Trong bài viết ngày hôm nay, mình sẽ cùng với anh em tìm hiểu về TradingView, cũng như cách đăng ký tài khoản và sử dụng TradingView. Hãy cùng mình bắt đầu bài viết!

Sponsor

1. TradingView là gì?

TradingView là một công cụ cung cấp biểu đồ giá thị trường tài chính. Với giao diện thân thiện và bộ công cụ dễ sử dụng, website này rất được ưa chuộng trong giới đầu tư.

TradingView đồng thời cũng là một mạng xã hội thu nhỏ dành cho giới trader. Các trader, nhà đầu tư có thể chia sẻ các phân tích về thị trường của mình cho các trader khác và thảo luận về rất nhiều loại thị trường trên nền tảng của TradingView.

TradingView cũng cung cấp phiên bản có tính phí với bộ công cụ nâng cao. Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ một chút về bộ công cụ này để anh em tham khảo và xem xét đầu tư nếu thấy chúng hợp lý

2. Vì sao anh em nên sử dụng TradingView?

Trước khi có TradingView, anh em Trader phải sử dụng biểu đồ giá thông qua phần mềm do chính các sàn giao dịch cung cấp. Các phần mềm biểu đồ này đa số cũ kỹ và không nhiều công cụ cho anh em sử dụng.

Nếu anh em đã từng giao dịch các thị trường như chứng khoán hay Forex sẽ thấy rất rõ điều này. Dân đầu tư chứng khoán tại Việt Nam hay dùng Amibroker làm phần mềm trung gian để phân tích giá cả các mã cổ phiếu. Còn với dân trade Forex, họ phải tự bổ sung thêm các chỉ báo kỹ thuật để phù hợp với cách phân tích của mình.

Một trong những lý do khiến cho các sàn giao dịch hiếm khi đầu tư vào biểu đồ giá là vấn đề về chi phí. Việc xây dựng các biểu đồ chuyên nghiệp khá tốn kém. Mặt khác mỗi Trader lại có một cách giao dịch và hệ thống đầu tư riêng, nên các sàn khó lòng cung cấp đầy đủ các công cụ dành cho tất cả mọi người.

TradingView ra đời nhằm giải quyết các vấn đề trên. Hơn nữa, khi dùng TradingView, anh em có thể tiếp cận rất nhiều loại thị trường mà các sàn giao dịch chưa cung cấp được. Đồng thời, anh em có thể trao đổi về xu hướng thị trường cùng các Trader giao dịch loại thị trường đó.

3. Cách đăng ký tài khoản trên TradingView

Hướng dẫn đăng ký tài khoản TradingView (phiên bản miễn phí)

Để tạo tài khoản TradingView, anh em chỉ cần click vào liên kết sau và nhấn vào nút Sign Up để tiến hành đăng ký tài khoản.

Anh em có thể dùng luôn tài khoản Google Account để đăng ký nhanh hơn.

Tài khoản miễn phí của TradingView sẽ cho phép anh em sử dụng các tính năng sau:

Sponsor
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
  • Truy cập vào các biểu đồ thị trường.
  • Được thêm vào 3 chỉ báo kỹ thuật cho mỗi biểu đồ.
  • Được lưu 1 biểu đồ giá trên thư mục của TradingView.
  • Được lưu 1 template biểu đồ.
  • Được xây dựng 1 danh sách theo dõi giá các thị trường.
  • Được chèn 1 loại chỉ báo vào 1 chỉ báo đã có.

Phiên bản miễn phí của TradingView cũng có một chút bất tiện cho anh em. Anh em sẽ thấy quảng cáo xuất hiện thường xuyên. Quảng cáo có thể gây chút phiền nhiễu trong quá trình anh em giao dịch thị trường.

Nhìn chung, với tài khoản miễn phí, anh em đã có thể quan sát được rất nhiều loại thị trường bằng TradingView.

Mình sẽ giới thiệu phiên bản tính phí cùng với các công cụ nâng cao trong phần sau để anh em tham khảo thêm.

Nâng cấp tài khoản TradingView Pro để sử dụng nhiều tính năng nâng cao

TradingView cung cấp 4 loại Tài khoản (được liệt kê theo thứ tự chi phí):

  • Phiên bản miễn phí.
  • Phiên bản Pro
  • Phiên bản Pro+
  • Phiên bản Premium

Anh em click vào link này để xem bảng so sánh các phiên bản của TradingView nhé!

Sponsor

4. Hướng dẫn sử dụng TradingView cơ bản

Giới thiệu chung về giao diện của TradingView

Ok, bây giờ mình sẽ hướng dẫn anh em về giao diện của TradingView.

Trước khi xem qua các biểu đồ, thì đây là một mẹo nhanh: Khi thực hiện các thao tác trên biểu đồ giá, anh em có thể sử dụng phím tắt ctrl + z/cmd + z để hoàn tác chỉnh sửa. Thế nên, anh em không phải sợ trục trặc gì trong quá trình ”vọc” TradingView.

Ở hình này, mình đã đánh dấu các con số để giúp anh em dễ quan sát các công cụ chính của TradingView. Mình sẽ đi vào chi tiết trong từng mục dưới đây:

  1. Đây là thanh công cụ trên cùng, nơi anh em có thể tìm thấy các công cụ như: Thay đổi khung thời gian của thị trường, thay đổi loại chỉ báo kỹ thuật, loại biểu đồ (cột, nến, đường…)
  2. Phần này được sử dụng rất nhiều trên TradingView nên anh em nhớ chú ý. Thanh này chứa tất cả các công cụ mà anh em cần để áp dụng vào biểu đồ giá.
  3. Phần này là khu vực biểu đồ giá. Là nơi anh em sẽ quan sát giá cả của thị trường, quan sát các chỉ báo và sự hiển thị của các loại công cụ anh em sử dụng.
  4. Mục này anh em sẽ tìm thấy tên các loại thị trường (các mã chứng khoán, loại tiền điện tử, cặp tiền Forex v.v…). Mục này cũng hiển thị lịch thông tin kinh tế, các tin tức cũng như group thảo luận cho các Trader.
  5. Thanh công cụ dưới cùng chủ yếu dùng để ghi chú và cung cấp một số chức năng test thị trường – một dạng công cụ nâng cao để anh em kiểm tra tính ổn định của phương pháp giao dịch anh em đang sử dụng. Vị trí này cũng là nơi kết nối tài khoản sàn giao dịch của anh em với TradingView (với điều kiện sàn giao dịch cung cấp tính năng này).

Biểu đồ giá của TradingView

TradingView cung cấp rất nhiều loại biểu đồ thị trường tài chính. Nếu anh em đã từng giao dịch và có chút kiến thức về phân tích kỹ thuật, anh em sẽ thấy không quá khó khăn khi sử dụng TradingView.

Ví dụ, chỉ cần một thao tác click chuột phải và chọn nút Settings, anh em có thể thay đổi các dạng biểu đồ và màu sắc như ý muốn.

Tại đây, anh em cũng sẽ tìm thấy mục Scales.

Sponsor

Một số anh em chắc chắn sẽ muốn biểu đồ luôn luôn hiển thị cây nến cuối cùng trên biểu đồ giá. Số khác thì chỉ cần giá hiển thị trên một thanh ngang để biết vị trí giá thị trường ở đâu là đủ. Các tính năng này có thể được thay đổi khi anh em tick hay bỏ tick vị trí System Last Value Label.

Anh em cũng có thể chuyển đổi theme màu sắc của biểu đồ theo ý muốn và dùng chức năng Template để lưu lại dạng biểu đồ mà anh em yêu thích.

Việc trading hay đầu tư về cơ bản vẫn là công việc mang tính chất cá nhân, vì thế mình luôn khuyên các anh em tự thay đổi biểu đồ giá theo ý muốn của mình. Đây cũng là một yếu tố quan trọng giúp anh em giao dịch thành công hơn.

Một tính năng khác cũng khá thú vị mà anh em nên chú ý đó là Add Alert. Mình hay dùng chức năng này để cài đặt thông báo cho mức giá quan trọng trên biểu đồ. Đến khi nào giá thị trường chạm đến mức giá đó, nó sẽ thông báo qua email hay phần thông báo trên điện thoại của app TradingView.

Một mẹo nhỏ khác anh em cũng cần biết về TradingView, đó là tính năng Logarithmic scale.

Với mức biến động giá cao của thị trường Crypto thì tính năng này rất quan trọng. Vì nó giúp hiển thị biểu đồ giá tốt hơn so với dạng biểu đồ thông thường.

Sponsor

Hướng dẫn dùng Top Tool Bar trên TradingView

Ở trên là hình ảnh của Top Tool Bar – thanh công cụ trên cùng biểu đồ của TradingView.

Anh em hãy quan sát kĩ các vị trí mà mình đánh số, mình sẽ mô tả chi tiết chức năng của từng mục ở phần bên dưới:

Mục này sẽ giúp anh em điều chỉnh khung thời gian phù hợp. Ví dụ, chữ D đang hiển thị là khung thời gian daily – biểu đồ giá theo ngày. Một số anh em giao dịch khung thời gian thấp hơn như 4 giờ, 1 giờ sẽ chọn các ký hiệu khung thời gian khác như H4, H1… Tradingview cho phép hiển thị biểu đồ trên những khung thời gian khá thấp như M5 (5 phút) hay M1(1 phút).

  1. Mục này sẽ cho phép anh em thay đổi dạng biểu đồ theo mô hình nến Nhật hay biểu đồ dạng đường v.v…
  2. Mục cài đặt các chỉ báo kỹ thuật.
  3. Mục template giúp anh em cài đặt các biểu đồ mà anh em đã sao lưu từ trước.
  4. Nút Alert – cài đặt nhanh mức giá thị trường mà anh em muốn thông báo.
  5. Mục này là 1 chức năng nâng cao chỉ dành cho phiên bản Pro trở lên. Tính năng chia chart thành nhiều khung thời gian, hoặc hiển thị nhiều loại biểu đồ cùng 1 lúc trên cùng 1 màn hình.

  1. Nút Layout Saving – dùng để sao lưu các biểu đồ anh em đang phân tích, rất cần thiết cho anh em nào hay lưu chart về máy để nghiên cứu thêm.
  2. Nút cài đặt chung.
  3. Nút Full Screen – bung màn hình lớn.

Hướng dẫn dùng Right Tool Bar trên TradingView

Thanh công cụ phía bên phải dành cho các tương tác mạng xã hội, phần thông tin về các loại thị trường tài chính và lịch tin tức.

Ở hình bên trên, mình có đánh dấu sẵn mục Details và Headlines, đây là 2 phần thông tin về giá thị trường và tin tức thị trường. Nếu anh em không mấy quan tâm đến các tin tức này thì nên dùng chuột kéo chúng xuống dưới để ẩn đi.

Anh em dùng TradingView nhiều sẽ cần quan sát giá cả trên nhiều loại thị trường, nên phần thông tin giá bên trên cần hiển thị nhiều hơn.

Sponsor

Ô trống Add Symbol sẽ giúp anh em dễ dàng tìm kiếm dạng thị trường mà mình cần tìm.

Ví dụ: tìm BTCUSD, XRPUSD, BNBUSDT v.v…

Tradingview không chỉ giới thiệu 1 loại biểu đồ thị trường duy nhất, nó còn giới thiệu rất nhiều biểu đồ từ các sàn giao dịch khác nhau.

Hướng dẫn dùng Left Tool Bar trên TradingView

Đây là khu vực quan trọng nhất của TradingView, nơi mà anh em sẽ tìm thấy rất nhiều công cụ hỗ trợ cho việc phân tích biểu đồ giá thị trường. Chỉ cần anh em rê chuột vào từng ô chức năng, sau đó click. TradingView sẽ giúp hiển thị các danh sách tính năng nhỏ tại mỗi ô.

Anh em hẳn sẽ dùng chức năng Drawing Tools rất nhiều lần để vẽ đồ thị giá của thị trường.

TradingView cung cấp rất nhiều mô hình giá dành cho các tín đồ phân tích kỹ thuật. Nếu đã quen thuộc với việc áp dụng mô hình giá để phân tích thị trường, TradingView sẽ giúp anh em tiết kiệm rất nhiều thời gian khi thực hiện thao tác này.

Một chức năng khác mình rất thích ở TradingView là Long Position và Short Position.

Sponsor

Thử áp dụng tính năng này vài lần, anh em sẽ yêu thích nó vì nó cho phép anh em tính toán tỉ lệ chốt lời và cắt lỗ phù hợp. Đồng thời, nó cũng giúp anh em canh mức giá vừa phải phù hợp với phương pháp mình đang sử dụng.

Hướng dẫn dùng Bottom Tool Bar trên TradingView

Thanh công cụ bên dưới biểu đồ của TradingView có thể thoáng làm anh em chút khó chịu khi sử dụng. Nhưng yên tâm, anh em cứ đọc tiếp phần hướng dẫn chung của mình bên dưới để hiểu cách sử dụng.

Dòng đầu tiên của thanh công cụ bên dưới sẽ hiển thị nhanh các khung thời gian của biểu đồ giá. Nếu anh em không dùng chức năng đổi khung thời gian trên thanh công cụ bên trên thì công cụ bên dưới cũng tỏ ra khá hiệu quả.

Phía cuối của phần này có các %, log, auto. Anh em hãy thử bấm vào từng biểu tượng để xem sự thay đổi của biểu đồ giá.

Tính năng log sẽ rất cần thiết với anh em trader hay giao dịch thị trường Crypto. Mình cũng đã nhắc về tip quan trọng này trong phần đầu của bài viết.

5. Hướng dẫn sử dụng TradingView nâng cao

Hướng dẫn dùng TradingView để lọc tín hiệu giao dịch tốt cho thị trường Crypto

Không quá khó để tìm kiếm các tín hiệu đầu tư từ TradingView!

Sponsor

Như anh em đã biết, TradingView giờ đây đã là một mạng xã hội giao dịch thị trường tài chính. TradingView sẽ tự động tổng hợp các tín hiệu giao dịch trên các loại thị trường và tổng hợp chúng cho các người dùng.

Click vào tab Screener trên giao diện chính của TradingView. Sau đó, hãy tiếp tục click vào phần Crypto Screener để tìm kiếm tín hiệu giao dịch dành cho thị trường tiền điện tử.

Ở trang Crypto Screener, anh em có thể tuỳ ý lựa chọn tín hiệu giao dịch phù hợp với mong muốn của mình. Thông thường, anh em có thể lựa chọn tín hiệu giao dịch với Performance, Oscillators và Trend-Following.

Mục Oscillators, anh em cũng có thể lựa chọn lọc tín hiệu theo các chỉ báo kỹ thuật như MACD, RSI v.v…

Mục Trend-Following, anh em sẽ lựa chọn những tín hiệu giao dịch theo xu hướng như MA, Bollinger Bands.

Anh em cũng có thể lọc tín hiệu theo từng sàn giao dịch. Như trong ví dụ dưới đây, mình lọc tín hiệu giao dịch theo sàn Binance từ mục Overview.

Sponsor

Mình cũng tiếp tục lựa chọn những tín hiệu báo khả năng tăng giá mạnh do TradingView cung cấp – Strong Buy.

Đến đây, sau khi lọc ra tín hiệu giao dịch, số lượng tín hiệu đã trở nên ít hơn rất nhiều.

Riêng mình sẽ tiếp tục lọc thêm 1 bộ lọc nữa với khung thời gian.

Mình hay chọn các tín hiệu ở khung ngày vì mình không có nhiều thời gian để quan sát giá thị trường. Chọn nút thay đổi khung thời gian, anh em click vào biểu tượng 1D là xong.

Đây là một ví dụ thành công khi sử dụng bộ lọc giao dịch từ TradingView.

Với cách này, anh em có thể đơn giản hoá việc tìm kiếm tín hiệu giao dịch thị trường. Hơn nữa, anh em còn có thể lựa chọn tín hiệu khách quan hơn, không phụ thuộc vào tín hiệu chủ quan từ con người. Tín hiệu giao dịch như vậy cũng tỏ ra trung lập, dễ dàng kiểm đếm về sau.

Sponsor

Hướng dẫn dùng TradingView để đọc phân tích tín hiệu từ các chuyên gia

Để tìm kiếm các ý tưởng giao dịch từ các chuyên gia trên TradingView, anh em hãy bấm vào tab Ideas.

Tại cột này, anh em hãy lựa chọn phương pháp giao dịch mà anh em ưa thích. Ví dụ mình là một người khá thích các tín hiệu giao dịch từ sóng Elliott.

Anh em xem tiếp hình bên dưới.

Sau khi click theo hướng dẫn, anh em sẽ thấy các ý tưởng giao dịch chỉ từ phương pháp phân tích này.

Dùng cách này có một nhược điểm lớn là không phải thị trường nào cũng có tín hiệu giao dịch theo phương pháp anh em mong muốn.

Lấy ví dụ như sóng Elliott, đây là 1 phương pháp phân tích sóng khá hay trên thị trường Forex và chứng khoán. Nhưng nó lại ít khi được áp dụng cho thị trường Crypto. Mà nếu có, mình chủ yếu chỉ thấy xuất hiện trên các thị trường coin top như Bitcoin, Ethereum. Có rất ít chuyên gia đăng tải phân tích của mình về các đồng altcoin vốn hoá nhỏ.

Một nhược điểm nữa là vấn đề phân tích đôi khi cũng thuộc góc nhìn chủ quan từ các chuyên gia. Nên sai số trong quá trình phân tích cũng lớn hơn so với cách dùng chỉ báo kỹ thuật.

Sponsor

Một tip nhỏ dành cho anh em khi sử dụng cách này để tham khảo tín hiệu giao dịch: Khi đọc các tín hiệu từ chuyên gia thì nên đọc thật kĩ cách họ lập luận và cách họ sử dụng phương pháp để phân tích thị trường. Khi anh em cảm thấy phù hợp với phong cách của một chuyên gia nào đó, hãy theo dõi thường xuyên và đọc nhiều bài viết về họ.

Việc ngưng theo dõi 1 chuyên gia giữa chừng và “đứng núi này trông núi nọ” rất dễ khiến anh em mắc sai lầm khi giao dịch và khiến cho việc đầu tư thị trường trở nên mông lung và chán nản.

Hướng dẫn lấy widget của TradingView

Widgets sẽ cho phép hiển thị biểu đồ, số liệu… real-time từ TradingView lên website của anh em.

Để lấy các Widgets này, ở giao diện trang chủ chọn More >> Widgets. Sau đó chọn loại Widgets phù hợp với nhu cầu rồi nhấn nút Get Widget.

Lúc này anh em chỉ cần copy đoạn code cung cấp bởi TradingView rồi paste vào website của anh em là xong.

6. App TradingView

TradingView hiện tại đang có đầy đủ app trên các thiết bị chạy IOS và Android.

Sponsor

Các phiên bản ứng dụng trên các thiết bị di động của TradingView được người dùng đánh giá tương đối cao (rating khoảng 4.8 sao). Anh em có thể tự tìm hiểu thêm.

7. Tổng kết

TradingView là 1 công cụ hữu ích và tiện dụng cho tất cả các anh em, từ người mới bước vào thị trường tới những trader kỳ cựu. Không chỉ trong thị trường chứng khoán, forex,v.v. mà còn cả Cryptocurrency cũng rất phù hợp để sử dụng TradingView hỗ trợ cho việc trade coin của anh em. Hy vọng bài viết vừa rồi đã giúp anh em biết thêm nhiều cách sử dụng TradingView để trade coin.

Theo dõi tin tức mới nhất về Blockchain trên các kênh của XGems Capital

Bạn thấy bài này tuyệt chứ?
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Share.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
wpDiscuz