Mô hình cờ là mô hình tiếp diễn xu hướng. Đây là một trong những mô hình có độ chính xác cao và dễ nhận diện
1. Mô hình cờ là gì?
Mô hình cờ là mô hình giá báo hiệu tiếp diễn xu hướng chính. Thông thường, mô hình cờ sẽ xuất hiện sau một xu hướng tăng (hoặc giảm) mạnh được biểu diễn bằng một đường giá đi lên (hoặc đi xuống) có hình dạng như cột cờ. Sau đó điều chỉnh trong một kênh giá rồi Break khỏi cạnh của lá cờ và đi theo hướng của xu hướng trước đó.
Mô hình cờ thể hiện thị trường đang tạm nghỉ sau một xu hướng mạnh. nên có xu hướng dốc nghiêng ngược với xu hướng trước đó. Để chuẩn bị cho đợt tăng (giảm) tiếp diễn xu hướng chính. Mô hình lá cờ thường ngắn hơn nhiều so với xu hướng trước đó. Nếu nó quá dài thì có thể nó nên được gọi là một kênh chứ không phải là một lá cờ.
2. Cấu tạo mô hình cờ
Mô hình cờ được cấu tạo từ 3 thành phần chính:
- Cột cờ (xu hướng chính ban đầu): Là một đường giá tăng hoặc giảm mạnh – có độ dốc tương đối cao. Đây là bộ phận cho thấy xu hướng chính của thị trường trước khi lá cờ được hình thành.
- Lá cờ (giai đoạn giá điều chỉnh – tích luỹ): Cấu tạo của lá hơn giống với một mô hình chữ nhật hay một kênh xu hướng. Nó bao gồm một đường hỗ trợ và một đường kháng cự song song nhau dốc lên hoặc dốc xuống. Giá sẽ di chuyển trong vùng này. Sau đó, giá sẽ break đường hỗ trợ hoặc kháng cự – đây là điểm đánh dấu mô hình được hoàn thiện.
- Phần cuối (tiếp diễn xu hướng): Sau khi break đường hỗ trợ hoặc kháng cự, để tiếp diễn xu hướng chính ban đầu.
3. Các Loại mô hình cờ
Mô hình cờ có 2 loại:
- Mô hình cờ tăng
- Mô hình cờ giảm
Mô hình cờ tăng
Mô hình cờ tăng còn gọi là Bullish Flag hoặc Bull Flag là mô hình có cột cờ là một xu hướng tăng mạnh và dốc. Ở phần lá cờ giá sẽ điều chỉnh trong một kênh xu hướng giảm với 2 đường kháng cự và hỗ trợ song song. Khi giá chạm đường kháng cự lực mua sẽ mạnh trở lại và bắt đầu tăng vọt.
Mô hình cờ giảm
Mô hình cờ giảm hay còn gọi là Bearish Flag hoặc Bear Flag là mô hình có cột cờ là một xu hướng giảm mạnh và dốc. Ở phần lá cờ giá sẽ điều chỉnh trong một kênh xu hướng tăng với 2 đường kháng cự và hỗ trợ song song. Khi giá chạm đường hỗ trợ lực bán sẽ mạnh trở lại và bắt đầu giảm mạnh.
4. Cách xác định và vẽ Mô hình cờ
Mô hình cờ thông thường sẽ xuất hiện ở cuối một xu hướng tăng hoặc giảm mạnh. Thông thường Mô hình cờ sẽ là giai đoạn điều chỉnh sau khi giá biến động mạnh.
Để vẽ được mô hình cờ, bạn có thể sử dụng Volume – chú ý lúc volume bắt đầu suy yếu. Hoặc sử dụng các chỉ báo động lượng tìm điểm thoái lui của xu hướng chính. Thông thường, mô hình cờ sẽ điều chỉnh trong phạm vi 1/3 cột cờ, vì thế bạn có thể dùng yếu tố này để xác định đó là mô hình cờ hay thị trường đã thật sự đảo chiều xu hướng.
5. 3 bước giao dịch với mô hình lá cờ
Xác định xu hướng của thị trường
Đối với mô hình cờ, bắt buộc xu hướng trước đó phải mạnh (tăng hoặc giảm).
Vẽ mô hình cờ
Lá cờ thường sẽ di chuyển trong một kênh song song, vì thế bạn hãy vẽ kênh này bằng cách nối cách đỉnh lại với nhau và các đáy lại với nhau.
Xác định điểm vào lệnh, điểm stoploss (cắt lỗ) và take profit (chốt lời)
Mô hình cờ tăng – Ưu tiên Buy
Điểm vào lệnh (entry): Mô hình cái cờ tăng xảy ra cho chúng ta tín hiệu BUY. Bạn có thể vào lệnh theo 2 cách sau:
- Đặt lệnh BUY ngay khi giá phá vỡ mô hình cờ tăng.
- Đợi sau khi giá retest mô hình và đón ở vị trí retest. Với cách vào lệnh này sẽ giúp bạn có nhiều lợi nhuận hơn nhưng đôi khi giá sẽ không hồi về mà tăng đến Target => bị lỡ cơ hội.
Chốt lời (take profit): Nếu mô hình xảy ra đúng, giá sẽ tăng bằng với chiều cao của cột cờ. Do đó, điểm chốt lý tưởng là cách điểm phá vỡ bằng chiều cao của cột cờ.
Dừng lỗ (stoploss): Bạn có thể đặt điểm dừng lỗ ở vị trí phía dưới đáy cuối cùng của mô hình.
Mô hình cờ giảm – Ưu tiên Sell
Điểm vào lệnh (entry): Mô hình cái cờ giảm xảy ra cho chúng ta tín hiệu SELL. Bạn có thể vào lệnh theo 2 cách sau:
- Đặt lệnh SELL ngay khi giá phá vỡ mô hình cờ giảm.
- Đợi sau khi giá retest mô hình và đón ở vị trí retest. Với cách vào lệnh này sẽ giúp bạn có nhiều lợi nhuận hơn nhưng đôi khi giá sẽ không hồi về mà tăng đến Target => bị lỡ cơ hội.
Chốt lời (take profit): Nếu mô hình xảy ra đúng, giá sẽ giảm bằng với chiều cao của cột cờ. Do đó, điểm chốt lý tưởng là cách điểm phá vỡ bằng chiều cao của cột cờ.
Dừng lỗ (stoploss): Bạn có thể đặt điểm dừng lỗ ở vị trí đỉnh cao nhất của mô hình.
6. Lưu ý khi giao dịch với mô hình cờ
- Mô hình cờ báo hiệu sự tiếp diễn xu hướng chính. Trước mô hình phải là xu hướng tăng hoặc giảm mạnh. Trong trường hợp phía trước đang ở giai đoạn sideways thì mô hình này không chính xác.
- Mô hình cờ cho tín hiệu đẹp phải có một độ dốc tương đối ở phần lá cờ là 2 đường thẳng song song. Quan trọng là độ dốc phải ngược hướng với cột cờ.
- Phần lá cờ dao động với biên độ khoảng 1/3 cột cờ sẽ tăng tỉ lệ chính xác hơn.
- Khoảng thời gian hình thành mô hình cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định mức độ chính xác.
- Khối lượng giao dịch (volume) thường có xu hướng yếu dần trong giai đoạn hình thành mô hình và tăng lên khi giá Break đường hỗ trợ hoặc kháng cự.
- Mô hình cờ có thể xuất hiện ở bất kì khung thời gian nào: M5, H1, H4, D1,…
- Kết hợp với một vài chỉ báo kỹ thuật khác sẽ nâng cao tỉ lệ chính xác của mô hình hơn.
7. Tổng kết
Như vậy mình đã chia sẻ về Mô hình cờ là gì và cách giao dịch với Mô hình cờ cũng như một số lưu ý để tăng xác suất Trade thành công.
Series học tập này dành cho các bạn vừa mới bắt đầu tìm hiểu về Mô hình cờ cũng như phân tích kỹ thuật có thể dễ dàng đọc hiểu và ghi nhớ.