market protocol như Compound, Aave,… có thể cho phép sử dụng các asset tokenization như nhà cửa, ô tô, đất đai,… làm tài sản thế chấp để có thể vay ETH, DAI, USDC, USDT,.. Hoặc đơn giản hơn là deposit để nhận lại mTokens để kiếm lãi suất tiền gửi.
Một cách sử dụng khác là sử dụng các assets tokenization là làm collateral để mint ra các synthetic asset, mở ra nhiều cách sử dụng sáng tạo và hiệu quả hơn cho các asset tokenization.
Điều này không chỉ tăng thanh khoản cho các asset tokenization mà còn giúp thúc đẩy sự áp dụng hàng loạt của DeFi, góp phần giúp DeFi tiếp cận với tệp người dùng bên ngoài thị trường crypto.
4. Tổng kết
Mình hy vọng các nội dung này sẽ giúp các bạn có góc nhìn tổng quan Tokenization và tiềm năng ứng dụng của nó trong không gian Crypto.