Bạn là người mới, muốn tham gia vào thị trường tài chính: Chứng khoán, forex, crypto, nhưng không biết cần phải bắt đầu từ đâu? Dạo qua một vài trang web, hỏi kinh nghiệm một số người đi trước, chắc hẳn các bạn sẽ dễ dàng nhận được lời khuyên: “Hãy bắt đầu bằng tài khoản Paper, Demo trước”. Vậy Paper trading (PT), Demo trading (DT) là gì? Và liệu chúng ta có nên sử dụng Paper trading, Demo Trading hay không, nếu có thì trong bao lâu? Hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Sponsor

1. Paper Trading là gì?

Paper trading là Giao dịch trên giấy. Thay vì vào lệnh thật, tiền thật, thì bạn sử dụng sổ và bút, giả định ta cũng vào lệnh như thật và ghi chép lại các kết quả lời, lỗ thu được.

Giao dịch trên giấy - Paper Trading
Giao dịch trên giấy – Paper Trading

2. Demo Trading là gì?

Demo trading là Giao dịch với tài khoản demo. Tài khoản này về cơ bản không khác gì tài khoản thật. Chỉ khác ở chỗ thay vì dùng tiền thật thì bạn được sàn giao dịch cung cấp cho một lượng tiền “ảo” trong tài khoản để sử dụng.

VST – Tài khoản Demo trên sàn Bingbon

3. Mục đích của Paper trading, Demo trading

Paper Trading, Demo Trading thường được sử dụng để làm quen và trải nghiệm những điều sau:

  • Nền tảng giao dịch: Mỗi nền tảng giao dịch có một giao diện khác nhau, tính năng khác nhau. Ví dụ: Fireant, Algo (chứng khoán), MT4, MT5 (forex), Binance, Bingbon, Snapex (crypto),…
  • Thao tác giao dịch: Các bước cơ bản nhất để vào lệnh, cài đặt điểm Take Profit (chốt lời), Stoploss (cắt lỗ), khối lượng giao dịch, cách chốt lệnh, cắt lệnh bằng tay, kiểm tra lịch sử giao dịch,…
  • Các loại lệnh khác nhau: Lệnh thị trường (Buy/Sell Market), lệnh chờ sẵn (Buy/Sell Limit, Stop, Stop-Limit), lệnh phối hợp (OCO),…
  • Cách tính lãi, lỗ: Giá chạy đến điểm TP thì lãi bao nhiêu %, giá chạy đến điểm SL thì lỗ bao nhiêu %, giá trị ROE (% lãi/lỗ), PnL (lãi/lỗ thực tế),…
  • Thử nghiệm, kiểm tra một hệ thống giao dịch mới.

4. Ưu điểm của Paper trading và Demo trading

  • Giống hệt như thật: Từ giao diện, tính năng, thao tác, dữ liệu cập nhật thời gian thực cho đến lãi/lỗ mỗi lệnh, phí giao dịch, phí qua đêm… Nhờ vậy người mới có thể làm quen và không bỡ ngỡ khi chuyển sang giao dịch với tiền thật.
  • Rèn luyện kỹ năng, thao tác vào ra lệnh, giao dịch như một nhà đầu tư thực thụ một cách hoàn toàn miễn phí.
  • Rủi ro: 0
Paper trading và Demo trading cho cảm giác như thật

5. Nhược điểm của Paper trading, Demo trading

  • Không cảm xúc: Bạn sẽ không có những cảm xúc thường thấy giống như khi giao dịch với tiền thật (do dự, sợ hãi, hưng phấn, hy vọng, tham lam…).
  • Không kỷ luật: Vì là tiền “ảo” nên bạn sẽ khó có suy nghĩ cần phải giữ kỷ luật trong demo, vì có mất thì cũng chả sao cả.
  • Giao dịch lâu có thể sẽ bị sợ giao dịch thật: Một số người giao dịch demo quá lâu, sau đó trở nên quá sợ hãi để giao dịch với tiền thật.
  • Rủi ro: 0

6. Demo Trading: Cạn bẫy tâm lý ngọt ngào?

Xoay quanh vấn đề Paper Trading, Demo Trading này có một vài ý kiến trái chiều. Những quan điểm dưới đây chỉ là của riêng mình, mỗi người có một suy nghĩ, trải nghiệm và cảm nhận riêng. Các bạn cứ đọc và chiêm nghiệm, để biết những điều này là đúng hay sai nhé!

Với công nghệ kỹ thuật hiện đại bây giờ thì việc mở một tài khoản demo trên mỗi sàn giao dịch đã trở nên cực kỳ đơn giản. Chỉ với từ khóa “demo trading” thôi các bạn cũng sẽ có thể tìm thấy cả tá bài viết cũng như hướng dẫn cách mở tài khoản demo của các sàn giao dịch.

Một lời khuyên mà rất nhiều trader mới nhận được, đó là “phải luyện tập trade demo một thời gian: 3 tháng, 6 tháng, 1 năm,… (có người luyện tập demo trading 2 năm rồi không dám trade thật) mới được chuyển sang trade tiền thật”.

Và chúng ta sẽ dễ dàng nghĩ rằng, có luyện tập ắt hẳn phải có hơn, khi nào giao dịch bằng tiền demo mà thắng thì sẽ chuyển qua giao dịch tiền thật, lúc đó việc kiếm tiền sẽ trở nên cực kỳ đơn giản, tỷ phú đô la nằm trong tầm tay… Trong khi rủi ro lại bằng 0, quá hấp dẫn.

Để mình chia sẻ với các bạn điều này: Những cạm bẫy chết người nhất, khi mới nhìn lướt qua luôn luôn hấp dẫn và ngọt ngào nhất. “Rủi ro bằng 0” là một ưu điểm, là một nhược điểm trí mạng và cũng chính là cái bẫy ngọt ngào đó.

Sponsor

1. Bỏ ra một số tiền vốn ban đầu, để đổi lấy một cơ hội nhận được lãi.

Ngay khi bạn bắt đầu quyết định bỏ tiền đầu tư vào một cái gì đó (bất động sản, vàng, mã cổ phiếu, giao dịch ngoại hối, hoặc một đồng coin crypto bất kỳ…), bản thân nó đã tiềm ẩn đầy rủi ro (dịch bệnh Covid vừa rồi là một ví dụ ai cũng thấy, và không ai có thể tránh được).

Cho nên việc giao dịch với rủi ro bằng 0 sẽ làm trader chủ quan, không kỷ luật, không thật sự hiểu thế nào là đầu tư. Nếu trên thực tế tồn tại cái gọi là đầu tư với rủi ro bằng 0 đó, thì cũng sẽ chẳng tới lượt bạn.

Hãy xem hình thức kêu gọi đầu tư: “1 tháng lãi 30%, 3 tháng hoàn vốn, 6 tháng nhân đôi tài khoản, cam kết hoàn vốn nếu thua lỗ”, rủi ro bằng 0 đó, dễ dàng không? Cần gì phải tốn công tốn sức đi học kiến thức kinh tế, quản trị rủi ro làm gì cho mệt óc!

2. Luôn phải đối mặt với một chiến trường tàn khốc.

Không phải ngẫu nhiên mà có con số thống kê 95% trader bước vào thị trường đều thua lỗ.

Nhược điểm “không cảm xúc” của demo trading là một nhược điểm trí mạng khác. Trade demo, sẽ không bao giờ hiểu được cảm giác do dự khi đặt lệnh, tham lam khi giá lên, sợ hãi khi giá xuống, hy vọng khi gồng lỗ và hoảng loạn khi giá sập.

3. Chiến trường của cảm xúc và tâm lý.

Các hình thức phân tích, cũng chỉ chiếm đâu đó khoảng 20 – 25% tỷ lệ chiến thắng của trader mà thôi. Còn lại được quyết định phần lớn là do tâm lý của trader.

Sponsor

Nếu như trước đây, kiến thức về phân tích kỹ thuật còn là một điều mới mẻ, vậy thì tại sao bây giờ các khóa học về PTKT đã trở nên nhan nhản trên mạng, mà con số 95% trader thua lỗ lại vẫn không hề thay đổi?

Nếu những trader mới không hiểu được điều này, họ sẽ mãi chỉ là những người cúng tiền cho market mà thôi. Thử hỏi, có bạn nào trade demo mà thua chưa?

4. “Phải dùng demo để thử nghiệm hệ thống giao dịch mới trước khi trade thật”.

Hy vọng bạn đã tự có câu trả lời sau đoạn phân tích trên.

Demo Trading: Cạn bẫy tâm lý ngọt ngào?

5. “Để trade demo có hiệu quả, bạn phải coi số tiền trong tài khoản demo như tiền trong tài khoản thật”.

Mình nói luôn: Chúng ta không làm được. Người khác lừa mình, có thể rất dễ, nhưng tự đánh lừa não bộ của chính mình là một việc rất khó. Có bao giờ bạn tự cù (thọc lét) mình mà làm mình buồn cười được không? Hay có ai tự tử bằng việc nín thở được không?

Giờ bạn đã hiểu, vì sao các sàn giao dịch đều cho mở tài khoản demo, quảng cáo giao dịch demo 10k$, kiếm tiền easy rồi chứ? Đơn giản vì có ông nào đánh demo thắng mà dừng lại đâu, kiểu gì chả nạp tiền vào đánh thật rồi sml.

Sponsor

7. Paper trading, Demo trading có cần thiết không?

Có! Nhưng chỉ ở mức độ làm quen với giao diện, tính năng, thao tác vào ra lệnh mà thôi. Còn sau khi đã quen thuộc rồi, thì bạn hãy giao dịch bằng tài khoản thật, 5$, 10$ thay vì đánh demo.

Thậm chí nếu sau này bạn đã có kỹ năng trade rồi, thì càng không nên quay lại đánh demo. Vì nó sẽ mài mòn vũ khí, kỹ năng của chính trader đi. Một con sói sau khi bị bắt nhốt vào nuôi trong nhà, lâu dần cũng sẽ chỉ còn là một con chó dữ mà thôi.

Theo dõi tin tức mới nhất về Blockchain trên các kênh của XGems Capital

Lưu ý : Nội dung bài viết dựa trên phân tích từ nhiều nguồn dữ liệu và là các quan điểm riêng của đội ngũ XGems Capital, bạn cần cẩn trọng khi đưa ra các quyết định đầu tư cá nhân. XGems Capital chúc bạn có những quyết định đầu tư đúng đắn và đạt được nhiều thành công.


Bạn ơi, bài này được chứ?
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Share.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
wpDiscuz